---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Phệ Đà
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Xem Vệ Đà.
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Hay Vệ Đà - Veda: là kinh điển căn bản của đạo Bà-la-môn. Khoảng 1.500 năm trước TL, giống dân du mục Arya từ miền Trung Á tràn vào vùng Tây Bắc Ấn-độ. Họ đã chiến thắng dân bản xứ (Dravida), chiếm cứ vùng đất rộng lớn từ Punjab (cũng viết là Panjab) xuống đến lưu vực sông Hằng. Họ tự đặt mình ở địa vị chủ nhân ông, và biến người dân bản xứ thành hàng nô lệ. Sau khi mọi việc đã được bình định, giai cấp lãnh đạo tinh thần của giống Arya là các giáo sĩ Bà-la-môn, đã sưu tập lại tất cả những bài ca tán tụng thần thánh đã có từ trước và trong suốt thời kì chinh phục Ấn-độ, làm thành bộ thánh thư xưa nhất của Ấn-độ là Vệ Đà, gồm có bốn tập:
1) Lê Câu Vệ Đà (Rigveda): gồm những bài ca nói về sự sáng tạo vũ trụ, giải thích về số mạng dài ngắn của con người, cùng các cách tu dưỡng để bảo tồn tính lành.
2) Sa Ma Vệ Đà (Samaveda): gồm những bài ca dùng trong việc tế tự, cầu đảo chư thần linh.
3) Dạ Nhu Vệ Đà (Yajurveda): gồm những bài kệ dùng trong các việc như cưới gả, chôn cất, tiệc tùng v.v..., cùng đề cập đến các cách bói toán, binh pháp, quân trận.
4) A Thát Bà Vệ Đà (Artharvaveda): gồm những thần chú dùng để giải trừ tai nạn.
Trong bốn tập trên thì Rigveda được thành hình sớm nhất, khoảng từ thế kỉ 14 đến thế kỉ 11 trước TL, được coi là cuốn thánh thư tối cổ của nhân loại; ba tập sau xuất hiện trong mấy thế kỉ kế tiếp. Bốn tập Vệ Đà này đã là nền tư tưởng và học thuật căn bản và dành riêng cho giới thượng lưu (Bà-la-môn, vua chúa, công hầu khanh tướng) của Ấn-độ trước khi Phật giáo xuất hiện; và theo truyền thống, chỉ có các giáo sĩ Bà-la-môn mới có quyền giảng giải các thánh thư ấy mà thôi. Sau đó, trong khoảng từ thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 4 tr. TL (tức trong khoảng thời gian Phật giáo xuất hiện), lại có thêm Phạm Thư (Brahmana) và Áo Nghĩa Thư (Upanisad) ra đời. Nội dung của Phạm Thư gồm những bản “anh hùng ca”, được xem là phần nối dài của bộ Vệ Đà. Trong khi đó thì nội dung của Áo Nghĩa Thư hàm chứa những giáo lí cực kì uyên áo của đạo bà-la-môn, mà các triết thuyết về “tự ngã”, “không hai”, “nghiệp báo luân hồi” và “giải thoát” là những đặc điểm vô cùng quan trọng, ảnh hưởng không ít đến tư tưởng của Phật.
Phi hành phi tọa tam muội: cũng gọi là Giác ý tam muội, hay Tùy tự ý tam muội (một trong 4 loại tam muội do tông Thiên Thai chế lập: Thường Tọa Tam Muội, Thường Hành Tam Muội, Bán Hành Bán Tọa Tam Muội, và Phi hành phi tọa tam muội), tức là loại tam muội tùy ý mà tu tập; đi, đứng, nằm hay ngồi đều tu tập được, thân thể không bị hạn cuộc vào một tư thế nào, cũng không có một hạn kì nhất định nào; bất cứ sự vật gì cũng là đối tượng để quán chiếu, giờ khắc nào cũng là giờ khắc quán chiếu.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● 吠 陀; C: fèituó; J: haita; Phiên âm chữ Veda từ tiếng Phạn, là kinh văn căn bản của Bà-la-môn Ấn Độ giáo.
Bị Đọa Làm Chó     Khiêm Cung Trung Hậu     Có Nên “Hạn Chế Thắp Hương Vì Độc Hại”?     Vì Sao Không Nhiều Người Hiến Tạng Và Hiến Xác?     Ông Trưởng Giả Keo Kiệt     Không Dính Bụi     Xá Xíu Chay     Tấn Hương     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Nên Khuyên Dạy Phụ Nữ     Xin cho biết tóm tắt lịch sử của Đức Phật?     


















Pháp Ngữ
Nhẫn một chút sóng yên bể lặng
Lui một bước đất rộng trời cao


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,620,189