---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bách Bát Tam Muội
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 百八三昧 (Đại Trí Độ Luận)
01)Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Tiếng Phạn là Thủ Lăng Nghiêm, tiếng Hoa là Kiện Tướng Phân Biệt. Tiếng Phạn là Tam Muội, tiếng Hoa là Chánh Thọ, cũng gọi là Chánh Định. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, thì chắc chắn có thể phân biệt hiểu biết rõ ràng hành tướng, cạn sâu nhiều ít của các Tam Muội và tất cả Phiền Não Ma không thể phá hoại. Vì vậy gọi là Tam Muội Thủ Lăng Nghiêm.
02) Bảo Ấn Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, đối với tất cả Tam Muội, chắc chắn có khả năng ấn chứng, nhưng ở trong các châu ngọc thì pháp bảo là hơn hết; đời này, đời sau cho đến khi chứng Niết Bàn đều có khả năng đem lại lợi ích. Đó gọi là Tam Muội bảo ấn.
03) Sư Tử Hý Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, đối với tất cả Tam Muội, ra vào nhanh chậm đều được tự tại. Đối với ngoại đạo, kẻ nào ương ngạnh thì phá tan, kẻ nào có Tín Tâm thì cứu độ; giống như sư tử chơi đùa mà có khả năng làm các con thú khác run sợ. Đó là Tam Muội Sư Tử.
04) Diệu Nguyệt Tam Muội. Vì Bồ Tát vào Tam Muội này, có khả năng trừ Vô Minh che lấp của các pháp Tà Kiến, giống như trăng tròn sáng, trong veo, không chút hoen mờ và có khả năng phá tan đen tối. Đó gọi là Tam Muội Diệu Nguyệt.
05) Nguyệt Tràng Tướng Tam Muội. Vì Bồ Tát vào Tam Muội này thì thông hiểu tất cả pháp không trở ngại, chắc chắn đều tùy thuận; giống như vị đại tướng dùng tràng phan bằng châu báu có vẽ hình mặt trăng, người vào thấy hình tướng ấy, chắc chắn phải theo. Đó gọi là Tam Muội nguyệt tràng tướng.
06) Xuất Chư Pháp Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, có khả năng làm cho tất cả Tam Muội phát sanh tăng trưởng; giống như mưa đúng lúc làm cho cây, cỏ đều tươi tốt. Đó gọi là Tam Muội Xuất Chư Pháp.
07) Quán Đảnh Tam Muội. Vì Bồ Tát vào Tam Muội này có khả năng thấy khắp tất cả Tam Muội; giống như đứng trên đỉnh núi, chắc chắn thấy mọi vật. Đó gọi là Tam Muội Quán Đỉnh.
08) Tất Pháp Tánh Tam Muội. Vì thể tánh của các pháp không nhiều không ít, khó có thể nắm giữ, Bồ Tát vào Tam Muội này thì có khả năng biết chắc chắn các pháp tánh và được tướng của định; giống như hư không không ai có thể ở trong ấy, trừ có thần túc lực thì mới ở được trong ấy. Đó gọi là Tam Muội Tất Pháp Tánh.
09) Tất Tràng Tướng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có khả năng quyết định giữ các Tam Muội pháp tràng, Tam Muội tôn thắng nhất trong các Tam Muội; giống như đại tướng cầm cờ trong tay, biểu lộ sự tôn trọng to lớn của ông ta. Đó gọi là Tam Muội Tất Tràng Tướng.
10) Kim Cang Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì trí huệ vững chắc, có thể phá các Tam Muội; giống như Kim Cang chắc chắn không mục hư mà có thể nghiền nát muôn vật khác. Đó gọi là Tam Muội Kim Cang.
11) Nhập Pháp Ấn Tam Muội. Như người đi vào một nước, có giấy tờ hợp pháp (có đóng dấu) mới được vào, có giấy tờ mà không đóng dấu thì không được vào. Bồ Tát ở Tam Muội này thì có khả năng vào thật tướng của các pháp. Đó gọi là Tam Muội Nhập Pháp Ấn.
12) Tam Muội Vương An Lập Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì an trụ trong tất cả Tam Muội; giống như ông vua lớn ngồi ở chánh điện, triệu các quần thần, chắc phải nghe lời. Đó gọi là Tam Muội Vương An Lập Tam Muội.
