---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ngũ Lực
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Pañca-balāni (S), Pañcabala (S), Prajñā-bala, Five powers, Five mental forces.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Lực là sức mạnh, ngũ lực là năm loại sức mạnh tiến tu đạo nghiệp thực hành tất cả các thiện pháp, bao gồm như sau :
1. Tín lực : Có sức mạnh lòng tin chánh pháp không chịu tin theo các tà pháp của ngoại đạo, làm mê hoặc cám dỗ, không vì hoàn cảnh đổi thay mà ngã lòng thối chí
2. Tấn lực : Là sức mạnh của tinh tấn, không ngại gian nan khổ nhọc, đã phá mọi hủ tục dị đoan và mạnh mẽ tiến lên đường giải thoát.
3. Niệm lực : Sức mạnh của chánh niệm, hể tạp niệm nổi lên lập tức dứt bỏ, không để nó tiếp tục sanh khởi trong tâm
4. Định lực : Sức mạnh của tâm định, trong tâm không loạn động và ly khai hết quấy rối của hoàn cảnh bên ngoài.
5. Tuệ lực : Sức mạnh của trí tuệ, dùng trí tuệ trừ vô minh, khiến tâm thân hoàn toàn sáng suốt.
Theo 40 bài Glcb của Thích Minh Chánh
● Ngũ lực tức là năm năng lực vĩ đại, năm thần lực của Ngũ căn. Nói một cách dễ hiểu: Ngũ căn như năm cánh tay, còn ngũ lực như là sức mạnh của năm cánh tay ấy.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 五力 (Pháp Giới Thứ Đệ)
Chỉ Quán phụ hành vấn nói: Cũng có tên là căn, tại sao còn đặt thêm tên? Đáp: Căn lành tuy đã sanh, nhưng cái ác còn chưa phá đuợc, nên phải tu tập cho căn lành tăng trưởng. Căn lành đã hình thành thì ác bị phá tan, nên gọi là lực.
Một, Tín Lực. Tín Chánh Đạo và trợ đạo; nếu tín căn tăng trưởng thì có thể ngăn các phiền não, không bị các nghi ngờ của thiên kiến và Tiểu Thừa làm lay động; nên gọi là Tín Lực.
Hai, Tinh Tấn Lực. Khi thực hành Chánh Đạo và trợ đạo, nếu căn Tinh Tấn tăng trưởng, thì có thể trừ được sự lười biếng của thân và tâm, thành tựu được pháp xuất thế. Đó là Tinh Tấn Lực.
Ba, Niệm Lực. Nhờ Chánh Đạo và trợ đạo, nếu Niệm Căn tăng trưởng, thì có thể phá tan sự nhớ tuởng tà vạy, thành tựu đuợc tất cả công đức chánh niệm xuất thế. Đó là Niệm Lực.
Bốn, Định Lực. Nhiếp tâm vào Chánh Đạo và trợ đạo, nếu Định Căn tăng trưởng, thì có thể phá tan loạn tuởng, mở ra đuợc sự, lý Thiền Định. Đó là định lực. (Sự, lý Thiền Định. Sự tức là Thiền Định của cõi sắc và cõi vô sắc. Lý là là Thiền Định do Thinh Văn,. . . nuơng theo lý mà tu tập đuợc)
Năm, Huệ Lực. Huệ của Tứ Niệm Xứ chiếu rõ tất cả các pháp. Nếu Huệ Căn tăng trưởng, thì có thể trừ được chấp trước của Tà Kiến, sai lầm, phá được sự hiểu biết thiên kiến và Tiểu Thừa. Đó là Huệ Lực.
Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2 ) – Hiển Lộ     Măng Nấu Nấm Hương     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh-Sách­ tháng 01/2017     Khuyên Người Buôn Bán, Nông Phu, Thợ Thuyền     Chó Và Hồ Ly     Kỵ Tuổi Xung Khắc     Vì bảo vệ đàn chim đuổi con mèo có lỗi không?     Bào Ngư Kỳ Lân     Xuất Gia     Hiệp Thông     


















Pháp Ngữ
Dầu Thiên Thần, Thát Bà,
Dầu Ma Vương, Phạm Thiên
Không ai chiến thắng nổi,
Người tự thắng như vậy.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 139,069 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,337 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất phongzacc
Lượt truy cập 40,571,393