---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Ba La Mật
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Daśapāramitā (S), Ten perfections.
----------------------------- Phật Học Danh Số - Ns Đức Trí -----------------------------
● Thập Ba la mật là mười điều đại hạnh của Bồ Tát là mười pháp tu rốt ráo để đạt đến quả Phật.
1. Bố thí ba la mật: cho của cải, thân mạng và thí pháp xuất thế cho chúng sanh
2. Trì giới ba la mật: giữ giới tinh nghiêm, không tiếc mình vì giữ giới, khuyên người giữ giới và phát tâm Bồ Đề
3. Nhẫn nhục ba la mật: nhẫn nhục tất cả mọi chướng nghiệp, mọi nghịch cảnh lòng không giận hờn được từ tâm tam muội không hủy nhục chúng sanh mà khuyên người phát tâm Bồ Đề
4. Tinh tấn ba la mật: luôn tiến bước chẳng ngừng trên đường tu đạo, liều bỏ thân mạng vì đạo, nói pháp tối thắng khiến người nghe được tới cõi chánh giác giải thoát
5. Thiền định ba la mật: hằng giữ chánh định nhập chơn pháp giới, chẳng tiếc thân mạng giáo hóa chúng sanh thuyết pháp vi diệu khiến đắc vô lượng Bồ Đề
6. Bát nhã ba la mật: hiểu rõ chân lý không tiếc thân mạng để cầu pháp, quán thấu diệu lý bình đẳng, đây là huệ tư tánh
7. Phương tiện thiện xảo ba la mật: hiểu rõ cách giúp đỡ lợi ích cho chúng sanh không tiếc thân mạng, coi chúng sanh bình đẳng, nói pháp vi diệu độ chúng sanh.
8. Nguyện ba la mật: Quán Trung đạo tu từ bi để hóa độ chúng sanh không thối chuyển nơi quả Phật.
9. Lực ba la mật: dùng sức trí tuệ làm cho chúng sanh đắc nhập pháp Đại thừa, bỏ thân mạng để làm lợi ích cho chúng sanh khiến bỏ tà kiến hồi tâm quay về theo Niết Bàn.
10. Trí huệ ba la mật: thấu triệt các pháp giữ vững tâm trung đạo, không chán sanh tử không ham cầu Niết Bàn có đại xả tâm thương xót chúng sanh, nói pháp Nhất thừa khiến chúng sanh đắc Phật đạo.
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Mười Ba La Mật. Mười ba la mật tức mười độ, hay mười pháp qua bờ, cũng gọi là mười thắng hạnh, tức là 10 đức thù thắng mà các hành giả Bồ Tát Thừa phải có đầy đủ trước khi đạt được thành quả giác ngộ hoàn toàn. 10 thắng hạnh này gồm sáu pháp qua bờ, và thêm vào bốn pháp qua bờ nữa là phương tiện, nguyện, lực và trí, được phối hợp với tiến trình tu tập của hàng Bồ Tát cấp Mười Địa. Nói cách khác, mười ba la mật là mười thành quả mà hàng Bồ Tát ở cấp Mười Địa đạt được do công năng tu tập, theo thứ tự như sau:
1. Thí Ba La Mật: Gồm tài, pháp và vô úy thí; là thành quả của Bồ Tát bậc Sơ Địa (Hoan Hỉ Địa).
2. Giới Ba La Mật: Không hại sinh mạng, hành trì giới luật để thường tự tỉnh sát; là thành quả của bậc Nhị địa (Li Cấu Địa);
3. Nhẫn Ba La Mật: Dứt hết giận hờn, không hủy nhục chúng sinh, nhẫn nhục trước mọi hoàn cảnh cần phải nhẫn; là thành quả của bậc Tam-địa (Phát Quang Địa);
4. Tinh Tấn Ba La Mật: Tinh cần tu tập không phút nào xao lãng; là thành quả của bậc Tứ địa (Diễm Tuệ Địa);
5. Thiền ba la mật: Thường giữ Chánh Niệm cho tâm an định; là thành quả của bậc Ngũ Đa (Nan Thắng Địa);
6. Bát Nhã Ba La Mật: Trí tuệ thấy rõ thật tướng của các pháp, thấu suốt diệu lí bình đẳng; là thành quả của bậc Lục địa (Hiện Tiền Địa);
7. Phương Tiện Ba La Mật: Dùng mọi phương pháp để khai mở trí tuệ, hiểu rõ mọi cách thức giúp ích cho chúng sinh; là thành quả của bậc Thất Địa (Viễn Hành Địa);
8. Nguyện Ba La Mật: Thường giữ tâm nguyện cứu độ chúng sinh, nói pháp vi diệu, biện tài Vô Ngại; là thành quả của bậc Bát Địa (Bất Động Địa);
9. Lực Ba La Mật: Có năng lực phân biệt rõ chân ngụy, tu dưỡng các hạnh lành thực tiễn, giúp chúng sinh dứt bỏ Tà Kiến; là thành quả của bậc Cửu địa (Thiện Tuệ Địa);
10. Trí Ba La Mật: Trí tuệ biết rõ tất cả các pháp, giữ vững trung đạo, không chán sinh tử, không ham Niết Bàn, có lòng xả rộng lớn; là thành quả của bậc Thập Địa (Pháp Vân Địa).
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十波羅密 (Hoa Nghiêm Kinh)
Tiếng Phạn là Ba La Mật, tiếng Hoa là Đáo Bỉ Ngạn. Vì Bồ Tát tu mười pháp này, giáo hóa cứu độ chúng sanh, vượt qua biển sanh tử đến bờ Niết Bàn.
Một, Đàn Na Ba La Mật. Tiếng Phạn là Đàn Na, tiếng Hoa là Bố Thí. Tâm bao quát gọi là bố. Hẹp với mình, rộng với người gọi là thí.
Kinh nói: Bồ Tát muốn cho tâm chúng sanh đầy đủ, trong ngoài đều buông, không vướng mắc cái gì. Đó gọi là Bố Thí Đáo Bỉ Ngạn.
(Trong tức là đầu, mắt, thân mạng,…. ; ngoài tức là tiền của, vàng bạc…).
Hai, Thi La Ba La Mật. Tiếng Phạn là Thi La, tiếng Hoa là Thanh lương. Vì xa lìa nóng bức não loạn nên được mát mẻ; còn gọi là ngăn ngừa, vì rèn luyện ba nghiệp không để phát sanh tội lỗi, thích đi trên đường lành, không để mình buông lung. Giới Kinh nói: Bồ Tát giữ đủ các giới mà không vướng mắc, đó gọi là Trì Giới Đáo Bỉ Ngạn.
Ba, Sằn Đề Ba La Mật. Tiếng Phạn là Sằn (sàn) đề, tiếng hoa là Nhẫn Nhục. Người khác đem đến sự phiền phức, bực bội là nhục; nhận lấy nhục là nhẫn; nội tâm có khả năng nhận lấy sự phiền nhiễu ở bên ngoài tác động.
Kinh nói: Bồ Tát có thể chịu tất cả xấu ác, đối với chúng sanh tâm của các Ngài luôn bình đẳng, không hề dao động. Đó gọi là Nhẫn Nhục Đáo Bỉ Ngạn.
Bốn, Tỳ Lê Da Ba La Mật. Tiếng Phạn là Tỳ Lê Da, tiếng Hoa là Tinh Tấn. Đối với chánh pháp tâm luyện Tập Đến chỗ tinh anh, gọi là tinh. Tâm chuyên nhất cố đạt thành gọi tấn. Đó gọi là tâm không lười biếng, siêng tu tập pháp lành vậy.
Kinh nói: Bồ Tát nguyện rộng lớn, luôn luôn tu tập không biết lười biếng, những gì làm được, luôn không thối lui. Đó gọi là Tinh Tấn Đáo Bỉ Ngạn.
Năm, Thiền Na Ba La Mật. Tiếng Phạn là Thiền Na, tiếng Hoa là Tịnh Lự. Niệm và lự (nghĩ và suy) đều quên, an tâm vào lý cảnh, còn có tên là trí sanh; vì dựa vào định mà sanh trí.
Kinh nói: Bồ Tát đối với cảnh ngũ dục, không thèm muốn, vướng mắc; Thiền Định theo thứ lớp đều thành tựu được. Đó gọi là Tịnh lự Đáo Bỉ Ngạn.
(Thiền định theo thứ lớp là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền… tuần tự mà vào).
Sáu, Bát Nhã Ba La Mật. Tiếng Phạn là Bát Nhã, tiếng Hoa là Trí Huệ. Quyết định rõ ràng, xem xét kỹ lưỡng gọi là trí; bắt đầu tâm phân biệt gọi là huệ. Vì chiếu soi hết các pháp, đều không thể có được (thật có), nên hiểu biết vô ngại.
Kinh nói: Bồ Tát ở chỗ Phật, giỏi quán sát các pháp, được ấn thật tướng, đi vào tất cả trí. Đó gọi là Trí huệ đến bờ bên kia. (Thật tướng là tướng thật. ấn tức là vô tướng nên gọi là thật tướng. ấn tức là ấn định (gắn chặt) rằng tất cả pháp đều vô tướng.
Bảy, Phương Tiện Ba La Mật. Phương tức là phương pháp. Tiện tức là thích đáng (tiện nghi). Vì vận dụng phương tiện khéo léo, tùy theo căn cơ giúp đỡ chúng sanh, đúng lúc đúng duyên.
Kinh nói: Bồ Tát giáo hóa chúng sanh không biết mỏi mệt, nhàm chán, tùy theo sự ưa thích của chúng sanh mà hiện thân thích hợp nói pháp. Đó là Phương tiện đến bờ bên kia.
Tám, Nguyện Ba La Mật. Nguyện tức là thệ nguyện, chí mong được đầy đủ. Trên cầu Phật đạo, dưới giáo hóa chúng sanh đến hết vị lai hạnh nguyện thành tựu.
Kinh nói: Bồ Tát thành tựu cho tất cả chúng sanh, cúng dường tất cả Phật, đến hết kiếp vị lai, chứng được trí huệ của Như Lai. Đó gọi là Nguyện đến bờ bên kia.
Chín, Lực Ba La Mật. Lực tức là lực dụng (tác dụng của lực). Vì hạnh viên mãn, công hoàn thành đối với vạn cảnh không động, có khả năng làm tốt nhiều việc vậy.
Kinh nói: Bồ Tát tâm lực đầy đủ sâu thẳm, không có tạp nhiễm, cho đến đầy đủ sức gia trì để tin, hiểu và lãnh thọ. Đó gọi là Lực đến bờ bên kia.
Mười, Trí Ba La Mật. Trí tức trí huệ. Vì quyết đoán không lầm lạc, chứng pháp làm cho tinh thần an vui, giỏi vào huệ của Phật, thấu suốt vô ngại.
Kinh nói: Bồ Tát biết tất cả pháp chân thật, biết tất cả Như Lai lực, hiểu rộng khắp Pháp Giới môn. Đó gọi là Trí huệ đến bờ bên kia.
Xe Bò     Con cái được sanh ra trong lúc lo sợ và dằng co bên bờ sanh tử,có thể chuyển nghiệp này không?     Nguồn Gốc     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Làm Nghề Đồ Tể ( P.2 )     Không Có Cõi Tiên Trong Giáo Điển Phật Giáo     Vì sao Thầy trở nên tu sĩ?     Nếu có thể nhân bản (cloning) con người, xin hỏi người được nhân bản ấy có linh tính không?     Nghệ Sĩ Keo Bẩn     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Ba – Những Mối Nghi Về Nghiệp Nặng Khó Tránh     Được Phước Hay Tổn Phước?     


















Pháp Ngữ
Hảo sự bất xuất môn
Ác sự truyền thiên lý.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,634,312