13) Phóng Quang Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, có khả năng phóng ra vô số ánh sáng, soi rõ các Tam Muội, ắt phải thấu triệt. Đó gọi là Tam Muội Phóng Quang.
14) Lực Tiến Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này đối với các Tam Muội được sức tự tại, hay có khả năng dùng Thần Thông biến hóa, độ các chúng sanh. Đó là Tam Muội Lực Tiến.
15) Cao Sơn Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này tất cả phước đức, trí huệ đều tăng trưởng, tánh của các Tam Muội phát xuất theo tâm. Đó gọi là Tam Muội Cao Sơn.
16) Tất Nhập Biện Tài Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có khả năng biện thuyết tất cả Tam Muội, đều biết ngôn ngữ của chúng sanh đúng theo thứ lớp và kể cả kinh, sách chữ nghĩa, đều có thể phân biệt rõ ràng, không trở ngại. Đó gọi là Tam Muội Tất Nhập Biện Tài.
17) Thích Danh Tự Tam Muội. Vì Bồ Tát này thì có thể giải thích danh tự của các Tam Muội và ý nghĩa của các pháp, làm cho ai cũng hiểu được. Đó gọi là Tam Muội Thích Danh Tự.
18) Quán Phương Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, thì vào, ra các Tam Muội một cách tự tại, nên có thể dùng tâm từ bi, bình đẳng thương xót để quán sát chúng sanh trong mười phương, đều được cứu độ và giải thoát. Đó gọi là Tam Muội Quán Phương.
19) Đà La Ni ấn Tam Muội. Tiếng Phạn là Đà La Ni, tiếng Hoa là Tổng trì. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có khả năng nắm giữ được ấn Tam Muội, phân biệt các Tam Muội đều có đà la ni. Đó gọi là Tam Muội Ấn Đà La Ni.
20) Vô Cuống Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì không sanh ra ái nhiễm, tức giận, Vô Minh, Tà Kiến, đối với các Tam Muội đều không mê muội. Đó gọi là Tam Muội Vô Cuống.
21) Nhiếp Chư Pháp Hải Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì nhiếp cả Tam Thừa pháp vào trong Tam Muội này; giống như tất cả sông đều chảy về biển. Đó gọi là Tam Muội Nhiếp các pháp giống như biển là nơi về của các sông.
(Tam Thừa là Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát Thừa).
22) Biến Phú Hư Không Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, dùng sức Tam Muội có khả năng che khắp vô lượng vô biên hư không, hoặc phóng ra ánh sáng, hoặc bằng âm thinh đầy ắp trong ấy. Đó gọi là Tam Muội Biến Phú Hư Không.
23) Kim Cang Luân Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có khả năng giữ gìn các Tam Muội, đến được tất cả pháp mà không chướng ngại; giống như bánh xe bằng Kim Cang, lăn đến đâu cũng không bị trở ngại. Đó gọi là Tam Muội Kim Cang Luân.
24) Bảo Đoạn Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có khả năng dứt trừ cấu nhiễm phiền não của các Tam Muội; như vật quí báu đích thật có thể thanh lọc vật báu khác, làm cho chúng thanh khiết. Đó gọi là Tam Muội Bảo Đoạn.
25) Năng Chiếu Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng dùng trí Huệ Chiếu rõ các pháp; giống như mặt trời mọc, soi khắp thế gian làm việc gì cũng hiển bày. Đó gọi là Tam Muội Năng Chiếu.
26) Bất Cầu Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có khả năng soi tỏ các pháp đều là ảo hóa, ái dục trong ba cõi đều dứt hết, không còn đâu để tìm kiếm. Đó gọi là Tam Muội Bất Cầu.
27) Vô Trụ Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng soi tỏ các pháp, vô thường trong từng niệm, không có tướng dừng lại. Đó là Tam Muội Vô Trụ.
28) Vô Tâm Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì các pháp tâm vương và Tâm Sở đều không khởi lên. Đó gọi là Tam Muội Vô Tâm.
29) Tịnh Đăng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng lìa bỏ cấu nhiễm của các phiền não và đèn trí huệ soi sáng trong veo. Đó gọi là Tam Muội Tịnh Đăng.
30) Vô Biên Minh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng dùng trí Huệ Chiếu khắp chúng sanh trong mười vô biên thế giới và vô lượng các pháp đều được sáng tỏ. Đó gọi là Tam Muội Vô Biên.
