---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bát Chánh Đạo
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Āryaṣtāṅgikamārga (S), Ariya aṭṭhaṅgikamagga (P), Aṭṭhāṅgika-magga (P), Aṣṭāngika-mārga (S), Aṣṭa-mārga (S), The Eightfold Noble Path, The Noble Eightfold Path, Eight Noble Paths
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Cũng gọi là Bát thánh đạo. Tám con đường đạo chân chính, hay tám con đường thánh đạo, do đức Phật vạch ra, nếu tu tập theo tám con đường này sẽ được giác ngộ và giải thoát, trở thành bậc Thánh, vì vậy gọi là Thánh đạo. Trong bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Vườn Nai, gần thành phố Bénares, Phật giảng thuyết Bốn đế, tức là bốn Chân lý:
1. Chân lý về sự khổ, gọi là Khổ đế.
2. Chân lý về những nguyên nhân của sự khổ, gọi là Tập đế.
3. Chân lý về cảnh giới Niết Bàn sau khi đã đoạn diệt mọi khổ đau, gọi là Diệt đế.
4. Chân lý về con đường đạo, đoạn diệt mọi khổ đau, dẫn tới cảnh giới an lạc tuyệt đối tức Niết Bàn, gọi là Đạo đế. Bát chánh đạo tức là Đạo đế.
- Kinh sách tiếng Pàli thường dịch là con đường đạo tám nhánh, và các sách Anh ngữ cũng dịch theo như vậy (The Eightfold path). Tám nhánh của con đường đạo diệt khổ như sau:
1. Chánh tri kiến: nhận thức, hiểu biết đúng đắn thế nào là thiện, ác, thế nào là khổ, nguyên nhân của khổ, cảnh giới diệt khổ, và con đường đạo dẫn tới diệt khổ.
2. Chánh tư duy: suy nghĩ đúng đắn, lập chí hướng đúng, dựa vào trên nhận thức và hiểu biết đúng đắn.
3. Chánh ngữ: lời nói đúng đắn, không nói dối, không nói ác, không nói chia rẽ, làm mất đoàn kết, không nói lời vô nghĩa, nói đúng thời, đúng chỗ và nói dối có ích.
4. Chánh nghiệp: hành động đúng đắn, tức là không lấy của không cho, không tà dâm, không giết hại.
5. Chánh mạng: sinh sống chân chính, không sinh sống bằng những nghề như buôn gian bán lận, buôn người, buôn vũ khí, buôn thuốc độc v.v…
6. Chánh tinh tấn: siêng năng đúng đắn, bỏ việc ác đã làm, tránh việc ác chưa làm, tiếp tục làm việc thiện đang làm, làm những việc thiện chưa làm.
7. Chánh niệm: nghĩ nhớ chân chánh, không nghĩ nhớ chuyện tà bậy.
8. Chánh định: tập trung tư tưởng chân chính, dẫn tới trí tuệ bừng sáng, dẫn tới giác ngộ và giải thoát.
----------------------------- Phật Học Danh Số - Như Thọ - Nguyên Liên -----------------------------
● Bát chánh đạo còn gọi là Thánh đạo, Thánh là chơn chánh, ngay thẳng, Đạo là con đường sáng suốt. Bát chánh đạo là tám con đường ngày thẳng hướng dẫn chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi đau khổ, tà ác, tới cảnh Niết Bàn an vui giải thoát dù Đại thừa hay Tiểu thừa Phật giáo, tất cả hành giả đều phải tu bát chánh đạo bao gồm:
I. Chánh Kiến: Là nhận thức đúng đắn. Chúng ta học Phật cần phải có nhận thức đúng đắn, nhận thức nếu chẳng đúng đắn, dù hết sức tu hành rốt cuộc cũng về đường ma, nay phân biệt dưới đây để khỏi nhận thức (thấy biết) sai lầm.
*Nhận thức sai lầm là:
1. Xem tướng đoán mạng
2. Rút tăm coi quẻ
3. Coi giờ thả chim
4. Coi sao cúng hạn
5. Bói chọn địa cuộc
6. Lạy thần thờ quỷ
7. Luyện khí xuất hồn
8. Cầu sống mãi không chết
9. Chấp Thượng Đế an bài
10. Giàu sang do trời định
11. Thượng Đế tạo ra mọi vật
12. Đổ thừa số mạng an bài
13. Chấp thế gian thường trụ
14. Tưởng chết rồi mất hẳn
15. Chấp lợi hại do phong thủy
16. Theo thần quỉ yêu quái
17. Tăm nhang nước lạnh
18. Tưởng chết rồi lên thiên đàng
19.Thả bè dời bếp
20. Đặt bùa trấn ếm
21. Tội chấp như trên không đúng với Phật Pháp nên gọi là tà tư kiến.
II. Chánh Tư Duy: Tư duy đúng đắn, tư duy tức tư tưởng, nghĩ ngợi, xét nét, nếu chẳng đúng đắn dù cho thông minh đến đâu ắt cũng rơi vào đường ác. Nay nói về điều nên hay không nên như sau,để đúng với sự tư duy:
- Nên :
1. Đói nghĩ đến ăn
2. Lạnh nghĩ đến mặc
3. Bệnh nghĩ tới trị lành
4. Kẻ nghèo nghĩ giúp đỡ họ
5. Kẻ khổ nghĩ cách cứu vớt
6. Quả Phật nghĩ mau thành tựu
7. Đạo lý nghĩ nên tu hành
8. Phiền não nghĩ đến đoạn trừ
9. Oán thù nghĩ đến cởi bỏ
10. Nghiệp chướng nghĩ đến dứt sạch
- Không Nên :
1. Không nên nghĩ đến tiền của, sắc đẹp, tiếng khen, ăn uống.
2. Không nên nghĩ đến thăng quan phát tài
3. Không nên nghĩ đến con cháu phải giàu sang
4. Không nên nghĩ đến chèn ép người
5. Không nên nghĩ đến chức quyền hơn người
6. Không nên nghĩ đến giao tiếp nam nữ
7. Không nên nghĩ đến cẩu thả tránh né cầu an
8. Không nên nghĩ đến báo cừu bạn
9. Không nên nghĩ đến dua nịnh kẻ hào quí
10. Không nên nghĩ đến đàn hát vui chơi
III. Chánh Ngữ: Nói năng đúng đắn, Đại sư Linh Hựu ở núi Qui dạy rằng:
“Mở lời phải liên quan đến Kinh điển,
Bàn nói phải kề chỗ người xưa kê cứu”.
Về mặt nói lời chơn chính xin liệt kê dưới đây:
1. Không nói những chuyện hư giả
2. Không nói chuyện dèm pha
3. Không khen mình chê người
4. Không nói lời nịnh hót
5. Không nói lời khinh dễ người
6. Không nói lời gạt gẫm
7. Không nói lời phản lại chính trị
8. Không nói lời thô ác mắng nhiếc
9. Không mở lời khiêu khích phải quấy
10. Không nói lời tốt xấu của hàng cư sĩ
IV. Chánh Nghiệp: Hành động đúng đắn, chánh nghiệp hay là hành động đúng đắn, chính là thân nghiệp đúng đắn Thân nghiệp có ba:
1.Giết hại,
2.Trộm cướp,
3.Dâm dục.
Ba việc này là việc pháp nhĩ (sẵn có nơi con người) nay muốn phòng ngừa khi chưa phát sanh, phải thu nhiếp sáu căn, Khổng Tử nói:
- Chẳng phải lễ chớ nhìn
- Chẳng phải lễ chớ nói
- Chẳng phải lễ chớ nghe
- Chẳng phải lễ chớ hành động
Nay trong pháp của Phật có thêm 2 điểm nữa đó là:
- Chẳng phải lễ chớ ngửi
- Chẳng phải lễ chớ nghĩ. Nghĩa là chẳng vướng mắc vào sắc đẹp, tiếng hay mùi thơm, vị lạ, xúc phạm, bóng dáng, mường tượng.
V. Chánh Mạng: Là nói về sự mưu sinh chánh đáng trong cuộc sống Đức Phật của chúng ta ở Ấn Độ, nguyên chế ra lối khất thực để nuôi xác thân, nay ở nước ta và Trung Hoa phong tục có khác, khó đi khất thực xong cũng nên xa lìa bốn tà mạng và luôn hoằng pháp lợi sanh mới gọi là chánh mạng.
- Đưa miệng xuống ăn (hạ khẩu thực) tức là cày bừa trồng trọt nuôi sống, làm tổn thương sinh vật
- Ngửa miệng ăn như xem sao, cầu đảo
- Xoay miệng bốn phương (chính) ăn: Như dua nịnh các nhà hào quí quyền thế để kiếm ăn
- Xoay miệng bốn phương (phụ) ăn: Tức bói toán xem tướng, đoán mạng để kiếm ăn
- Chánh mạng của người Phật tử là:
* Bồi dưỡng rừng rậm (tòng tâm của tăng chúng)
* Làm thuốc chữa bệnh
* Truyền đạt giáo dục: Đi truyền bá cho những người nghèo tối (thiếu học, thiếu nhận thức)
* Phục vụ công tác từ thiện
VI. Chánh Tinh Tấn: Chánh tinh tấn còn gọi là chánh phương tiện…tinh tấn, chuyên cần thực hành tứ chánh cần nghĩa là: Tinh tấn lấn phiền não, tội lỗi những việc dữ khi nó chưa phát sanh Tinh tấn mà lướt khỏi phiền não, tội lỗi nhưng việc dữ mà nó đã phát sanh, đã lỡ phạm Tinh tấn mà mở thông đức lành, việc lành mà mình chưa có Tinh tấn mà duy trì tăng trưởng đức lành, việc lành mà mình hiện có Trong Bồ Tát giới kinh dạy tinh tấn có ba thứ:
- Trang nghiêm tinh tấn
- Nhiếp thiện pháp tinh tấn
- Lợi ích chúng sanh tinh tấn
VII. Chánh Niệm: Là suy nghĩ đúng đắn, suy nghĩ đúng đắn có hai: 1. Nhớ nghĩ đúng đắn
2. Xét nghĩ đúng đắn Nhớ: nghĩa là ghi nhớ việc đã qua, nay chia ra tà chánh như sau:
- Nhớ nghĩ là:
a.Nhớ sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị lạ, xúc phạm và thù oán
b.Nhớ tiểu thuyết anh hùng, tướng mạo, tiếng tăm của bè đảng ác - - Nuối tiếc là:
a.Nuối tiếc hại người, hoặc báo oán chưa làm đến
b.Nuối tiếc mất cơ hợi hưởng vui đẹp
- Nhớ nghĩ chánh:
a.Nhớ đến bốn ơn chưa đền báo
b.Nhớ hạnh tròn đầy của Phật và giáo lý nhiệm mầu hơn hết
c.Nhớ nghĩ đàn tràng trong khi thọ giới và hành trạng tiếng nói của giới sư
- Nuối tiếc chánh:
a.Nuối tiếc việc làm sai lầm về trước
b.Nuối tiếc về từ trước muốn làm việc lành mà chưa làm xong Xét nghĩ đúng: Tức là xem xét sự vật hiện tiền
* Quán bi: Thấy kẻ nghèo hèn, cô đơn, khổ sở, bệnh đau nguy hiểm, bèn khởi lòng từ bi muốn cứu độ cho họ
* Quán hệ: Quán xét vũ trụ, muôn sự muôn vật đều do nhân duyên mà thành
VIII. Chánh Định: Là thiền định chơn chánh, thiền định phép tu rất vi diệu và tế nhị, nếu không dự bị biết trước rõ ràng, rất dễ rơi vào đường tà, cho nên cần phải phân biệt như sau: Tu theo cách: Thủ khiếu, vận khí, luyện đơn, vô tưởng… là tà định. Tu theo cách hệ chuyên chỉ, sổ tức quán, bất tịnh quán, cửu tưởng quán, nhơn duyên quán, niệm Phật quán, thể không quán..v.v… đó là chánh định.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 八正道 (Pháp Giới Thứ Đệ)
Tám pháp này không dựa vào thiên lệch, tà vạy mà đi, nên gọi là chánh; lại còn dẫn thẳng đến Niết Bàn, nên gọi là đạo.
Một, Chánh Kiến. Người tu đi theo con đường vô lậu, thấy rõ Tứ Đế, phá bỏ các Tà Kiến có, không của ngoại đạo; đó là chánh kiến.
(Con đường vô lậu tức là giới, định, huệ. Người tu đi theo con đường này có thể diệt trừ sống chết rơi rớt trong ba cõi).
Hai, Chánh Tư Duy. Người khi thấy Tứ Đế, suy nghĩ chân chánh, quán sát kỹ lưỡng, làm cho sức quán tăng trưởng; đó là Chánh Tư Duy.
Ba, