Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995
---o0o---
● Mười Bức Tranh Chăn Trâu. Đây là mười bức họa trâu biểu tượng cho hành trình tu chứng của người tu học, rất được phổ biến trong các chùa, am, thiền viện, Phật học viện và viện đại học Phật giáo ở các nước Phật giáo Bắc truyền. – Lấy đề tài “chăn trâu” để biểu trưng cho công phu tu tập của người tu học, đó không phải là sự kiện mới lạ, mà đã từng được chính đức Thế Tôn sử dụng trong khi Ngài còn tại thế; về sau, khi Thiền tông hưng thịnh, nó lại trở thành một trong những thiền án mà quí vị tổ sư thường dùng để khai thị cho các đệ tử. – Những bức tranh chăn trâu này xuất hiện ở Trung Hoa, không biết đích xác là vào thời nào, chỉ biết chắc chắn là chúng đã được thịnh hành từ thế kỉ XII (dưới triều đại nhà Tống). Tranh chăn trâu xuất hiện rất nhiều bộ, bộ nào cũng gồm có mười bức. Tất nhiên, những bộ tranh này không phải do một người vẽ, mà đã do nhiều người, nhưng người vẽ đầu tiên là ai thì không biết được. Tuy có rất nhiều bộ tranh chăn trâu khác nhau, nhưng tựu trung có thể xếp thành hai loại: loại theo khuynh hướng Đại Thừa và loại theo khuynh hướng Thiền Tông.
A. Tranh Đại Thừa.
Bộ tranh chăn trâu có khuynh hướng Đại Thừa được truyền tụng nhất hiện nay là bộ bắt đầu bằng bức “Chưa Chăn” (Vị Mục) và kết thúc bằng bức “Vắng Hết” (Song Dẫn). Tranh vẽ con trâu đen (tượng trưng cho tâm mê vọng) và người chăn trâu (tượng trưng cho hành giả). Lần lượt qua từng bức tranh, màu đen của trâu sẽ chuyển biến dần thành màu trắng, trước tiên là cái đầu, lan dần đến thân mình, và cuối cùng là đuôi trâu, nói lên rằng, nhờ trải qua nhiều công phu tu tập mà cái tâm vọng động, cấu nhiễm của hành giả dần dần được gạn lọc mà sáng dần lên trên nấc thang giác ngộ. Tóm lại, mười bức tranh chăn trâu ở đây là một đường biểu diễn của công trình điều phục tâm ý của hành giả trên đường giải thoát, giác ngộ. Mười bức tranh đó chắc chắn là do các thiền sư vẽ, nhưng, như trên đã nói, không biết đích xác là của ai, chỉ biết rằng, Thiền Sư Phổ-Minh (? - ?) là người đã sáng tác mười bài thi tụng (mỗi bài cho một bức tranh) để nói lên ý nghĩa sâu xa của chúng.
1. Chưa chăn (Vị Mục).
Tranh vẽ một con trâu toàn đen đang chạy nhảy lung tung, và chú mục đồng vừa đuổi theo vừa đưa nắm cỏ non để dụ nó. Lúc này hành giả mới bắt đầu Phát Tâm tu học, tâm ý hãy còn buông lung theo trần cảnh, nên phải cố gắng tìm cách “bắt” tâm lại.
2. Mới chăn (Sơ Điều).
Tranh vẽ người chăn trâu đã dùng dây thừng xỏ và cột được mũi trâu, và bắt đầu “trị” cho trâu thuần; mũi trâu đã chuyển màu đen thành trắng. Lúc này hành giả biết quay về nương tựa nơi Ba Ngôi Báu, nguyện gìn giữ giới luật và tu học nghiêm túc để cho tâm ý không còn xao lãng, phóng túng theo dục vọng.
3. Chịu phép (Thọ Chế).
Tranh vẽ con trâu đã hết hung hăng và chịu khuất phục, trọn cái đầu của trâu đã chuyển thành trắng; và chú mục đồng dắt trâu đi nhẹ nhàng, không còn phải dùng sức lực lôi kéo hay roi vọt đánh đập nữa. Tuy vậy, chú vẫn giữ chắc sợi dây xỏ mũi và tay chưa dám bỏ cây roi. Nhờ quyết lòng tu tập, giới hạnh nghiêm túc mà giờ đây hành giả thấy tâm ý mình có phần định tĩnh, sáng suốt, nhẹ nhàng hơn. Được vậy là nhờ hành giả thường trực quán sát và nhận diện dòng tâm ý đang trôi chảy của mình.
4. Quay đầu (Hồi Thủ).
Tranh vẽ con trâu đã chuyển sang màu trắng đến nửa thân mình. Nhờ chăn giữ lâu ngày, bây giờ trâu đã dần dần thuần thục, không còn giống như trâu “hoang” nữa. Chú mục đồng không còn phải mệt nhọc “trị” nó nữa, mà có thể cột nó vào gốc cây và hưởng được chút nhàn hạ. Hành giả ngày càng sống với Chánh Niệm thường xuyên hơn, theo sát và thấy rõ tâm ý mình hơn, không một hoạt động nào của tâm mà qua lọt được con mắt quán niệm của hành giả.
5. Ngoan ngoãn (Tuần Phục).
Tranh vẽ trâu đã trắng đến hết lưng và bụng, đã được chú mục đồng cởi bỏ sợi dây, vì trâu đã hoàn toàn thuần thục, không còn lo lắng gì nữa. Hành giả lúc này đã hoàn toàn điều phục tâm ý mình, hoàn toàn sống trong tỉnh thức. Tâm ý đã thanh tịnh, nhẹ nhàng, thanh thoát, hành giả thật an lạc, thấy được sự mầu nhiệm của cuộc sống, chung quanh mình cái gì cũng tươi đẹp, dễ thương.
6. Không ngại (Vô Ngại).
Tranh vẽ người chăn trâu ngồi thổi sáo nơi gốc tùng, trâu ngoan ngoãn nằm nghe, khắp thân mình đã chuyển sang màu trắng; chỉ có cái đuôi là còn đen. Hành giả lúc này hoàn toàn tĩnh lặng, không cần dụng công điều phục mà tâm ý an nhiên tự tại.
7. Mặc ý (Nhậm Vận).
Tranh vẽ chú mục đồng thản nhiên nằm ngủ dưới gốc cây, còn trâu thì mặc tình rong chơi gặm cỏ, toàn thân trắng toát, từ chóp mũi đến chót đuôi không còn một vết đen nào. Bởi tâm đã an nhiên tự tại, không còn bị chướng ngại, nên tất cả những kiến chấp sai lạc về ngã (tức bốn thứ phiền não: ngã si, Ngã Kiến, ngã mạn, ngã ái) nơi hành giả giờ đây cũng bị gột sạch; tuy nhiên, những Tà Kiến về pháp vẫn còn, sự giải thoát chưa được trọn vẹn.
8. Quên nhau (Tương Vong).
Trong tranh vẫn còn có trâu và mục đồng, nhưng trâu đã quên mất sự có mặt của mục đồng, mà mục đồng cũng quên mất sự có mặt của trâu. Hành giả cố gắng tiến lên mãi, và giờ đây thì tất cả mọi Tà Kiến Vô Thức về sự tồn tại của ngã cũng như của pháp đều dứt sạch.
9. Chiếc bóng (Độc Chiếu).
Con trâu trong tranh không còn trông thấy nữa, người chăn trâu một mình đứng giữa thiên nhiên. Tâm hành giả bây giờ đã trở thành “vô tâm”, mọi niệm phân biệt đều dứt sạch, không còn có trong - ngoài, có - không, sinh - diệt, tâm - cảnh, dơ - sạch v. v... ; tự tính Chân Như của vạn hữu tỏ lộ ra trước mắt.
10. Vắng hết (Song Dẫn).
Tranh không còn gì cả, chỉ xuất hiện một hình tròn đầy đặn và trống rỗng. Tuệ giác hoàn toàn sáng tỏ, giải thoát trọn vẹn, không còn lời gì có thể nói về mức chứng ngộ tột cùng của hành giả, chỉ diễn tả tượng trưng bằng một hình tròn viên mãn.