31) Năng Tác Minh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng soi rõ các pháp; giống như trong chỗ tối, đốt lên ngọn đuốc, sáng trưng tất cả. Đó gọi là Tam Muội Năng Tác Minh.
32) Phổ Chiếu Minh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng soi sáng vô lượng Tam Muội của các pháp; giống như bánh xe báu lớn soi sáng bốn bên. Đó gọi là Tam Muội Phổ Chiếu Minh.
33) Kiên Định Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có thể làm cho các Tam Muội thanh tịnh, vững chắc, không bị bất cứ pháp ô nhiễm nào làm cho hủy hoại. Đó gọi là các Tam Muội Kiên Định.
34) Vô Cấu Minh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có thể lìa xa cấu uế của tất cả Tam Muội, phá trừ tất cả Vô Minh, ái dục, phiền não, cũng có khả năng soi tỏ tất cả Tam Muội. Đó gọi là Tam Muội Vô Cấu Minh.
35) Hoan Hỷ Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, có thể sanh vô lượng vô biên pháp hoan hỷ lạc. Đó gọi là Tam Muội Hoan Hỷ.
36) Điện Quang Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này đã đi lầm đường (Chánh Đạo) từ vô thỉ đến nay, trở lại và có khả năng chứng đắc; giống như ánh chớp hiện ra trong chốc lát giúp hành giả thấy đường đi. Đó gọi là Tam Muội Điện Quang.
37) Vô Tận Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này diệt trừ tướng của các pháp vô thường, thì vào lý chân thật bất sanh bất diệt. Đó gọi là Tam Muội Vô Tận.
38) Oai Đức Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì được vô lượng oai đức tự tại trang nghiêm. Đó gọi là Tam Muội Oai Đức.
39) Ly Tận Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có thể thấy các Tam Muội không có cùng tận và đối với vô lượng A Tăng Kỳ Kiếp, căn lành được nên quả báo không mất và rời bỏ cái thấy Đoạn Diệt (Chết là mất). Đó gọi là Tam Muội Ly Tận.
(Tiếng Phạn là A Tăng Kỳ, tiếng Hoa là Vô Số Thời: thời gian không có số đếm).
40) Bất Động Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng biết thật tướng của các pháp là rốt ráo vắng lặng. Trí huệ và Tam Muội tương ứng. Đối với tất cả Tam Muội và tất cả pháp đều không hý luận. Đó gọi là Tam Muội Bất Động.
41) Bất Thối Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này luôn không thối chuyển, tức là đã đến trí A bệ bạt (không thối chuyển). Đó gọi là Tam Muội Bất Thối (không lui).
42) Nhật Đăng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng soi tỏ vô số pháp môn và các Tam Muội; giống như mặt trời mọc có thể soi tỏ tất cả thế giới, lại cũng giống như đèn sáng có thể phá tan sự tối tăm trong căn nhà. Đó gọi là Tam Muội Nhật Đăng.
43) Nguyệt Tịnh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì trí huệ thanh tịnh, đem đến lợi ích cho chúng sanh, lại còn có thể phá tan Vô Minh của các Tam Muội; giống như vầng trăng tròn sáng phá tan đen tối. Đó gọi là Tam Muội Nguyệt Tịnh.
44) Tịnh nguyệt Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng hiểu rõ các pháp không có gì chướng ngại. Đó gọi là Tam Muội Tịnh Nguyệt.
45) Năng Tác Minh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì tương ứng với trí Bát Nhã, có khả năng, đối với các Tam Muội, mà tạo ra ánh sáng. Đó gọi là Tam Muội Năng Tác Minh.
46) Tác Hạnh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, thì trước hết có thể phát khởi những sở đắc về các Tam Muội. Đó gọi là Tam Muội Tác Hạnh.
47) Tri Tướng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì thấy trong tất cả Tam Muội có tướng thật bảo trí huệ. Đó gọi là Tam Muội Tri Tướng.
48) Như Kim Cang Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng phá tan phiền não ràng buộc và sai sử, chẳng còn lại gì; giống như Kim Cang có thể phá vỡ các vật, không sót thứ gì. Đó gọi là Tam Muội Kim Cang.
49) Tâm Trụ Tam Muội. Vì tưởng của tâm nhỏ bé và lanh lẹ, khó chế phục, khó nắm giữ. Bồ Tát ở Tam Muội này thì có khả năng thu nhiếp sự tán loạn, tâm không dao động. Đó gọi là Tam Muội Tâm Trụ.
