---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nhục Chi
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Tukhāra (S).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (Kusana). Là tên một chủng tộc sống rải rác ở các vùng Tây-Bắc Trung-quốc, Tây-vức, Trung và Tây-Bắc Ấn-độ, cùng các vùng lưu vực sông Hằng và Ngũ-hà, trong khoảng thời gian từ thế kỉ thứ 3 tr. TL đến thế kỉ thứ 5 s. TL. Theo các nhà học giả hiện đại, chủng tộc này bao gồm các tộc Tạng, Mông-cổ, Đột-quyết, Khương, Indo-Scythians v.v... Văn hóa của họ tương đồng với chủng tộc Hung-nô. Theo các sách sử Trung-quốc, chủng tộc Nhục-chi nguyên sống trong vùng Đôn-hoàng và Kì-liên sơn, phía Tây-Bắc Trung-quốc. Vào đầu nhà Hán, vì ẩn tránh tộc Hung-nô ở phía Bắc, họ đã di cư về hướng Tây, chiếm đất của tộc Tắc (Saka) và Ô-tôn, đánh bại Đại-Hạ (Bactria, một cổ quốc ở lưu vực sông Amu, vùng Trung-Á, nằm phía Tây-Nam cao nguyên Pamir, bao trùm nước A-phú-hãn ngày nay), chiếm cả vùng đất phía Bắc sông Qui (tức sông Amu, ở biên thùy phía Bắc nước A-phú-hãn ngày nay), lập thành nước Đại Nhục-chi. Số còn lại vẫn giữ vùng đất Kì-liên sơn, gọi là Tiểu Nhục-chi.
Sau khi đã ổn định tình thế, nước Đại Nhục-chi đóng đô tại thành Lam-tử ở phía Nam sông Qui (nay là miền Bắc nước A-phú-hãn), cho năm “hấp hầu” (tức là chư hầu) của dân bản xứ Đại-Hạ được trấn giữ đất cũ; và cả năm hấp hầu này đều lệ thuộc Đại Nhục-chi. Hơn 100 năm sau, hấp hầu Quí-sương trở nên hùng mạnh hơn bốn hấp hầu kia. Thủ lãnh của hấp hầu Quí-sương lúc đó là Khâu Tựu Khước (Kujura Kadphises I) nổi lên tiêu diệt cả bốn hấp hầu kia, chiếm lấy địa vị của Đại Nhục-chi, tự lập làm vua, đổi tên nước thành Quí-sương (Kushan); rồi chinh phục nước An-tức (Iran), thôn tính đất Cao-phụ (Kabul), diệt Bộc-đạt (Baghdad), Kế-tân (Dardisthan), chiếm luôn vùng đất Bàng-già-phổ (Panjab) của nước Thiên-trúc, lập thành đế quốc Quí-sương rộng lớn. – Từ đó, lẽ ra vương triều này phải được gọi là Quí-sương vương triều, nhưng người Trung-quốc vẫn quen gọi là Đại Nhục-chi.
Sau khi Khâu Tựu Khước chết, người con là Diêm Cao Trân (Wema Kadphises II) nối ngôi, lại tiếp tục chiếm miền Bắc nước Thiên-trúc, cho tướng trấn giữ nước Kiền-đà-la (Gandhara); đó là thời kì toàn thịnh của đế quốc Đại Nhục-chi (tức Quí-sương). Trong thời gian tại vị, vua Diêm Cao Trân đã giao thiệp rộng rãi với các nước lân bang, nhất là La-mã, gây nên sự dung hợp giữa hai nền văn hóa Đông và Tây; từ đó mà hình thành nền mĩ thuật Kiền-đà-la, tức là nền mĩ thuật Phật giáo mang hình thức Hi-lạp, đã ảnh hưởng sâu xa đến nền mĩ thuật Phật giáo ở các nước Á-châu về sau này. Ông cũng đã cho lấy vàng trong nước để đúc tiền, làm cho kinh tế phát triển, các thành phố và nền thương nghiệp rất phồn thịnh, đặc biệt là “con đường tơ lụa” đi ngang qua địa vức của đế quốc, đã trở thành yếu lộ giao thông kinh tế giữa Âu-châu và Á-châu.
Đến đời vua thứ ba của vương triều là Ca Nị Sắc Ca, thì thế lực của đế quốc Quí-sương lại càng rộng lớn hơn nữa. Ông dời kinh đô của đế quốc đến thành Bố-lộ-sa-bố-la (Purusapura) của nước Kiền-đà-la. Ông tín ngưỡng Phật pháp rất kiền thành, nên đã hết lòng bảo hộ Phật giáo, xây cất rất nhiều chùa tháp, quan trọng nhất là ông đã phát tâm bảo trợ cho đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư của 500 vị A-la-hán tại nước Ca-thấp-di-la (Kasmira). Trong lịch sử Phật giáo Ấn-độ, công nghiệp ủng hộ Phật giáo của ông được sánh ngang bằng với vua A Dục (thế kỉ thứ 3 tr. TL). Các vị đại luận sư của Phật giáo như Mã Minh, Long Thọ, v.v... đều ra đời trong triều đại của ông.
Lại nữa, với địa thế bao trùm từ Tây sang Đông ấy, nước Đại Nhục-chi đã trở thành môi giới quan trọng cho sự giao lưu văn hóa giữa Ấn-độ và Trung-quốc; và cố nhiên, sự giao lưu văn hóa đó đã có tầm ảnh hưởng lớn lao đến việc truyền bá Phật pháp từ Ấn-độ và Tây-vực đến các nước ở Đông-độ như Trung-quốc, Việt-nam, v.v...
Sau triều đại của vua Ca Nị Sắc Ca là các vua Ngõa Tây Sắc Ca (Vasisca), Phất Duy Sắc Ca (Huvisca), Ngõa Tô Đề Bà (Vasudeva), kế tiếp nhau nối nghiệp. Dưới triều đại vua Ngõa Tô Đề Bà, vương triều Tát-san (Sasan) của Ba-tư và vương triều Cấp-đa (Gupta) ở Trung Ấn-độ đều quật khởi, phía Bắc lại bị áp lực mạnh mẽ của Hung-nô, cho nên quốc thế trở nên suy sụp. Đến hậu bán thế kỉ thứ 5 TL thì Đại Nhục-chi bị tộc Áp-đạt tiêu diệt.
Tên Đồ Tể Đền Tội     Cây Khế Ven Đường     Sườn Ram Mặn Chay     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Trí Khải     BÀI TÁN THÁN CHU AN SĨ THỨ MƯỜI MỘT – THỨ MƯỜI HAI     Cho biết thái độ Phật tử đối với việc xây dựng hòa bình?     Chế Tâm Nhứt Xứ, Vô Sự Bất Biện     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh-Sách­ tháng 10/2016     Tại sao niệm Phật chỉ là một pháp lại có thể thâu nhiếp mọi môn khác?     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Thượng Toạ Huệ Viên     


















Pháp Ngữ
Tự tánh như hư không,
Chân vọng đều ở trong,
Ngộ triệt bổn lai thể,
Một thông tất cả thông


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,182,734