---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Trần Nhân Tông
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 陳 仁 宗 (1258-1308). Sơ tổ phái thiền Trúc Lâm, vị vua anh hùng vào đời Trần của Việt Nam, tên Khâm, con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng thái hậu. Ngài tuy ở địa vị sang cả mà tâm hâm mộ Thiền Tông từ thuở nhỏ. Năm 16 tuổi được lập làm Hoàng thái tử, ngài cố từ để nhường lại cho em, mà vua cha không chịu. Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc mẫu cho ngài tức là Khâm Từ Thái Hậu sau này. Sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc ấy mà tâm ngài vẫn thích đi tu. Một hôm vào lúc nửa đêm, ngài trèo thành trốn đi, nhưng đến chùa tháp ở núi Đông Cứu thì vua cha sai các quan tìm thấy, ngài bất đắc dĩ phải trở về. Năm 21 tuổi, ngài lên ngôi Hoàng đế (1279). Tuy ở địa cửu trùng, mà ngài vẫn cố thu xếp thời gian để tu tập, ngài hay đến chùa Tư Phúc trong đại nội mỗi ngày. Con người ngài rất thông minh hiếu học, đọc hết các sách vở, suốt thông nội điển (kinh) và ngoại điển (sách đời). Những khi nhàn rỗi, ngài mời các thiền khách bàn giải về tâm tông, học thiền với Thượng sĩ Tuệ Trung, thâm đắc đến chổ thiền tủy. Đối với Thượng sĩ, ngài kính lễ làm thầy. Khi giặc Nguyên Mông sang quấy rối, ngài phải xếp việc kinh kệ để lo giữ gìn xã tắc. Nhờ tình đoàn kết quân dân, ngài đã hai lần đuổi được quân Nguyên, giữ gìn trọn vẹn đất nước. Năm Quý Tỵ (1293), ngài nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Trên cương vị này, ngài cố vấn chỉ dạy cho con được 6 năm, rồi chuẩn bị xuất gia. Đến tháng 10 năm Kỷ Hợi (1299), ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. ở đây, ngài chuyên cần tu hạnh Đầu Đà lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Sau đó, ngài lập chùa, cất tịnh xá, khai giảng để tiếp độ chúng tăng, lập giảng đường ở chùa Phổ Minh, phủ Thiên Trường để giảng dạy, lập am Tri Kiến ở trại Bố Chính… Đến năm Giáp Thìn (1304), ngài dạo khắp nơi khuyên dân dẹp bỏ những miếu thờ thần không chính đáng và dạy họ tu hành thập thiện. Vào mùa đông năm ấy, vua Anh Tông dâng biểu thỉnh ngài về đại nội để truyền giới Bồ Tát tại gia. Sau đó, ngài chống gậy đến chùa Sùng Nghiêm ở núi Linh Sơn để truyền bá Thiền Tông. Với phái thiền Trúc Lâm mà ngài đứng đầu, thiền học Phật giáo Việt Nam đời Trần đã phát triển rực rỡ và thể hiện được đầy đủ trí tuệ Việt Nam. Về phương diện thi ca, cây sáo thơ Trần Nhân Tông để lại một tiếng ngân trong đến thẳm sâu. Tác phẩm: Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục. Đại Hương Hải ấn Thi Tập. Tăng già Toái Sự. Thạch Thất Mị Ngữ.
Theo: Thiền Sư Việt Nam của HT. Thanh Từ.
Làm chính trị cho một quốc gia thì có thể coi là Bồ tát không?     Những Người Đã Giác Ngộ Không Phải Là Những Người Có Niềm Tin Tôn Giáo     Cháo Đậu Xanh     Bánh Dâu Tây     Xin hỏi phải xử lý những quyển kinh sách chép tay như thế nào thì mới như đúng pháp?     17 Lời Khuyên Dạy Đáng Suy Ngẫm Của Thiền Sư Kodo Sawaki     Gõ Cửa Thiền – Ông Phật     Gõ Cửa Thiền – Lời Khuyên Của Mẹ     Cây Ốm Yếu Cong Queo – Cái Khay Bẩn – Lầu Trên Lầu Dưới – Những Giọt Nước     Trứng Chay     


















Pháp Ngữ
Khởi từ hỷ ái sinh ra
Sinh lo, sinh sợ khó mà tránh đi
Khi mà hỷ ái xa lìa
Chẳng còn lo sợ chút gì nữa đâu.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,588,154