50) Phổ Minh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, đối với tất cả pháp, thấy tướng ánh sáng, không tối tăm, dùng sức Thần Thông soi khắp thế gian, hoàn toàn không trở ngại. Đó gọi là Tam Muội Phổ Minh.
51) An Lập Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, ở trong tất cả công đức của pháp lành, an ổn vững vàng; như núi Tu Di đứng yên bất động. Đó gọi là Tam Muội An Lập.
52) Bảo Tụ Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng chuyển tất cả những gì có trong nước thành bảy báu. Đó gọi là Tam Muội Bảo Tụ.
53) Diệu Pháp ấn Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì được pháp ấn Tam Muội của chư Phật và Bồ Tát về công đức, trí huệ vi diệu. Đó gọi là Tam Muội Diệu Pháp Ấn.
54) Pháp Đẳng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì soi tỏ chúng sanh và tất cả pháp đều được bình đẳng. Đó gọi là Tam Muội Pháp Đẳng.
55) Đoạn Hỷ Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng quán sát các tướng khổ, không, vô thường, vô ngã, bất tịnh ở trong tất cả thế gian sanh tâm chán ghét, xa lìa, không nổi lên tưởng ham muối đắm đuối. Đó gọi là Tam Muội Đoạn Hỷ.
(Khổ là quán sát thân năm ấm, thật đang bị Khổ Sanh, tử bức bách. Không là thân này và các pháp xưa nay vốn là không. Vô Thường là thân này và các pháp cuối cùng hoại diệt. Vô Ngã là bốn địa chia lìa, cái gì là ngã ? Bất Tịnh Là quán sát thân này đều dơ bẩn).
56) Đáo Pháp đỉnh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này là có thể dùng sức phương tiện Bát Nhã mà đến đỉnh núi pháp. Đó gọi là Tam Muội Đáo Pháp Đỉnh.
57) Năng Tán Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì tương ưng cùng không huệ và có thể phá tan các pháp. Đó là Tam Muội Năng Tán.
58) Phân Biệt Chư Pháp Cú Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể phân biệt được tất cả ngữ ngôn, văn cú của các pháp, vì chúng sanh mà giảng nói trôi chảy không trở ngại. Đó gọi là Tam Muội Phân Biệt Chư Pháp Cú.
59) Tự Đẳng Tướng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, quán sát chữ và lời đều bình đẳng, mắng nhiếc, khen ngợi không chút, vì đó, mà thương hay ghét. Đó gọi là Tam Muội Tự Đẳng Tướng.
60) Ly Tự Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, không có nghĩa trong chữ, cũng không thấy chữ trong chữ. Đó là Tam Muội Ly Tự.
61) Đoạn Duyên Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể trong lạc mà không sanh hỷ, trong khổ mà không sanh giận, trong không khổ, không mà không biết xả tâm. Trong cái thọ này lìa xa không vướng mắc thì tâm bặt duyên dứt. Đó gọi là Tam Muội Đoạn Duyên.
62) Bất Hoại Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể liễu triệt tánh không tịch cứu cánh của pháp tánh, dùng hý luận không thể phá được, luật vô thường không thể đổi dời. Đó gọi là Tam Muội Bất Hoại.
63) Vô Chủng Tướng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở định này hiểu rõ pháp vô tướng, mà không thấy vô số tướng của các pháp. Đó gọi là Tam Muội Vô Chủng Tướng.
64) Vô Xứ Hành Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể biết nguyên nhân ba độc đốt cháy tam giới tâm không nơi nương tựa, Niết Bàn, cuối cùng, không, cũng không nơi nương tựa. Đó gọi là Tam Muội Vô Xứ Hành.
65) Ly Mông Muội Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì, ở trong các Tam Muội, Vô Minh vi tế che lấp đều có thể trừ hết. Đó gọi là Tam Muội Ly Mông.
66) Vô Khứ Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì không thấy tướng khứ lai của tất cả pháp. Đó gọi là Tam Muội Vô Khứ.
67) Bất Biến Dị Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có thể quán sát pháp của tất cả Tam Muội, đều không thấy có tướng biến dị. Đó gọi là Tam Muội Bất Biến Dị.
68) Độ Duyên Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, duyên các phiền não ở trong sáu trần đều diệt hết, có thể vượt qua biển lớn lục trần, cũng có thể vượt thoát trí huệ duyên sanh của tất cả Tam Muội. Đó gọi là Tam Muội Độ Duyên.
