---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ngũ Trược
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Five defilements, Five turbidities, Five defilements, Pañca-kaṣāyaḥ (S), Ājiva-kaṣāyaḥ (S).Ngũ Trọc.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Trược hay trọc là nhơ bẩn. Năm cái nhơ bẩn:
1. Kiếp trược: S. Kalpa kasayah.
2. Kiến trược: drsti kasayah.
3. Phiền não trược: Klesa kasayah.
4. Chúng sinh trược: sattva kasayah.
5. Mạng trược: Asyuskasayah.
- Kiếp trược: sự ô uế của kiếp sống chúng sinh, làm nhiều điều ô uế, và chịu đựng nhiều điều ô uế.
- Kiến trược: sự ô uế của nhận thức sai lầm, do chấp cái thân năm uẩn này là ta cho nên làm nhiều điều ô uế và chịu đựng nhiều điều ô uế.
- Phiền não trược: sự ô uế của các phiền não, như thâm, sân, si v.v… bắt nguồn từ cái chấp ngã sai lầm.
- Chúng sinh trược: cả thân và tâm của chúng sinh đều không trong sạch, chứa nhóm phiền não mê lầm.
- Mạng trược: thọ mạng nhơ bẩn, dơ thân tâm chúng sinh chứa nhóm phiền não, làm nhiều tội ác cho nên thọ mạng cứ giảm dần, cho đến khi chỉ còn 10 tuổi. Khi ấy, chúng sinh sẽ biết tu tỉnh, bỏ ác làm lành một cách phổ biến và thọ mạng của con người sẽ tăng trở lại, cứ 100 năm trung bình sẽ tăng 1 tuổi, cho đến mức cao nhất, theo sách Phật là 84.000 tuổi.
----------------------------- Phật Học Danh Số - Ns Đức Trí -----------------------------
● Ngũ trược là năm thứ dơ dáy ở cõi Ta Bà, Đức Thế Tôn thường gọi cõi Ta Bà là cõi ác lụy, tràn đầy năm thứ trược (Ta Bà ác ngũ trược ). Song Ngài vì nguyện lực, vì lòng từ bi, chẳng nệ cõi ác lụy, ác trược ấy, nên giáng thế mà giáo hóa chúng sanh. Nhứt là thuyết cho họ biết cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà đặng họ nguyện tu hành vãng sanh về đó.
1. Kiếp trược : Còn gọi là kỳ kiếp trược vào thời giảm kiếp, con người ta tuổi thọ giảm dần, đến khi tuổi thọ còn 10 tuổi thì hết cái giảm kiếp. Trong thời kỳ ấy, con người có đủ bồn thứ ố trược ( kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược )
2. Kiến trược : Sự thấy biết ô trược con người có cái thấy biết tà vạy,chấp quấy bỏ phải, theo tà bỏ chánh, điên đảo, thiên lệch.
3. Phiền não trược : Các mối mê dục phiền muộn ô trược con người trong tâm chứa đầy những tham lam, giận hờn, mê muội ngu si.
4. Chúng sanh trược : Chúng sanh ở cõi ô trược này bám chấp vào sanh mạng mình là thật có, nên hằng bị khổ não tai nạn, ít được an nhàn.
5. Mạng trược : Đời sống ô trược, bởi đời sống con người ta giảm dần, cho nên trong đời họ, họ phạm rất nhiều tội lỗi, họ lo tìm hưởng các điều thỏa thích về vật chất ô trược, chẳng lo tu hành, nên cuộc sống của họ tạo vô số ác nghiệp. Trong ngũ trược, kiếp trước chứa đầy đủ bốn trược sau, cho nên bốn trược sau có thể hợp thành kiếp trược.
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Năm Thứ Dơ Bẩn. Chữ “trược” nghĩa là dơ bẩn, nhưng tính chất “dơ bẩn” ở đây không phải chỉ cho sự dơ bẩn vật chất như thân thể đầy cáu ghét, quần áo dính đầy bùn đất, bàn ghế đầy bụi bặm v. v..., mà chỉ cho đời sống đau khổ, tính tình xấu ác, không trong sạch của tất cả chúng sinh phàm phu. Năm thứ dơ bẩn đó là:
1. Kiếp dơ bẩn (Kiếp Trược). Kiếp sống của chúng sinh phàm phu cứ tăng dài giảm ngắn, luôn luôn bất an, đến thời kì nhất định thì xảy ra các tai nạn, nhỏ thì có đói khát, dịch bệnh, đao binh; lớn thì có lửa cháy thiêu đốt, nước dâng cao tràn khắp, gió bão vùi dập; làm cho không thứ gì là không bị hủy hoại, tiêu diệt; cho nên nói là “kiếp dơ bẩn”.