B. Tranh Thiền Tông.
Thiền Tông chủ trương “chỉ thẳng vào chân tâm, thấy được tính là tức khắc thành Phật” (trực chỉ chân tâm, Kiến Tánh Thành Phật), cho nên, khác với tranh Đại Thừa ở trên, tranh Thiền Tông vẽ con trâu trước sau chỉ có một màu: trắng hoặc đen. Tuy nhiên, tranh trâu trắng thì hiếm thấy vì ít được thưởng thức, trong khi đó, tranh trâu đen được phổ cập hơn, vì nó có vẻ hùng mạnh nhưng mộc mạc, gần gũi với cuộc sống hơn. Bộ tranh chăn trâu được mọi người thưởng thức nhiều nhất là của Thiền Sư Thanh Cư (? - ?), diễn tả tiến trình tu tập của hành giả, bắt đầu bằng công việc “tìm trâu” và kết thúc bằng “cả trâu và người đều mất” (biểu trưng bằng hình vẽ một vòng tròn trắng). Như thế là chỉ có tám bức họa. Sau đó, Thiền Sư Tắc Công (? - ?) vẽ thêm bức thứ chín là “Trở về nguồn cội” (phản bổn hoàn nguyên); rồi cuối cùng, thiền sư Từ Viễn (? - ?) lại vẽ nốt bức thứ mười là “Thõng tay vào chợ” (Nhập Triền Thùy Thủ). Cả bộ tranh mười bức này về sau lại được Thiền Sư Quách Am (đời thứ 15 dòng Lâm Tế) làm cho mỗi bức một bài thi tụng, có kèm lời dẫn giải để nói lên ý nghĩa của mỗi bức tranh.
1. Tìm trâu (Tầm Ngưu).
Trâu chưa xuất hiện trong bức tranh mở đầu này, mà chỉ có hình ảnh chú mục đồng đang đi tìm trâu. Tâm của hành giả vẫn có đó, nhưng lâu nay cứ rong ruổi chạy theo dục vọng trần cảnh, sống buông trôi trong quên lãng; bây giờ bắt đầu cuộc đời tu tập theo hạnh tỉnh thức, hành giả mới trở lại đi tìm “tâm” của mình. Nhưng, xưa nay đâu có mất, săn tìm chi? Bởi, quay lưng với Giác mà thành ra lỏng lẻo; sấn bước vào Trần nên mới bị mất đi. Từ đó, quê hương càng lúc càng diệu vợi, mà đường sá lại gập ghềnh. Cái lẽ được và mất đã cháy bừng bừng; phải và quấy mọc lên tua tủa.
2. Thấy dấu (Kiến Tích).
Đến đây người chăn trâu vừa phát hiện ra dấu chân của trâu. Hành giả đang ở những bước đầu của công phu thiền quán; vì biết “dừng lại”, biết nắm giữ hơi thở, nên đã có được vài giây phút sống với Chánh Niệm. Mò kinh để thấy nghĩa, học giáo để tìm ra tung tích. Rõ, bao khí dụng chỉ một chất vàng, hết thảy tạo vật là chính ta cả. Chính tà khỏi lựa, chân ngụy khỏi phân. Bởi chưa vào được cửa đó, nên mượn tiếng kêu là “thấy dấu”.
3. Thấy trâu (Kiến Ngưu).
Lúc này người chăn trâu đã trông thấy được con trâu. Hành giả đã có tiến bộ trong công phu tu tập, sống với nếp sống tỉnh thức thường xuyên hơn, đã cảm thấy vững chắc hơn trên con đường giới định tuệ. Theo tiếng mà vào, ghé mắt là thấy. Cửa sáu căn tỏ rõ không nhầm; ngay nơi động dụng rành rành hiển lộ. Chất mặn trong nước, chất xanh trong màu. Vén lông mày lên, là nó chứ ai!
4. Được trâu (Đắc Ngưu).
Người chăn trâu đã bắt được trâu. Hành giả đang nỗ lực điều phục và làm chủ tâm ý mình, không để bị níu kéo theo những vọng tưởng Tà Kiến. Ông cố gắng nhận diện tất cả những Tâm Sở phiền não để tìm cách chuyển hóa chúng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho những Chủng Tử giác ngộ có nhiều cơ hội hiện hành. Từ lâu, vùi lấp ngoài đồng hoang, hôm nay đã gặp mi. Bởi cảnh đẹp nên khó lòng đuổi, đắm say cỏ non hoài mãi không thôi. Cứng đầu còn quá lắm, tính buông lung chưa hết. Muốn cho chịu phép mọi bề, cần cho roi vọt.