69) Tập Chư Công Đức Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, tu tập tất cả căn lành công đức. Đầu đêm cuối đêm đều không ngơi nghĩ; giống như mặt trời mặt trăng vận chuyển không ngừng. Đó gọi là Tam Muội Tập Chư Công Đức.
70) Trụ Vô Tâm Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, chỉ theo trí huệ, không bị tâm dẫn dắt, mà ở trong thật tướng của các pháp. Đó gọi là Tam Muội Trụ Vô Tâm.
71) Tịnh Diệu Hoa Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, thì có thể ở trong các Tam Muội, hoa công đức nở ra để tự trang nghiêm lấy; giống như cây hoa khi nở tự làm cho nó đẹp thêm. Đó gọi là Tam Muội Tịnh Diệu Hoa.
72) Giác Ý Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, khiến các Tam Muội trở thành vô lậu, tương ưng cùng bảy Giác Chi. Đó gọi là Tam Muội Giác Ý.
73) Vô Lượng Biện Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, được vô lượng biện tài, ưa nói một câu kinh, trãi qua vô lượng kiếp, mà không hết nghĩa lý. Đó gọi là Vô Lượng Biện Tam Muội.
74) Tam Muội Vô Đẳng Đẳng. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, quán sát tất cả chúng sanh đều như Phật, quán sát tất cả pháp giống như Phật Pháp, tương ưng, không có gì so sánh được với Bát Nhã Ba La Mật. Đó gọi là Tam Muội vô đẳng đẳng.
(Vô Đẳng Đẳng là trí tuệ của chư Phật, không có gì, ở thế gian, so sánh được, nhưng tất cả chúng sanh đều có trí huệ ấy một cách bình đẳng, nên gọi là vô đẳng: không bằng về tướng mà bằng về tánh).
75) Độ Chư Pháp Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam muổi này có thể vào ba cửa giải thoát, ra khỏi ba cõi, cứu độ Tam Thừa chúng sanh. Đó gọi là Tam Muội Độ Chư Pháp.
(ba cửa giải thoát là cửa không giải thoát, cửa vô tướng giải thoát; cửa vô tát giải thoát).
76) Phân Biệt Chư Pháp Tam Muôi. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể phân biệt các tướng thiện, bất thiện; hữu lậu, vô lậu; hữu vi , Vô Vi của các pháp. Đó gọi là Tam Muội Phân Biệt Các Pháp.
77) Tán Nghi Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, ở trong tất cả pháp, lưới nghi đều có khả năng dứt sạch, có được thật tướng của tất cả pháp. Đó gọi là Tam Muội Tán Nghi.
78) Vô Trú Xứ Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì không thấy được chỗ ở cố định của các pháp. Đó gọi là Tam Muội Vô Trụ Xứ.
79) Nhất Trang Nghiêm Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, thì có thể quán sát thấy được các pháp đều là hữu tướng nên là Một, hoặc là tướng của tất cả pháp là vô tướng nên là Một, hoặc là tất cả pháp vô tướng nên là Một, hoặc tất cả pháp không tướng nên là một đều dùng một tướng trí huệ trang nghiêm Tam Muội như thế. Đó gọi là Tam Muội Nhất Trang Nghiêm.
80) Sanh Hành Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng quán sát các tướng hành, nhập, trụ, xuất. Các tướng ấy đều không, cũng không thể thấy. Đó gọi là Tam Muội Sanh Hành.
81) Nhất Hạnh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, tương ưng với Tất Cánh Không, không còn hạnh nào nữa tiếp nối. Đó gọi là Tam Muội Nhất Hạnh.
82) Bất Nhất Hạnh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này không thấy nhất tướng của các Tam Muội. Dùng Tam Muội này mà kiêm luôn thực hành các quán hạnh khác. Đó gọi là Tam Muội Bất Nhất Hạnh.
83) Diệu Hạnh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này không thấy nhị tướng của các Tam Muội, tức là Tam Muội tương ưng với rốt ráo không, tất cả hý luận không thể phá được. Đó gọi là Tam Muội Diệu Hạnh.
84) Đạt Nhất Thiết Hữu Để Tán Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng dùng trí huệ vô lậu thông suốt ba cõi, cho đến cõi trời Phi hữu tưởng phi vô tưởng. Tất cả cõi ấy đều làm cho tan nát, hư hoại. Đó gọi là Tam Muội Đạt Nhất Thiết Hữu Để Tán.
