---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Pháp Thuận
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Fashun (C).
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 法 順 (914-990). Thiền tăng đời Đinh Lê, thuộc dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi đời thứ 10. Sư họ Đỗ, không rõ quê quán ở đâu, xuất gia từ thuở bé, thụ giới với Thiền Sư Long Thọ Phù Trì. Sau khi đắc pháp, sư nói lời nào cũng phù hợp sấm ngữ. Lúc nhà Tiền Lê mới dựng nghiệp, thường mời sư vào triều luận bàn việc chính trị và ngoại giao. Khi quốc thái dân an, sư không nhận sự phong thưởng. Vì thế, Vua Lê Đại Hành rất kính trọng, không dám gọi tên, chỉ gọi là Đỗ Pháp sư. Nhà vua nhờ sư trông coi việc soạn thảo văn kiện, thư từ ngoại giao. Năm Thiên Phúc thứ 7 (986) nhà Tống sai sứ là Lý Giác sang phong tước hiệu cho vua Đại Hành. Vua nhờ sư cải trang làm lái đò để đón Sứ. Trên sông, bất chợt Lý Giác thấy hai con ngỗng bơi, cảm hứng liền ngâm:
鵝 鵝 兩 鵝 鵝。仰 面 向 天 涯
“Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha”.
“Song song ngỗng một đôi
Ngửa mặt ngó ven trời”.
Sư đang chèo, ứng khẩu ngâm tiếp:
白 毛 鋪 綠 水。紅 掉 擺 青 波
“Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba”.
“Lông trắng phơi dòng biếc
Sóng xanh chân hồng bơi”.
Lý Giác rất thán phục. Vua Đại Hành hỏi vận nước dài ngắn thế nào, Sư đáp bằng bài kệ:
國 祚 如 藤 絡。南 天 裏 太 平
無 爲 居 殿 閣。處 處 息 刀 兵
“Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh”.
“Vận nước như dây quấn
Trời Nam sống thái bình
Phật tử trên trên điện các
Chốn chốn dứt đao binh”.
Về sau, sư trụ trì chùa Cổ Sơn làng Thừ, kinh đô Thanh ải. Niên hiệu Hưng Thống thứ 2 (990), sư không bệnh mà tịch, thọ 76 tuổi.
Tác phẩm:
― Bồ Tát hiệu sám hối văn
― Thơ tiếp Lý Giác
― Một bài kệ.
Theo: Thiền Sư Việt Nam của HT. Thanh Từ.
Tầm Sư Học Đạo     Hòa Thượng Thích Tâm Nguyện (1917-1990)     Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà?     Tham Thì Thâm     Sự Xuất Hiện Hy Hữu Của Một Vị Phật Trong Thế Gian     LÀM VIỆC ÁC – LƯU Ở BÊN MÌNH; LÀM VIỆC THIỆN – TRỞ VỀ BÊN MÌNH     Lục chủng chấn động ?     VÌ SAO CÓ “PHÒNG TUYẾN CÁC CHÙA”? CHÙA NÀO Ở GIA ĐỊNH ĐÃ BỊ PHÁP TRIỆT HẠ, PHÁ HỦY VÀO NHỮNG NĂM 1860 – 1880?     Mất Đi Sự Kiên Nhẫn     Cư sĩ tại gia mặc áo thun và quần ngắn tụng kinh, xin hỏi như vậy như pháp không?     


















Pháp Ngữ
Thân bằng quyến thuộc đậm đà.
Chỉ vì cuồng tín mà ra oán thù


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,666,307