---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ngoại Đạo Kế Cửu Chấp Sanh Thế Gian
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 外道計九執生世間 (Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao)
Vì ngoại đạo không hiểu pháp vốn không sanh, cũng không diệt; nhân, duyên hợp tạm gọi có sanh, diệt là tùy duyên, vốn không có tự tánh; chẳng phải theo tình cảm, tính toán mà chỉ là chấp chặt lấy giả danh, rồi cho rằng mộtvật mà có thể sanh ra muôn vật trong thế gian. Vì vậy có chín loại nghị luận về Tà Kiến.
Một, Chấp Thời. Thời tức là thời gian. Vì ngoại đạo chấp rằng muôn vật sanh ra đều theo thời gian; như trồng cây cối phải có thời gian; mới sanh ra quả, có thời gian không sanh; rồi cho rằng do thời gian tác dụng vào. Khi chậm khi nhanh, cành nhánh của những cây ấy, theo thời gian mà tốt tươi hay khô héo. Thời gian rất là vi tế, không thể thấy được, nhờ thời tiết, hoa quả các loại cây, nên biết có thời gian. Vì thế, chấp thời gian là thường còn, là duy nhất, là nguyên nhân của vạn vật, là nguyên nhân của Niết Bàn.
Hai, Chấp Phương. Phương tức là phương sở (nơi chốn). Vì luận sư về phương sở cho rằng, bốn phương đông, tây, nam, bắc đều có thể sanh ra con người; người sanh ra trời đất. Sau khi diệt mất rồi trở về nhập vào phương sở. Bởi vậy, gọi là khắp cõi hư không, chính là phương, là sở. Tất cả con người, sinh vật, hoặc sống, hoắc chết, không rời khỏi phương sở. Ví thế, chấp phương là thường còn, là duy nhất, là nguyên nhân của vạn vật, là nguyên nhân của Niết Bàn.
Ba, Chấp Vi Trần. Vi trần là hạt bụi rất nhỏ. Vì luận sư Lộ Già Da cho rằng các pháp sắc, tâm… đều được sanh ra từ vi trần. Tứ đại nhỏ nhất là thường còn, có thể sanh ra thô sắc. Tuy là ở nhỏ nhất mà thể thì thật có. Các vật to lớn ỏ thế gian thì vô thường nhưng cái nhân nhỏ nhất thì không hư hoại. Vì thế, chấp cực vi là thường còn, là duy nhất, là nguyên nhân của vạn vật, là nguyên nhân của Niết Bàn.
(Tiếng Phạn là Lộ Già Da, tiếng Hoa là thuận thế).
Bốn, Chấp Không. Không tức là hư không. Vì luận sư Khẩu lực chấp hư không là nguyên nhân của vạn vật, cho rằng từ hư không sanh ra gió, từ gió sanh ra lửa, từ lửa sanh ra ấm, từ ấm sanh ra nước, từ nước sanh ra băng, băng cứng thành đất, đất sanh ra ngũ cốc, ngũ cốc sanh ra mạng sống, mạng sống mất rồi trở về hư không. Vì thế, chấp hư không là thường còn, là duy nhất, là nguyên nhân của vạn vật, là nguyên nhân của Niết Bàn.
Năm, Chấp Đại Chủng. Vì ngoại đạo Thuận thế chấp bốn đại là đất, nước, gió, lửa là Chủng Tử là nguyên nhân sanh ra vạn vật, nên cho là vạn vật trong thế gian từ bốn đại sanh ra, sau khi mất đi trở về với bốn đại. Như tướng rắn cứng của Thân Căn là đất, tướng ẩm thấp là nước, tướng nóng là lửa, tướng động là gió, mới biết rằng thân thể và vạn vật không xa lìa bốn đại. Vì thế, chấp bốn đại là thường còn, là duy nhất, là nguyên nhân của vạn vật, là nguyên nhâncủa Niết Bàn.
Sáu, Chấp Thần Ngã. Thần Ngã là ngoại đạo chấp thức thứ tám Tàng Thức làm thần ngã. Vì ngoại đạo Ca Tì La luận về chủ của 25 đế, cho rằng vừa bắt đầu tối tăm tức là minh đế sanh ra giác (hiểu biết, tứ giác sanh ra ngã tâm (tâm của ta), từ ngã tâm sanh ra năm trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc; từ năm trần sanh ra năm đại: đại, thủy, hỏa, phong, không; từ năm đại sinh ra 11 căn nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, thủ, túc, khẩu, đại di, tiểu di và thần ngã, công lại 25 đế. 24 đế ở trước từ thần ngã sanh ra, dựa vào thần ngã làm chủ. Vì thần ngã thường hiểu biết rõ ràng, an ổn ở đó, thường còn không hư hoại, giữ gìn các pháp. Vì thế chấp thần ngã là thường còn, là duy nhất, là nguyên nhân của vạn vật, là nguyên nhân của Niết Bàn.