85) Nhập Danh Ngữ Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có khả năng biết tất cả chúng sanh, tất cả vật, tất cả tên của các pháp, tất cả ngôn ngữ đều hiểu biết rõ ràng. Đó gọi là Tam Muội Nhập Danh Ngữ.
86) Ly Âm Thinh Tự Ngữ Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, quán sát tất cả pháp đều không có âm thinh, ngôn ngữ, luôn luôn là tướng tịch tịnh. Đó gọi là Tam Muội Ly Âm Thinh Tự Ngữ.
87) Nhiên Cự Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể dùng đuốc trí huệ soi rõ tất cả pháp không chút lầm lẫn, như cầm đuốc đi trong đêm đen, không rơi vào hố sâu nguy hiểm. Đó gọi là Tam Muội Nhiên Cự.
88) Tịnh Tướng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có khả năng đầy đủ thanh tịnh, trang nghiêm bằng 32 tướng tốt, lại có thể quán sát tướng tổng, biệt của các pháp như là pháp, cũng có thể quán sát vô tướng của các pháp. Đó gọi là Tam Muội Tịnh Tướng.
(Tổng tướng là các pháp hòa hợp thành một tướng. Biệt Tướng là các pháp có vô vàn sai biệt).
89) Phá Tướng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì không thấy được tướng của tất cả pháp, huống nữa là đối với tướng của các Tam Muội. Đó gọi là Tam Muội Phá Tướng.
90) Nhất Thiết Chủng Diệu Túc Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể dùng công đức trang nghiêm tất cả Thiền Định, trí huệ, đều đầy đủ thanh tịnh. Đó gọi là Tam Muội Nhất Thiết Chủng Diệu Túc.
91) Bất Hỷ, Khổ, Lạc Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này có thể quán sát sự vui sướng của thế gian có nhiều lỗi lầm nhiều lo âu, hư vọng, điên đảo chẳng phái là sự vui sướng đáng yêu mến; quán sát sự khổ đau của thế gian như bệnh, giống tên đâm vào người, tâm không vui sướng được. Vì tất cả pháp đều hư ảo, không thật, còn đâu để vui mừng, huống nữa là đối với khổ đau. Đó gọi là Tam Muội Bất Hỷ, Khổ, Lạc.
92) Vô Tận Tướng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể Quán Tất Cả Pháp Không phải đoạn, không phải thường, không hư hoại, không chấm dứt. Đó gọi là Tam Muội vô tận tướng. 93) Đà La Ni Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể giữ gìn các Tam Muội và khai trì các Đà La Ni, đều tự nhiên mà được. Đó gọi là Tam Muội Đà La Ni.
(Khai trì là tên của Đà La Ni, nghĩa là người có được Đà La Ni này thì tất cả ngôn ngữ các pháp mà tai nghe được đều không quên mất).
94) Nhiếp Chư Tà, Chánh Tướng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, ở Chánh Định mà thu nhiếp tà định, thu nhiếp bất định, thu nhiếp tất cả chúng sanh đều không bỏ sót. Nhất tâm thu nhiếp mà không thấy có tướng tà, chánh. Đó gọi là Tam Muội Nhiếp Chư Tà, Chánh Tướng.
95) Diệt Tắng, Ái Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có khả năng tiêu diệt ghét, thương; ở trong pháp đáng vui mà không sanh tâm yêu mến; trong pháp đáng ghét mà không sanh tâm sân hận. Đó gọi là Tam Muội Diệt Tắng, Ái.
96) Nghịch, Thuận Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì, ở trong các pháp, nghịch hay thuận đều tự tại có thể phá tất cả chúng sanh tà nghịch, có thể giáo hóa tất cả chúng sanh tùy theo mà không vướng vào tướng của nghịch hay thuận. Đó gọi là Tam Muội Nghịch, Thuận.
97) Tịnh Quang Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, đối với các Tam Muội quang minh, thanh tịnh, các phiền não dơ bẩn đều không thể có được. Đó gọi là Tam Muội Tịnh Quang.
98) Kiên Cố Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, đối với thật tướng của các pháp, trí huệ tương ưng đều rất vững chắc; giống như hư không không thể phá hoại. Đó gọi là Tam Muội Kiên Cố.
