---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tăng Triệu
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Shengzhao (C), Seng-chao (C), Shengzhao (C), Seng-tchao (S).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (374-414): là vị cao tăng thời Đông-Tấn. Ngài họ Trương, quê ở Kinh-triệu (tỉnh Thiểm-tây), thiếu thời nhà nghèo, phải làm nghề chép sách mướn để sinh sống; nhưng cũng do làm nghề này mà được đọc nhiều, và trở thành người bác thông kinh sử. Tính thích lẽ huyền vi, nên ban đầu sùng bái tư tưởng Lão Trang, nhưng rồi vẫn cảm thấy đó không phải là chỗ cứu cánh. Sau gặp duyên đọc được Kinh Duy Ma Cật, bèn vui mừng tỉnh ngộ, biết đó mới là nơi qui hướng, bèn xuất gia học Phật. Ngài đọc khắp Ba Tạng, tinh chuyên các kinh phương đẳng đại thừa. Đến năm 20 tuổi thì danh tiếng ngài vang khắp bốn phương. Ngài suy tư uyên áo, lại có biệt tài biện luận, bao nhiêu bậc túc Nho cùng ngài tranh biện đều bị bẻ gẫy. Khi nghe có pháp sư Cưu Ma La Thập đang ở Cô-tàng (kinh đô nhà Hậu-Lương, Lương-châu, tỉnh Cam-túc), ngài liền sang đó xin theo học, được pháp sư La Thập khen ngợi là bậc kì tài.
Khi Diêu Hưng (vua nhà Hậu-Tần) đánh Hậu-Lương, rước pháp sư La Thập về Trường-an (năm 401), ngài cũng theo về. Tại đây, ngài vâng mệnh vua, cùng với ngài Tăng Duệ (?-?) cư trú tại vườn Tiêu-diêu, vừa biên soạn luận sớ, vừa phụ giúp pháp sư La Thập trong việc dịch kinh, được người đời xưng là bậc “giải không đệ nhất”. Khi pháp sư La Thập dịch bộ Kinh Đại Phẩm Bát Nhã (năm 404), ngài soạn bộ Bát Nhã Vô Tri Luận, được ngài La Thập và cả đại sư Tuệ Viễn duyệt đọc và khen ngợi, cho là chưa từng có. Tiếp đó ngài lại soạn các cuốn Tông Bản Nghĩa, Bất Chân Không Luận, Vật Bất Thiên Luận, Niết Bàn Vô Danh Luận, v.v... cùng chú thích Kinh Duy Ma Cật. Ngài tịch năm 416, thế thọ 41 tuổi. Người sau đã đem cuốn Tông Bản Nghĩa và bốn cuốn luận Bát Nhã Vô Tri, Bất Chân Không, Vật Bất Thiên, và Niết Bàn Vô Danh của ngài, gộp lại thành một bộ lớn, gọi là Triệu Luận.
Về năm sinh của ngài Tăng Triệu, các sách truyện như Cao Tăng Truyện v.v... đều nói đó là năm thứ 9 niên hiệu Thái-nguyên (376-396), tức năm 384 TL. Như thế thì tuổi thọ của ngài chỉ có 31 tuổi. Sách Cao Tăng Truyện có nói: “Hậu La Thập chí Cô-tàng, Triệu tự viễn tùng chi.” (Về sau, khi ngài La Thập đến Cô-tàng thì Tăng Triệu từ nơi xa xôi cũng đến đó xin được làm môn đệ.) Pháp sư La Thập đến Cô-tàng vào năm 386 (xem mục “Cưu Ma La Thập”). Nếu ngài Tăng Triệu sinh năm 384, thì đến năm 386, ngài mới lên 3 tuổi, làm sao mà đến Cô-tàng để theo học với pháp sư La Thập? Thậm chí, năm 401, pháp sư La Thập được rước vào Trường-an, ngài Tăng Triệu cũng chỉ mới lên 18 tuổi. Mà như trên đã cho biết, năm Tăng Triệu sang Cô-tàng thọ học với ngài La Thập, phải là sau 20 tuổi, cho nên nói ngài ra đời năm 384 là không hợp lí. Ngày nay có vài học giả suy định rằng, năm sinh của ngài Tăng Triệu là năm thứ 2 niên hiệu Ninh-khang (tức năm 374 TL) đời vua Vũ đế nhà Đông-Tấn. Chúng tôi thấy thuyết này rất hợp lí, nên đã chọn ghi niên đại của ngài Tăng Triệu là “374-414”.
Lại nữa, có sách ghi rằng, ngài Tăng Triệu đã bị “họa chặt đầu”. Về việc này, trong các sử liệu như Cao Tăng Truyện, Xuất Tam Tạng Kí Tập, v.v... đều không thấy nói đến; chỉ thấy trong bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (quyển 27) có ghi vắn tắt như vầy: “Pháp sư Tăng Triệu gặp phải nạn vua Tần. Trước phút thọ hình có nói bài kệ: Bốn đại nguyên không chủ, năm uẩn vốn đều không, đưa đầu cho dao chém, như chém ngọn gió xuân.”

Tăng Xán
● (?-606): là vị tổ đời thứ ba của Thiền Tông Trung-quốc, sống vào thời đại nhà Tùy, không rõ quê quán ở đâu. Từ trước khi xuất gia, ngài đã bị bệnh phong, chữa trị không khỏi, đầu rụng sạch tóc, cho nên người địa phương đã gọi ngài là Xích Đầu Xán (Xán đầu hói). Khi còn mang thân cư sĩ, ngài đã đến xin tham yết Nhị Tổ Tuệ Khả, đắc pháp, được truyền y bát; bấy giờ đã hơn 40 tuổi – sử liệu không ghi rõ ngài xuất gia năm nào. Vào triều đại Bắc-Chu (559-581), khi vua Vũ đế diệt Phật, ngài phải ở ẩn lánh nạn tại núi Hoãn-công (tỉnh An-huy), người đời không ai biết. Đến đời nhà Tùy (581-619), Phật giáo được phục hưng, ngài mới mở đạo tràng độ chúng. Năm 592 (đời vua Tùy Văn Đế), ngài Đạo Tín đến xin qui y, bấy giờ mới 13 tuổi; sau 9 năm dạy dỗ, thấy cơ trí đã xứng hợp, ngài bèn truyền tâm ấn cho ngài Đạo Tín. Vào năm 606 (đời vua Tùy Dạng đế), một hôm, khi thấy nhân duyên đã thuần thục, ngài đứng trước tịnh thất, chắp tay trước ngực mà viên tịch.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Người viết bộ Bảo Tạng Luận còn gọi là Triệu Luận. 
Hòa Thượng Thích Quảng Ân (1891-1974)     Canh Chay Thanh Nhẹ     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Khuyên Những Người Làm Thầy Dạy Ở Tư Gia ( P.2 )     Chè Bí Đỏ Hạt Sen     Hòa Thượng Thích Từ Phong (1864-1938)     RỦI RO VÀ MAY MĂN TRÊN ĐƯỜNG ĐỜI     Dưa Leo Nhồi     Chùa Sử Dụng Trống Làm Từ Da Có Hợp Lý Không?     Làm thế nào để thức tỉnh trong mở mắt chiêm bao?     Sửa Sách Chuộc Lỗi     


















Pháp Ngữ
Biết bao người chết trẻ
Chẳng sống tới bạc đầu


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,178,695