2. Thấy biết dơ bẩn (Kiến Trược). Tất cả năm phương diện thấy biết (ngũ kiến, hay ngũ Lợi Sử: Thân Kiến, Biên Kiến, Tà Kiến, Kiến Thủ Kiến, Giới Cấm Thủ Kiến) của chúng sinh phàm phu đều sai lầm, không đúng với chân tướng vạn pháp, cho nên nói là “thấy biết dơ bẩn”.
3. Phiền não dơ bẩn (Phiền Não Trược). Chúng sinh phàm phu đầy dẫy ái dục, xan tham, hư dối v. v..., nói tổng quát là bị năm loại tính tình xấu ác độc hại căn bản nhất là tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ, thường xuyên làm não loạn tâm thần; cho nên nói là “phiền não dơ bẩn”.
4. Chúng sinh dơ bẩn (Chúng Sinh Trược). Chúng sinh phàm phu rất nhiều tính xấu, không hiếu kính cha mẹ, không tôn trọng sư trưởng, không tin nhân quả, thường gây nghiệp ác, không sợ ác báo, không làm việc Thiện, không tạo phước đức, không tu trí tuệ, không giữ gìn cấm giới, v. v... ; cho nên nói là “chúng sinh dơ bẩn”.
5. Thọ mạng dơ bẩn (Mạng Trược). Từ buổi xa xưa, mạng sống con người rất dài, đến tám vạn tuổi; nhưng rồi, vì tính tình càng ngày càng ác độc, cho nên mạng sống cứ giảm ngắn dần, cho đến nay rất ít người được sống đến trăm tuổi; cho nên nói là “thọ mạng dơ bẩn”.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 五濁 (Pháp Uyển Châu Lâm)
Một, Chúng Sanh Trược. Chúng sanh có nhiều xấu ác, không hiếu kính cha, mẹ, bậc tôn trưởng, không sợ quả báo của nghiệp ác, không tạo tác công đức, không chịu ăn chay. Đó gọi là Chúng Sanh Trược.
Hai, Kiến Trược. Chánh pháp đã diệt, tượng pháp dần đến, tà pháp sản sanh, Tà Kiến tăng trưởng, không tu tập theo đường lành. Đó gọi là Kiến Trược.
Ba, Phiền Não Trược. Chúng sanh có nhiều ái dục, bỏn xẻn, tham lam, tranh căi, dối trá, lừa lọc, làm theo tà pháp; tâm thân buồn phiền, tán loạn. Đó gọi là Phiền Não Trược.
Bốn, Mạng Trược. ở thời xa xưa, người sống 84000 tuổi; thời nay, tuổi Thọ Giảm dần, ít có người sống đến 100 tuổi, vì nghiệp ác tăng lên, nên tuổi thọ ngắn lại. Đó gọi là Mạng Trược.
Năm, Kiếp Trược. Kiếp là tiếng Phạn, gọi đủ là Kiếp Ba, tiếng Hoa là phân biệt thời tiết. Trong kiếp giảm, khi tuổi thọ của người giảm đến 30 tuổi, tai nạn đói khát nổi lên, tai nạn đao binh nổi lên, chúng sanh trong thế giới đều bị tổn hai. Đó là kiếp trược.
Nấm Rơm Kho Thịt Ba Chỉ     Hòa Thượng Vĩnh Gia (1840-1918)     Măng Kho     Thịt Bê Xào Hành     Phật tử nên cử hành lễ tang thế nào?     Học “Hỏi”     Sườn Ram Mặn Chay     Làm Sao Chuyển Hóa Tâm Bất Kính?     Tuân Lời     Quán Âm Cảm Ứng Kỳ Diệu     


















Pháp Ngữ
Trong các sự cúng dường,
Cúng dường pháp là hơn hết


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,180,365