99) Mãn Nguyệt Tịnh Quang Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì tịnh trí, quang minh đầy đủ, tiêu diệt lửa tham ái, sân hận…, được công đức trong mát, lợi ích cho chúng sanh; giống như mặt trăng tròn mùa thu, phá tan những tối tăm, u ám, mát mẽ thật là vui sướng. Đó gọi là Tam Muội Mãn Nguyệt Tịnh Quang.
100) Đại Trang Nghiêm Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì thành tựu trang nghiêm to lớn, thấy thế giới mười phương như các sông Hằng, trang nghiêm chỗ của Phật bằng bảy báu, hoa, hương. Công đức trang nghiêm không gì sánh bằng như thế mà tâm không có chút vướng mắc. Đó gọi là Tam Muội Đại Trang Nghiêm.
101) Năng Chiếu Nhất Thiết Thế Gian Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể chiếu soi nơi ở của chúng sanh, năm ấm, tất cả các pháp ở thế gian. Đó gọi là Tam Muội Năng Chiếu Nhất Thiết Thế Gian.
102) Tam Muội Đẳng Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể quán các Tam Muội mà không thấy có tướng cạn hay sâu; quán tất cả pháp hữu vi đều từ nhân duyên mà sanh ra, so với tướng của Tam Muội thì đều bình đẳng, không có định hay loạn. Đó gọi là Tam Muội Đẳng Tam Muội.
103) Nhiếp Nhất Thiết Hữu Tránh Vô Tránh Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì có thể, ở trong tất cả pháp, thông suốt không trở ngại, không thấy tướng như thế của pháp ấy; không thấy tướng không như thế của pháp như thế; ở trong chúng sanh cũng không có tranh luận tốt, xấu; chỉ tùy tâm hành của mình mà nhiếp thọ và vượt qua tất cả tranh cãi. Đó gọi là Tam Muội nhất thiết hữu tránh vô tránh.
104) Bất Lạc Nhất Thiết Trụ Xứ Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì không thích ở thế gian, vì thế gian vô thường; không thích ở phi thế gian, vì không vướng mắc vào không. Đó gọi là Tam Muội Bất Lạc Nhất Thiết Trụ Xứ.
(Phi thế gian là pháp xuất thế gian).
105) Như Trú Định Tam Muội. Như có nghĩa là có, không chẳng phải Hai, còn có nghĩa là không. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này thì biết như thật tướng của tất cả pháp; không thấy có pháp nào vượt qua cái như này. Đó gọi là Tam Muội Như Trú Định.
106) Hoại Thân Suy Tam Muội. Thân suy là máu, thịt, gân, xương… hòa hợp thành thân; thân này có nhiều lo lắng, tai họa, thường bị đói, lạnh, bệnh tật bức bách cho đến thân suy yếu. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, bằng sức trí huệ phá hoại từng phần các tướng suy não của thân thể, cho đến tướng không thấy, không thể có được. Đó gọi là Tam Muội Hoại Thân Suy.
107) Hoại Ngữ Như Hư Không Tam Muội. Vì Bồ Tát ở Tam Muội này, không thấy ngữ nghiệp của các Tam Muội nương vào âm thinh mà có; giống như hư không, giống như ảo hóa nên không sanh thương, sanh ghét. Đó gọi là Tam Muội Hoại Ngữ Như Hư Không.
108) Ly Trước Hư Không Bất Nhiễm Tam Muội. Bồ Tát tu tập Bát Nhã Ba La Mật, quán các pháp rốt ráo không, không sanh không diệt; giống như hư không, tuy có được Tam Muội, mà đối với tướng của Tam Muội hư không này cũng không vướng mắc. Đó gọi là Tam Muội Ly Trước Hư Không Bất Nhiễm.
Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 20     Giáo Dục Tính Tự Lập Cho Trẻ     Mì Riêu Chay     Mì Gà Tiềm Chay     Bạch Thầy Con Không Đi Chùa Nữa     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – Butterflies     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Cầu Tăng Tuổi Thọ ( P.2 )     Những Con Sóng Lớn     Xứng Đáng Là Ruộng Phước     Cậu Đã Cứu Sống Mình Đấy!     



Tu sĩ: SB.Hải Triều Âm
Thể loại: Học Thiền






[-] Dấu mục nghe pháp âm     [x] Tắt mục nghe pháp âm

















Pháp Ngữ


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,183,700