---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Luân Vương Thất Bảo
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 輪王七寶 (Tu Hành Bổn Khởi Kinh)
Kinh Trường A Hàm nói: Trong thời kỳ kiếp tăng, Luân Vương xuất hiện ra đời. Vì một lần tăng một lần giảm là một tiểu kiếp. Tuổi thọ của con người tăng đến 84000 tuổi trải qua 100 năm giảm đi một tuổi, cứ như thế giảm còn mười tuổi thì gọi là giảm kiếp. Sau đó, trải qua 100 năm lại tăng lên một tuổi, cứ như thế tăng đến 84000 tuổi thì gọi là tăng kiếp. Lúc ấy có Kim Luân Vương Xuất hiện, sanh ra trong vương gia, tiếp nối ngôi vị quán đỉnh. Trong 15 ngày, tắm gội bằng hương thơm, giữ gìn trai giới, lên ngồi trên đài cao của cung điện, quần thần phò tá, phía đông bỗng có Kim Luân Bảo hiện ra, với ánh sáng huyền diệu nhẹ nhàng, đến chỗ vua. Nếu vua muốn đi về phía đông, thì về hướng ấy. Vương dẫn binh lính đi theo sau. Kim Luân Bảo ở trước, có bốn thần dẫn đường. Đến chỗ của luân thì vua liền dừng lại. Phía nam, tây, bắc, chỗ nào luân đến cũng đều như thế. Khuyên răng nhân dân trong bốn thiên hạ, tu thập thiện đạo. Đó gọi là Kim Luân Vương, cũng gọi là Chuyển Luân Thánh Vương, có đầy đủ bảy báu.
Một, Kim Luân Bảo. Cũng gọi là Thắng Tự Tại. Kim luân là bánh xe có 1000 nang hoa (cây căm), đường kính một trượng bốn thước kể cả bầu và vành, ở trên vành có chạm trổ văn vẻ và nạm nhiều châu báu xen kẻ, ánh sáng chói lòa. Bánh xe ấy do thợ trời làm ra, trần gian nào có được. Vì Chuyển Luân Thánh Vương đã có bánh xe này, nên tùy theo ý nghĩ của vua mà bánh xe chuyển động, để xem xét trong thiên hạ, trong chốc lát đã đi hết một vòng; đó là Kim Luân Bảo.
Hai, Bạch Tượng Bảo. Còn gọi là Thanh Sơn. Bạch tượng là vì sáng sớm Chuyển Luân Thánh Vương lên điện, có con voi trắng bằng châu báu, bỗng nhiên xuất hiện. Thân nó toàn màu trắng, đầu có màu sắc xen kẻ, miệng có sáu cái ngà, răng có màu sắc bảy báu, sức có thể bay lên không. Khi vua cưỡi nó, trong một ngày, đi khắp thiên hạ, sáng đi chiều về không chút mệt nhọc. Nếu voi qua sông, nước sông không lay động, chân cũng không ướt. Đó gọi là Bạch Tượng Bảo.
Ba, Cám Mã Bảo. Cũng gọi là dũng tật phong. Cám mã là con ngựa màu tím. Vì Chuyển Luân Thánh Vương, sáng sớm, lên điện. Có con ngựa màu tím bằng châu báu, bỗng nhiên xuất hiện, trên bờm nó có đeo hạt ngọc. Khi nào tắm và chải bờm cho nó những hạt ngọc rơi xuống, trong chốc lát, lại sanh ra như cũ. Những hạt châu sau trong sáng, sắc đẹp hơn trước. Tiếng ngựa hí lên vang xa một Do Tuần; sức của nó có thể bay trong không trung. Nếu vua cưỡi nó, đi xem xét trong thiên hạ, sáng đi chiều về, không chút mỏi mệt, chân ngựa chạm đến đất; đất biến thành vàng. Đó gọi là Cám Mã Bảo.
(Do Tuần là tiếng Phạn, tiếng Hoa là Hạn Lượng. Có ba trường hợp không giống nhau. Một Do Tuần = 80 dặm = 60 dặm = 40 dặm).
Bốn, Thần Châu Bảo. Cũng gọi là Quan Tạng Vân. Thần châu là vì Chuyển Luân Thánh Vương, sáng sớm lên điện, có Thần Châu Bảo bỗng nhiên xuất hiện, màu sắc trong suốt, không tỳ vết. ban đêm treo ngọc ấy giữa trời, nước nào của trông thấy, ánh sáng của nó chiếu cả trong và ngoài nước như ban ngày không khác. Đó gọi là Thần Châu Bảo.
Năm, Ngọc Nữ Bảo. Cũng gọi là Tịnh Diệu Đức. Ngọc nữ là vì nhan sắc, hình dung đoan chánh, sắc tướng đầy đủ. Thân thể thì mùa đông ấm, mùa hạ mát; các lỗ chân lông tỏa ra mùi hương chiên đàn; miệng thở ra mùi hương hoa sen xanh; nói năng uyển chuyển lịch sự; cử động nhẹ nhàng. Khi ăn thì thức ăn tự tiêu hóa, không giống con gái ở thế gian có nhiều thứ bất tịnh. Đó gọi là Ngọc Nữ Bảo.
Sáu, Điển Tài Bảo. Cũng gọi là Đại Tài Bảo. Điển tài còn gọi là Điển Bảo Tàng Thần. Vì Chuyển Luân Thánh Vương khi muốn có bảy báu, thì Điển tàng thần toàn thân hướng xuống đất, đất vọt bảy báu lên; hướng xuống nước, nước vọt bảy báu lên; hướng lên núi, núi vọt bảy báu ra; hướng đá, đá vọt bảy báu ra. Đó là Điển Tài Bảo. Kinh A Hàm còn gọi là cư sĩ báo. Người này phước đời trước rất sâu dày, mắt nhìn thấu những gì chứa trong lòng đất mà có chủ hay không chủ, đều thấy và biết. Những của báu có chủ thì người này giữ dùm; của báu không chủ lấy cung cấp cho vương dùng.
Bảy, Chủ Binh Bảo. Cũng gọi là Ly Cấu Nhãn. Chủ binh cũng gọi là Điển binh thần. Vì Chuyển Luân Thánh Vương, nảy ý muốn có bốn loại binh chủng, hoặc 1000 hoặc 10. 000 cho đến vô số, chỉ trong nháy mắt, thì binh chủng đã sẵn sàng, dàng hàng ra trận nghiêm chỉnh. Đó gọi là Chủ Binh Bảo. Kinh A Hàm còn nói: người này trí mưu hùng dũng, thao lược hơn người, đi đến chỗ vương nói rằng đại vương có chỗ này cần thảo phạt, chớ có lo, nếu muốn có bốn binh chủng tượng, mã, xa, bộ, thì tôi có đủ khả năng cung cấp và trừng phạt.
Đơm Hoa Mà Không Kết Trái     Mỳ Ý Sốt Bò Bằm     Vận Mạng Có Thể Thay Ðổi     Ðại Sư Tuệ Vĩnh Vãng Sanh     Tiến Cử Kẻ Thù     Hòa Thượng Thích Thiện Hương (1903-1971)     Gỏi Sa Tế     Tu Tập Bằng Cách Tham Cứu Các Công Án Của Người Xưa     Người niệm Phật có thể đốt hương trên cánh tay không?     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 3 ) – Ngọn Đèn     



Tu sĩ: HT.Thiện Huệ
Thể loại: PG & Tuổi Trẻ






[-] Dấu mục nghe pháp âm     [x] Tắt mục nghe pháp âm

















Pháp Ngữ
Ðã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,166,581