5. Chăn trâu (Mục Ngưu).
Người chăn trâu đã bắt được trâu, dùng dây thừng xỏ mũi và dắt nó đi theo mình. Hành giả lúc này đã hoàn toàn có được Chánh Niệm trong lúc thiền tập. Hành giả Quán Chiếu và thấy rõ một cách thường xuyên dòng tâm ý đang trôi chảy của mình; hay nói cách khác, đây là giai đoạn “dùng tâm quán sát tâm”. Trong những khi đi đứng nằm ngồi, không lúc nào hành giả đánh mất Chánh Niệm. Niệm trước vừa khởi, niệm sau tiếp theo. Bởi đã Giác nên thành Chân. Bởi tại mê, hóa ra vọng. Chẳng phải do cảnh mà có, nhưng chính do tâm mà sinh. Xỏ mũi, cùm đầu, không chần chờ gì nữa.
6. Cưỡi trâu về nhà (Kị Ngưu Qui Gia).
Người chăn trâu ngồi trên lưng trâu, khoan thai thổi sáo, thong thả trở về nhà. Lúc này hành giả đã hoàn toàn làm chủ được tâm ý mình, không lay động, không chướng ngại. Con đường giác ngộ dẫn về “bản lai chân diện mục” đã được thắp sáng và bày ra trước mặt, hành giả cứ hướng theo đó mà trở về. Đã hết cuộc can qua, đã rồi câu được mất. Hát bài ca đồng của anh đốn củi, thổi điệu khúc quê của chú bé con. Vắt mình trên trâu, mắt mở nhìn mây vời vợi. Kêu réo, không quay đầu; kéo lôi, cũng chẳng dừng bước.
7. Quên trâu còn người (Vong Ngưu Tồn Nhân).
Trâu đã mất dạng, chỉ còn người chăn. Sau khi đã trở về với “bản lai chân diện mục”, hành giả thường trực an trú trong tuệ giác về tính “không” của vạn hữu; tâm của hành giả cũng tức là hành giả, đâu có gì khác nhau! Thân, Tâm chỉ là một. Pháp không là pháp phân hai, mắt trâu là tông chỉ. Mượn tiếng “bẫy thỏ” để dụ cho dị danh; lấy chữ “dò cá” để nêu cái sai biệt. Như vàng ròng rút ra từ đáy quặng; như trăng tỏ vén khỏi cụm mây. Một đạo hàn quang qua khỏi kiếp Uy Âm vô thỉ.
8. Người trâu đều quên (Nhân Ngưu Câu Vong).
Cả trâu và người chăn trâu đều mất dạng. Hành giả thường trực an trú trong tuệ giác về tính “không” của vạn hữu, và tiến đến nấc thang cao tột của tuệ giác giác ngộ: những Tà Kiến Vô Thức về sự tồn tại của Ngã và Pháp hoàn toàn bị tiêu diệt. Buông bỏ tình phàm thì ý thánh cũng không. Chỗ có Phật cũng không thèm rong chơi, chỗ không Phật cũng không thèm ngó lại. Không vướng đầu này hay đầu nọ, không liếc xéo nơi này hay nơi kia. Hàng trăm con chim ngậm hoa, thẹn sao là thẹn!
9. Trở về nguồn cội (Phản Bản Hoàn Nguyên).
Tuệ giác siêu việt đã đạt được, hành giả trở về an trú trong trạng thái “Niết Bàn Tịch Tịnh”, giải thoát trọn vẹn khỏi mọi ý niệm có không, sinh diệt, đến đi, thêm bớt, khổ vui, mê ngộ, chứng đắc và đối tượng chứng đắc. Bản lai thanh tịnh, không vướng một mảy trần. Quán sát vẻ tươi và héo của những gì là hữu tướng, an thân trong cảnh ngưng tịch của đạo vô vi. Không đồng với huyễn hóa, cần gì phải tu, phải trị. Nước biếc, non xanh, ngồi mà xem cuộc thành bại.
10. Thõng tay vào chợ (Nhập Triền Thùy Thủ).
Với hạnh nguyện độ sinh của một vị Bồ Tát, và với hành trang “bi-trí-dũng” đã sẵn sàng, hành giả lên đường nhập thế, dùng mọi phương tiện trí, lực để hóa độ chúng sinh. Khép cánh cửa sài, một mình một bóng, dù thánh hiền vạn cổ cũng không hay. Chôn vùi cái văn vẻ của riêng ta, bỏ lại lối mòn của cổ đức. Mang bầu vào chợ, chống gậy về nhà, hàng rượu hàng cá, dạy cho thành Phật hết.
Nam, Bắc, Đông, Tây khắp chói lòa
Trăng thu ngự giữa trời cao rộng
Đêm lặng trùng dương rạng chiếu xa.
- Chưa biết
- ĐĐ.Thích Chính Tiến
- ĐĐ.Thích Chân Hiếu
- ĐĐ.Thích Giác Thiện
- ĐĐ.Thích Hạnh Tuệ
- ĐĐ.Thích Minh Tuệ
- ĐĐ.Thích Nguyên Hiền
- ĐĐ.Thích Nguyên Thành
- ĐĐ.Thích Nhuận Nghi
- ĐĐ.Thích Nhuận Thạnh
- ĐĐ.Thích Pháp Chánh
- ĐĐ.Thích Pháp Thông
- ĐĐ.Thích Quảng Tánh
- ĐĐ.Thích Tâm Thuận
- ĐĐ.Thích Thông Phổ
- ĐĐ.Thích Thiện Minh
- ĐĐ.Thích Thiện Phước
- ĐĐ.Thích Thiện Thuận
- ĐĐ.Thích Trí Siêu
- ĐĐ.Thích Trường Lạc
- ĐĐ.Thích Tuệ Hải
- ĐS.Pháp Vân
- ĐS.Thái Hư
- Bác Út Châu
- Bác Hai Như Sanh
- Bs.Đỗ Hồng Ngọc
- Cs.Đỗ Đình Hồng
- Cs.Định Huệ
- Cs.Chân Hiền Tâm
- Cs.Dũng Hùng
- Cs.Diệu Âm
- Cs.Diệu Hoa
- Cs.Diệu Liên Lý Thu Linh
- Cs.Diệu Ngọc
- Cs.Diệu Nghiêm
- Cs.Diệu Thủy
- Cs.Hạnh An
- Cs.Hương Lan
- Cs.Hoang Phong
- Cs.Huỳnh Trung Chánh
- Cs.Khánh Hoàng
- Cs.Khánh Vân
- Cs.Lê Minh Hiền
- Cs.Lê Sỹ Minh Tùng
- Cs.Mai Thọ Truyền
- Cs.Minh Tâm
- Cs.Minh Trí
- Cs.Ngô Tằng Giao
- Cs.Ngô Trọng Đức
- Cs.Nghiêm Xuân Hồng
- Cs.Nguyễn Hữu Kiệt
- Cs.Nguyễn Minh Tiến
- Cs.Nguyên Minh
- Cs.Nguyên Phong
- Cs.Như Hòa
- Cs.Như Sanh
- Cs.Phạm Kim Khánh
- Cs.Quảng Âm
- Cs.Sơn Nhân
- Cs.Tịnh Hải
- Cs.Tịnh Minh
- Cs.Tịnh Sỹ
- Cs.Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
- Cs.Tâm Kiến Chánh
- Cs.Tâm Minh
- Cs.Tâm Ngộ
- Cs.Tâm Tịnh
- Cs.Tâm Tịnh Ngọc
- Cs.Tâm Từ
- Cs.Thái Lễ Húc
- Cs.Thanh Lương
- Cs.Thanh Ngân
- Cs.Trí Nhân
- Cs.Trần Anh Kiệt
- Cs.Tuệ Nhân
- Cs.Vọng Tây
- Cs.Vĩnh Hảo
- Cs.Võ Tá Hân
- Cs.Viên Huệ
- Default
- Hải Phượng
- HT.Đức Nghiệp
- HT.Đức Niệm
- HT.Đổng Minh
- HT.Đắc Huyền
- HT.Bửu Chơn
- HT.Chân Thường
- HT.Chơn Thiện
- HT.Chiếu Túc
- HT.Duy Lực
- HT.Giác Hạnh
- HT.Giác Thông
- HT.Giới Đức
- HT.Giới Nghiêm
- HT.Hành Trụ
- HT.Hộ Giác
- HT.Hộ Tông
- HT.Hân Hiền
- HT.Hưng Từ
- HT.Huệ Hưng
- HT.Huyền Vi
- HT.Kim Triệu
- HT.Mãn Giác
- HT.Minh Cảnh
- HT.Minh Châu
- HT.Minh Hiếu
- HT.Minh Khiêm
- HT.Minh Tâm
- HT.Minh Thành
- HT.Nguyên Giác
- HT.Nhật Quang
- HT.Nhật Quang ( Đồng Tháp )
- HT.Nhất Chân
- HT.Nhất Hạnh
- HT.Như Điển
- HT.Pháp Nhẫn
- HT.Phước Sơn
- HT.Phước Tịnh
- HT.Quảng Độ
- HT.Quảng Thiệp
- HT.Tịnh Từ
- HT.Từ Thông
- HT.Tâm Thanh
- HT.Thông Bửu
- HT.Thông Phương
- HT.Thanh Từ
- HT.Thiện Hòa
- HT.Thiện Hoa
- HT.Thiện Huệ
- HT.Thiện Phụng
- HT.Thiện Siêu
- HT.Thiện Trí
- HT.Thiền Tâm
- HT.Trí Đức
- HT.Trí Minh
- HT.Trí Nghiêm
- HT.Trí Quang
- HT.Trí Quảng
- HT.Trí Siêu
- HT.Trí Tịnh
- HT.Trí Thủ
- HT.Trí Thoát
- HT.Trung Quán
- HT.Tuệ Sỹ
- HT.Viên Giác
- HT.Viên Minh
- HVPGVN
- NS.Diệu Không
- NS.Diệu Sơn
- NS.Giới Hương
- NS.Hạnh Đoan
- NS.Huệ Hiền
- NS.Kim Cang Viên Giác
- NS.Minh Tâm
- NS.Như Thủy
- NS.Trí Hải
- NS.Tuệ Uyển
- PS.Định Hoằng
- PS.Minh Nhẫn
- PS.Ngộ Thông
- PS.Pháp Trí
- PS.Tịnh Tông
- PS.Tuệ Luật
- Sa Môn Không Tên
- SB.Hải Triều Âm
- TK.Chánh Minh
- TK.Hộ Pháp
- TK.Indacanda Nguyệt Thiên
- TK.Khánh Hỷ
- TK.Pháp Thông
- TK.Tâm Hạnh
- TK.Tâm Pháp
- TS.Minh Đang Quang
- TS.Rộng Mở Tâm Hồn
- TT.Diệu Pháp Âm
- TT.Thích Đồng Thái
- TT.Thích Ẩn Long
- TT.Thích Chơn Thức
- TT.Thích Giác Đồng
- TT.Thích Giác Đức
- TT.Thích Giác Đăng
- TT.Thích Giác Đẳng
- TT.Thích Giác Hóa
- TT.Thích Giác Nguyên (Sư Toại Khanh)
- TT.Thích Giác Như
- TT.Thích Giác Thông
- TT.Thích Hạnh Bình
- TT.Thích Hằng Đạt
- TT.Thích Hằng Trường
- TT.Thích Huệ Duyên
- TT.Thích Huyền Diệu
- TT.Thích Lệ Trang
- TT.Thích Minh Đức
- TT.Thích Minh Mẫn
- TT.Thích Minh Phát
- TT.Thích Minh Quang
- TT.Thích Minh Thành
- TT.Thích Minh Thiện
- TT.Thích Nguyên Chơn
- TT.Thích Nguyên Tâm
- TT.Thích Nguyên Tạng
- TT.Thích Pháp Hòa
- TT.Thích Pháp Quang
- TT.Thích Phổ Huân
- TT.Thích Phước Nhơn
- TT.Thích Phước Thái
- TT.Thích Tâm Quán
- TT.Thích Tâm Quang
- TT.Thích Tâm Thiện
- TT.Thích Thông Không
- TT.Thích Thông Lai
- TT.Thích Thông Triết
- TT.Thích Thái Hòa
- TT.Thích Thái Siêu
- TT.Thích Thiện Pháp
- TT.Thích Trí Siêu
- TT.Thích Viên Giác
- TT.Thích Viên Lý
- Chưa biết
- ĐĐ.Mahasi Sayadaw
- Đức Đạt Lai Lạt Ma
- Anael & Bradfield
- ĐS.Ấn Quang
- ĐS.Chagdud Tulku
- ĐS.Dagpo Rinpoche
- ĐS.Dilgo Khyentse Rinpoche
- ĐS.Hám Sơn
- ĐS.Lama Thupten Zopa Rinpoche
- ĐS.Lama Zopa Rinpoche
- ĐS.Ngẫu Ích
- ĐS.Patrul Rinpoche
- ĐS.Ribur Rinpoche
- ĐS.Sogyal Rinpoche
- ĐS.Tĩnh Am
- ĐS.Thiện Đạo
- ĐS.Trí Giả
- ĐS.Triệt Ngộ
- BS.Bành Tân
- Cs.Chu An Sĩ
- Cs.Giang Vi Nông
- Cs.Hải Tín
- Cs.Hoàng Niệm Tổ
- Cs.Lâm Kháng Trị
- Cs.Lý Bỉnh Nam
- Cs.Mao Dịch Viên
- Cs.Trịnh Vĩ Am
- Dan Gibson Of Solitudes
- Deuter
- HT.Ajahn Brahm
- HT.Buddharakkhita
- HT.Diệu Liên
- HT.Hư Vân
- HT.Henepola Gunaratana
- HT.Narada
- HT.Quảng Khâm
- HT.Sri Dhammananda
- HT.Tịnh Không
- HT.Thánh Nghiêm
- HT.Thánh Pháp
- HT.Tinh Vân
- HT.Tuyên Hóa
- HT.U Silananda
- Imee Ooi
- Karunesh
- NS.Ayya Khema
- Oliver Shanti & Friends
- Pháp Nhiên Thượng Nhân
- Phật Quang Sơn
- PS.Đạo Chứng
- PS.Chữ Vân
- PS.Diễn Bồi
- PS.Khoan Tịnh
- PS.Maha ThongKham
- Sam Popat
- TK.Bhikkhu Dick Silaratano
- TK.Visuddhacara
- TKN.Pháp Hỷ
- TS.Acharn Maha Boowa
- TS.Ajahn Brahm
- TS.Ajahn Chah
- TS.Ajahn Sumedho
- TS.Goenka
- TS.U Ba Khin
- TS.U Jotika
- TS.U Pandita
- TS.U Silananda
- TS.U Tejaniya
- Various Artists
- Viên Nhân Pháp Sư
Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia - Sáu Giới Pháp Xuất Gia - Tỳ Kheo Giới - Sách Nói - HT Trí Quang
Đại Ấn Thiền Xóa Tan Bóng Tối Của Vô Minh - Sách Nói - The 9th Karmapa Wangchuk Dorje - Beru Khyentse Rinpoche - Thiện Tri Thức Dịch
Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia - Bồ Tát Giới - Sách Nói - HT Trí Quang
Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia - Sáu Giới Pháp Xuất Gia - Tỳ Kheo Ni Giới - Sách Nói - HT Trí Quang
Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia - Sáu Giới Pháp Xuất Gia - Thức Xoa Ma Na Ni Giới - Sách Nói - HT Trí Quang
Luật Ma Ha Tăng Kỳ - Tập 4 - Sách Nói - HT Phước Sơn Dịch
Luật Ma Ha Tăng Kỳ - Tập 3 - Sách Nói - HT Phước Sơn Dịch
Luật Ma Ha Tăng Kỳ - Tập 2 - Sách Nói - HT Phước Sơn Dịch
Luật Ma Ha Tăng Kỳ - Tập 1 - Sách Nói - HT Phước Sơn Dịch
Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia - Kính Phụng Kinh Di Giáo - Sách Nói - HT Trí Quang
Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.
Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 139,069 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,337 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất phongzacc
Lượt truy cập 40,570,782