---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Nhị Phần Kinh Cũng Gọi Là Thập Nhị Bộ Kinh
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十二分經 (Đại Trí Độ Luận)
Một, Tu Đa La. Tiếng Phạn là Tu Đa La, tiếng Hoa là Khế Kinh. Khế là trên hợp với lý của chư Phật, dưới hợp với căn cơ của chúng sanh. Pháp là thường. mười cõi noi theo gọi là pháp; ba đời không thay đổi gọi là thường. Đây là tên chung của Phật giáo. Lại nữa, Tu Đa La chính là trường hàng, nói thẳng pháp tướng, tùy theo nghĩa lý dài hay ngắn, không ràng buộc vào số chữ.
Hai, Kỳ Dạ. Tiếng Phạn là Kỳ Dạ, tiếng Hoa là Ưng tụng, còn gọi là Trùng Tụng, vì tương ưng với văn trường hàng ở trước, nói lại nghĩa của đoạn trường hàng ấy bằng sáu, bốn, ba, hai câu đều gọi là tụng.
Ba, Ca Đà. Tiếng Phạn là Ca Đà, tiếng Hoa là Phúng Tụng, vì không qua văn trường hàng mà nói thẳng kệ cú, như Phẩm Không ở trong Kinh Kim Quang Minh.
Bốn, Ni Đà La. Tiếng Phạn là Ni Đà La, tiếng Hoa là Nhân Duyên, như trong kinh có người hỏi nên mới nói việc ấy, như trong luật có người phạm việc ấy mới chế ra giới ấy. Như Lai nói tất cả duyên khởi đầu đuôi của mọi việc, đều gọi là nhân duyên. Trong Kinh Pháp Hoa nói về Phẩm Hóa Thành Dụ, đó là nhân duyên đời trước.
Năm, Y Đế Mục Đa. Tiếng Phạn là Y Đế Mục Đa, tiếng Hoa là Bổn Sự. Nói về nhân địa của các đệ tử là Bồ Tát và việc mà những vị ấy đã làm, như phẩm Bổn Sự trong Kinh Pháp Hoa nói Bồ Tát Dược Vương ở chỗ Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, được pháp vui mừng, liền đốt cánh tay cúng dường, tu các khổ hạnh, cầu đạo Bồ Đề v. v…
Sáu, Xà Đa Ca. Tiếng Phạn là Xà (đồ) đa ca, tiếng Hoa là Bổn Sanh. Nói về viêc thọ sanh, bổn địa của Phật, Bồ Tát; như Kinh Niết Bàn nói: Tỳ Kheo nên biết, ở quá khứ, ta đã từng làm nai, gấu, thỏ, rồng… và Kim Xí Điểu, Túc Tán Vương, Chuyển Luân Thánh Vương.
Bảy, A Phù Đạt Ma. Tiếng Phạn là A Phù Đạt Ma, tiếng Hoa là Vị Tằng Hữu, cũng gọi là Hy Hữu. Như khi Phật vừa sanh ra, liền đi bảy bước, mỗi bước đi có một hoa sen đỡ chân, phóng ra ánh sáng lớn, soi khắp mười phương thế giới và nói ra lời này: Ta là người độ tất cả chúng sanh vượt qua sanh, già, bệnh, chết. Khi ấy đại địa chấn động, trời mưa các loại hoa, cây cối reo mừng làm thành nhạc trời. bao nhiêu việc ít có như vậy.
Tám, Ba Đà. Tiếng Phạn là Ba Đà, nói đủ là A Ba Đà na, tiếng Hoa là Thí Dụ. Như Lai nói pháp, vì những kẻ căn tánh chậm lụt, mượn thí dụ để chỉ bày cho chúng dễ hiểu. Như trong Kinh Pháp Hoa có các thí dụ Hỏa Trạch, Dược Thảo.
Chín, Ưu Bà Đề Xá. Tiếng Phạn là Ưu ba đề xá, tiếng Hoa là Luận nghị. Đó là các việc vấn đáp, biện luận về các pháp trong các kinh. Như phẩm Đề Bà Đạt Đa trong Kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Trí Tích cùng Văn Thù Sư Lợi luận thuyết về Diệu Pháp v. v…
Mười, Ưu Đà Na. Tiếng Phạn là Ưu Đà Na, tiếng Hoa là Tự Thuyết. Không có người hỏi mà Như Lai có Tha Tâm Thông, quán sát căn cơ của chúng sanh rồi tự tuyên thuyết. Như ở trên hội Lăng Nghiêm nói 50 thứ ma sự, không chờ Ngài A Nan hỏi. Như kinh Di đà không có duyên khởi, tự Phật bảo xá lợi Phất v. v… rồi tuyên thuyết.
(50 loại ma là năm ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức, mỗi ấm có mười loại).
Mười một, Tỳ Phật Lược. Tiếng Phạn là Tỳ Phật Lược, tiếng Hoa là Phương Quảng. Phương là pháp vậy. Quảng là lớn vậy. Còn nói chánh lý gọi là phương. Phong phú bao hàm gọi là quảng. Các kinh điển Đại Thừa Phương Quảng có ý nghĩa rộng rãi, tựa như Hư Không.
Mười hai, Hòa Ca La. Tiếng Phạn là Hòa Ca La, tiếng Hoa là Thọ Ký. Như Lai vì các vị Bồ Tát, Bích Chi, Duyên Giác thọ ký làm Phật cho các vị này. Như Kinh Pháp Hoa nói: ông A Dật Đa, đời sau ông sẽ thành Phật hiệu là Di Lặc.
(Tiếng Phạn là Di Lặc, tiếng Hoa là Từ Thị).
Con người cả đời tranh giành nhau rốt cuộc là vì điều gì?     Làm Thịt Dê Bị Quả Báo Ngay     Đâu là chánh pháp?     Hòa Thượng Vạn An – Thích Chánh Thành (1872-1949)     Phẩm nào, nói nhân nghi quả ngộ?     Ăn cơm thường ăn nhầm canh thịt, có trở ngại gì chăng?     Nhân Loại     NGƯỜI CHĂN DÊ     Hòa Thượng Thích Huyền Đạt (1903-1994)     Hòa Thượng Thích Từ Văn (1877-1931)     


















Pháp Ngữ
Vi thiện tối lạc
Vi ác nan đào.
(Làm điều thiện rất sướng vui
Làm việc ác tránh lưới trời được sao.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,984 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,336 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Haitrieuam
Lượt truy cập 39,554,812