(Tiêng Phạn là Ca Tì La, tiếng Hoa là Hoàng Sắc, vì đầu của ông màu vàng, tác giả của Tăng khư luận. Minh sơ cũng gọi là Minh Đế; vì ông tu theo ngoại đọa, có thể quán sát thấy việc của tám vạn kiếp, tám vạn kiếp về trước thì mờ mịt không thấy được. Giác tức là tri giác. Ngã tâm tức là tâm ngã mạn của ngoại đạo).
Bảy, Chấp Thắng Diệu. Thắng diệu là trời Na La Diên rất là tuyệt vời. Vì luận sư Vi Đà cho rằng trời Na La Diên có thể sanh ra bốn chủng tánh. Bà La Môn sanh ra ở miệng, Sát lợi sanh ra ở hai cánh tay, Tì xá sanh ra ở hai bắp đùi, Thủ Đà La sanh ra ở hai ống chân. Vì ở trong rốn Na La Diên mọc lên hoa sen lớn. Trên hoa sen sanh ra Phạm Thiên. Phạm Thiên có khả năng sanh ra vạn vật, ông trời này là chủ cõi Phạm Thiên, rất là vượt bậc và tuyệt vời. Vì thế cho ông trời này là thường còn, là duy nhất, là nguyên nhân của vạn vật, là nguyên nhân của Niết Bàn.
(Tiếng Phạn là Na La Diên, tiếng Hoa là Câu Tỏa Lực, còn gọi là Kiên Cố. Tiếng Phạn là Vi Đà, tiếng Hoa là Trí Luận. Tiếng Phạn là Bà La Môn, tiếng Hoa là Tịnh Hạnh. Tiếng Phạn là Sát Đế Lợi, tiếng Hoa là Điền chủ. Tiếng Phạn là Tì xá, tiếng Hoa là Thương cổ. Tiếng Phạn là Thủ Đà La, tiếng Hoa là Nông dân).
Tám, Chấp Tự Tại Thiên. Tự tại thiên là trời Sắc Cứu Cánh, làm chủ 3000 thế giới. Trời này đồ thán ngoại đạo và giai cấp Bà La Môn đều cho rằng trời Tự tại là nguyên nhân sanh ra vạn vật. Vì trời này có bốn đức:
01) Thể chân thật;
02) Biến (bao trùm);
03) Thường;
04) Hay sanh ra các pháp. Lại rằng trời này có ba thân:
01) Pháp Thân: thể bao trùm tất cả, lượng bằng hư không; có khả năng sanh ra vạn vật;
02) Thọ Dụng Thân: vì ở trên cõi sắc;
03) Biến Hóa thân: vì tùy theo hình tướng của chúng sanh trong sáu đường mà biến hiện thân hình để giáo hóa chúng. Vì thế, chấp trời này là thường còn, là duy nhất, là nguyên nhân của vạn vật, là nguyên nhân của Niết Bàn.
(Trời Sắc Cứu Cánh là trời thứ 18 ở cõi sắc. Đồ thán là lấy than tro trét vào thân mình, một hình thức tu khổ hạnh).
Chín, Chấp Đại Phạm Thiên. Đại Phạm Thiên là trời Sơ Thiền ở cõi sắc, tức là ông trời mà luận sư Vi Đà chấp ở trên. Trời Na La Diên có khả năng sanh bốn chủng tộc, lại từ rốn mọc lên hoa sen lớn. Trên hoa sen là ông tổ của Phạm Thiên. Phạm Thiên hay sanh các vật có mạng sống và không có mạng sống. Vì thế cho trời này là thường còn, là duy nhất, là nguyên nhân của vạn vật, là nguyên nhân của Niết Bàn.
Hòa Thượng Thích Tâm Hoàn (1924-1981)     NHỮNG NGÔI CHÙA NÀO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ DI TÍCH CẤP THÀNH PHỐ, CẤP QUỐC GIA?     Tùy Tiện Phóng Sanh     Vấn đề tuổi tác và duyên số trong hôn nhân ?     Xin hỏi ‘phong thủy’ trong nhà và phần mộ của tổ tiên có ảnh hưởng đến con cháu hiện tại hay không?     CON HÁT TẤU NHẠC     Đế Quân Hiện Mộng     Nghe “tụng Kinh, Trì Chú”     Quỷ Hiện Nghiệp Nhân     Số Giới luật phải thọ nhận của tu sĩ theo Phật Giáo Bắc tông và Nam Tông có khác nhau không?     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Thiên thời bất như địa lợi
Địa lợi bất như nhân hòa.
(Thiên thời kém địa lợi xa
Địa lợi lại kém nhân hoà xa hơn.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,981 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,336 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Haitrieuam
Lượt truy cập 39,194,934