---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Không Hải
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Kūkai (J).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (Kukai – 774-835): là vị sáng tổ của tông Chân Ngôn ở Nhật-bản. Ngài là người Nhật, 15 tuổi lên kinh đô học Nho, sau vào đại học Nại-lương (Nara) và dần dần chuyển sang nghiên cứu Phật giáo. Năm 18 tuổi đã phát biểu tư tưởng của mình trong sách Tam Giáo Chỉ Qui, phê bình cả 3 đạo Nho, Phật, Lão. Năm 20 tuổi ngài xuất gia ở chùa Chân-vĩ-sơn, học suốt kinh luận đại tiểu thừa, đặc biệt nghiên cứu về Tam Luận. Hai năm sau ngài thọ đại giới tại chùa Đông-đại. Một đêm nọ ngài nằm mộng thấy mình có được Kinh Đại Nhật, nhưng không hiểu gì. Đến năm 31 tuổi (năm 804) ngài sang Trung-quốc (bấy giờ là thời đại nhà Đường), đến kinh đô Trường-an tham học với nhiều vị cao tăng thạc học, cuối cùng thì làm đệ tử đích truyền của ngài Huệ Quả ở chùa Thanh-long, được thọ phép quán đảnh a-xà-lê Mật Tông, xưng hiệu là Biến Chiếu Kim Cương, trở thành vị tăng Nhật-bản đầu tiên tu học theo tông Chân Ngôn. Năm 806, vâng lời di chúc của thầy, ngài trở về Nhật-bản để hoằng dương Mật Giáo. Ngài đã sáng lập tông Chân Ngôn ở Nhật-bản, và do sự nỗ lực hoằng dương của ngài mà Mật Giáo trở nên cực thịnh một thời, gây ảnh hưởng sâu rộng trong các công việc của quốc gia, của dân tộc, của sắc tộc, thậm chí của một nhóm người, một cá nhân con người; áp đảo cả ảnh hưởng của các tông phái từng có thế lực khác như Hoa Nghiêm và Thiên Thai. Triều đại Bình-an (Heian – 784-1185) đã trở thành thời đại của tông Chân Ngôn Phật giáo! Năm 835 ngài viên thịch, thế thọ 62 tuổi, được vua ban thụy hiệu là Hoằng Pháp đại sư. Trước tác của ngài thật phong phú: Về phương diện giáo nghĩa có Biện Hiển Mật Nhị Giáo Luận, Bí tạng Bảo Dược, Thập Trụ Tâm Luận, Tức Thân Thành Phật Nghĩa, Bát Nhã Tâm Kinh Bí Kiện, Phú Pháp Truyện v.v...; về phương diện văn học có Văn Cảnh Bí Phủ Luận, Văn Bút Nhãn Tâm Sao, Tánh Linh Tập, Cao Dã Tạp Bút Tập v.v...
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● 空 海; J: kūkai; 774-835, còn được gọi là Hoằng Pháp Ðại sư (j: kōbōdaishi); Cao tăng Nhật Bản, người sáng lập Chân ngôn tông (j: shingon) – dạng Mật tông tại Nhật. Sư tu học Mật tông tại Trung Quốc và về Nhật mở đạo trường tại núi Cao Dã (j: kōya), về sau trở thành trung tâm của Chân ngôn tông. Năm 17 tuổi, Sư đã viết luận về Nho, Lão và Phật giáo và tác phẩm Thập trụ tâm luận – Sư biên soạn bộ này dưới lệnh của Thiên hoàng – nói rõ đạo lí cơ bản của Chân ngôn tông. Sư cũng mở trường dạy nghệ thuật và khoa học, chấp nhận mọi người theo học, dạy các môn học thế gian và siêu thế gian, kể cả đạo lí của Khổng Tử và Lão Tử. Sư cũng nổi danh trong các ngành khác như hội họa, điêu khắc và kĩ thuật. Sư rất quan tâm đến việc học Phạn ngữ vì cho rằng chỉ với ngôn ngữ này, ý nghĩa của những Man-tra và Ðà-la-ni mới thể hiện trọn vẹn. Sư và các môn đệ cũng là những người đầu tiên kết hợp truyền thống Thần đạo (j: shintō) với Phật giáo và đưa các vị Tổ của Thần đạo lên hàng Bồ Tát. Sư sinh trưởng trong một gia đình quí tộc. Năm 791, Sư vào một trường dạy Nho và cũng trong năm này, mới 17 tuổi, Sư viết Tam giáo chỉ qui, một bài luận về ba học thuyết thời bấy giờ là Phật, Khổng và Lão giáo. So sánh với đạo Phật, Sư nêu ra những giới hạn của Khổng, Lão. Theo Sư thì đạo Phật đã dung chứa những yếu tố của Khổng, Lão. Tác phẩm Thập trụ tâm luận (Mười bậc trên đường học đạo) của Sư được xem là quan trọng nhất, vượt xa năm tác phẩm Phật giáo khác cùng được trình cho nhà vua thời bấy giờ. Tác phẩm này bao gồm mười chương, trình bày mười cấp phát triển một ý thức giác ngộ. Sư là người đầu tiên tại Nhật dùng phương pháp so sánh một học thuyết với học thuyết khác để làm sáng tỏ một quan điểm. Mười bậc trên đường học đạo theo Thập trụ tâm luận của Sư gồm có:
* Cấp 1 là thế giới như của súc sinh, thế giới không kiểm soát được tham dục, thế giới không hề có ý thức Giác ngộ;
* Cấp 2 là Khổng giáo, là nơi thực hiện các đức hạnh thế gian, nhưng không quan tâm đến ý thức giác ngộ;
* Cấp 3 là Lão giáo, mà các tín đồ tin tưởng nơi một tầng trời đầy hoan lạc bằng cách tu tập thiền định;
* Cấp 4 là cấp của Thanh văn thừa của Tiểu thừa, tin vào tính Vô ngã vì cái ngã chỉ do Ngũ uẩn tạo thành;
* Cấp 5 là cấp Ðộc giác Phật, là người đạt tri kiến về Mười hai nhân duyên, về sự vô thường, vô ngã và là người đã chấm dứt sự phát sinh của Nghiệp;
* Cấp 6 là cấp của tông Pháp tướng (j: hossū-shū);
* Cấp 7 là cấp của Tam luận tông,
* Cấp 8 là cấp của Thiên Thai tông,
* Cấp 9 là cấp của Hoa nghiêm tông
* Cấp 10 là Chân ngôn tông.
Sư cho rằng chín cấp trước đều do “bệnh của tư tưởng” mà thành, chỉ có cấp 10 mới chứa đựng chân lí đích thật.
Người Tình Là Gì, Thưa Thầy     Sẻ Vàng Cuốn Tơ     Học Im Lặng     Chánh Tín     Thầm Lặng Tình Cha     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2 ) – Thiền Tập     Kiến Càng Và Trâu Nước     Khi cùng cực cái khó, rồi sau này cũng hết cái khó phải không?     Sư Khất Thực Thật – Giả Khó Phân     Một Đạo Sỹ Nói Về Số Mệnh     


















Pháp Ngữ
Hỷ ái sinh sầu ưu,
Hỷ ái sinh sợ hãi.
Ai giải thoát hỷ ái,
Không sầu, đâu sợ hãi?


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,483,567