---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Như Lai Thập Ân
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 如來十恩 (Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao)
Một, Phát Tâm Phổ Bị Ân. Vì Như Lai ban đầu phát tâm Bồ Đề, tu tập hạnh vượt trội, thành tựu công đức, đều vì chúng sanh khắp cả Pháp Giới, đều được lợi ích, an lạc. Đó là phát tâm vì tất cả chúng sanh.
Hai, Nan Hành Khổ Hạnh Ân. Vì nhân trong kiếp trước của Như Lai, xả bỏ đầu, mắt, tủy não, thành quách, quốc gia, vợ con; khoét thân mình 1000 lỗ làm đèn; đem thân mình cho cọp ăn; Tuyết Sơn mất mạng. Những việc khó làm, cực khổ như thế đã nhiều kiếp thực hành, đều vì lợi ích, an vui cho chúng sanh. Đó là ân làm việc khó làm và khổ hạnh.
(Khoét thân mình 1000 lỗ làm đèn, trong kinh Bồ Tát bổn hạnh nói: Kiếp trước, Phật dùng dao khoét lên thân mình 1000 lỗ, rót dầu vào, đốt lên làm thành 1000 ngọn đèn để cầu được nghe một bài kệ. Lúc ấy, Bà La Môn, vì Phật, mà nói bài kệ này:
Thường giả giai tận,
Cao giả giai đọa,
Hội hợp hữu ly,
Sanh giả hữu tử.
Nghĩa:
Còn mãi rồi cũng hết,
Cao ngất rồi cũng rơi,
Hợp rồi cũng phải tan,
Sanh rồi cũng phải chết.
Đem mình cho cọp ăn. Kiếp trước, Phật làm thái tử Tát đỏa, đi chơi trên núi thấy con cọp sắp chết đói, liền đi đến trước miệng cọp để cứu nó thoát chết. Mất mạng trên Tuyết Sơn là kiếp trước, Phật làm Bà La Môn tu Hành Trên núi Tuyết, có La Sát Nói lớn rằng:
Chư hành vô thường,
Thị sanh diệt pháp.
Nghĩa:
Các hành đều vô thường,
Đó là pháp sanh, diệt.
Vị Bà La Môn ấy nghe được hai câu rồi, cầu xin nghe hết bài kệ. La Sát đói khát đòi ăn thịt sống, uống máu tươi, mới chịu nói hai câu còn lại.
Vì muốn được nửa sau bài kệ:
Sanh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt vi lạc.
Nghĩa:
Hết sanh, diệt rồi,
Niết Bàn là vui.
Liền đem bài kệ ấy viết lên cây, lên đá, rồi đem thân thí cho La Sát).
Ba, Nhất Hướng Vị Tha Ân. Vì Như Lai, nhiều kiếp, tu hành các công đức, không cho riêng mình, mà chỉ vì độ thoát tất cả chúng sanh; chưa từng, dù trong một niệm, làm vì mình. Đó là ân một mực làm vì người khác.
Bốn, Thùy Hình Lục Đạo Ân. Vì Như Lai hóa hiện vào sáu đường trời, người, tu la, địa ngục, súc sanh, Ngạ Quỷ để cứu giúp bao nhiêu khổ đau, khiến cho chúng được an vui. Đó là ân hóa hiện xuống sáu đường cứu giúp khổ đau.
Năm, Tùy Trục Chúng Sanh Ân. Vì Như Lai thấy tâm của chúng sanh không muốn xa lìa sanh tử, muôn kiếp không bỏ, nên vận dụng tâm đại từ bình đẳng, theo đuổi cứu giúp, khiến cho chúng lìa khổ được vui. Đó là ân theo đuổi cứu giúp khổ đau.
Sáu, Đại Bi Thâm Trọng Ân. Vì Như Lai thấy chúng sanh làm ác, đau đớn như tự cắt chân, tay mình, tâm vô cùng thống khổ, không sao an ổn được; lại thấy chúng sanh rơi vào ba đường ác, chịu khổ vô số, tâm rất lo buồn; liền khởi tâm đại bi để cứu giúp chúng. Nếu thấy chúng sanh làm việc lành, Như Lai rất vui mừng. Đó là ân sâu nặng của tâm đại bi.
Bảy, Ẩn Thắng Chương Liệt Ân. Vì căn cơ Đại Thừa và Tiểu Thừa mà Như Lai có ứng dụng lúc hơn lúc kém cho thích hợp. Như khi nói Hoa Nghiêm là vì Phổ Hiền và các vị đại Bồ Tát mà thị hiện hoa tạng, tướng hảo vi diệu nhiều như vi trần, đức thắng vô tận. Nếu như nói giáo pháp cho hàng Tam Thừa thì tướng vi diệu dấu kín, chỉ còn 32 tướng của ứng thân; như thế hàng Nhị Thừa và Tiểu Thừa giáo Bồ Tát mới mong có lợi ích. Kinh Pháp Hoa nói: Cởi bỏ cẩm bào quý báu, mặc vào áo rách dơ bẩn, tay cầm đồ đựng phân, đi đến chỗ của đứa con. Đó là ân dấu cái tốt, bày cái xấu để thích hợp cứu chúng sanh.
(Tam Thừa là Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát). Tiểu Giáo Bồ Tát tức là một trong năm giáo: Tiểu, Thỉ, Chung, Đốn, Viên).
Tám, Ẩn Thật Thi Quyền Ân. Vì Như Lai quan sát căn cơ nhỏ hẹp của các chúng sanh, che lấp giáo lý Đại Thừa thật pháp mà chỉ đưa ra Tam Thừa quyền pháp cho người, trời để dẫn dụ chúng sanh đến khi thành thục. Sau đó, Phật mới dùng Đại Thừa độ chúng giải thoát. Đó là ân che lấp thật giáo thi hành quyền giáo của Phật.
Chín, Thị Diệt Linh Mộ Ân. Nếu Như Lai sống lâu ở đời, những người phước mỏng không trồng căn lành, nghĩ rằng gặp Phật quá dễ, nên Phật thị hiện Diệt Độ, khiến cho chúng sanh biết rằng gặp được Phật ra đời là khó, ôm lòng luyến tiếc, mới trồng căn lành. Đó là ân thị hiện Diệt Độ.
(Diệt Độ là vĩnh viễn không còn hoạn nạn sanh tử luân hồi; vượt ra ngoài ba cõi).
Mười, Bi Niệm Vô Tận Ân. Vì Như Lai bi niệm tất cả chúng sanh, nên để lại phước giáo hóa còn dư của mình để cứu giúp chúng. Như thị hiện sống 100 tuổi, nhưng khi 80 tuổi thì nhập diệt, là để lại phước ấm 20 năm cho đệ tử vào thời mạt pháp cho chúng sanh nương vào đó mà tu hành, đều được thành tựu quả thánh. Với lòng từ bi vô lượng của Phật, đem lại lợi ích vô lượng cho chúng sanh. Đó là ân tâm từ vô tận, luôn nghĩ nhớ về chúng sanh của Phật.
Danh Xưng Như Đại Đức, Thượng Tọa, Và Hòa Thượng Có Ý Nghĩa Thế Nào     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Diêm Chúa Vâng Làm Theo Việc Thiện     Trâu Mẹ Quỳ Gối Xin Người Đồ Tể Cứu Nghé Con     Bánh Xèo Chay     Âm Thanh Hay Nhất     Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 2     ‘Có Còn Hơn Không’     Tội Lỗi     Mở Rộng Cửa Tâm Mình     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – The Treasure     


















Pháp Ngữ
Xả tài tích phước.Tích tài tán đạo


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,614,245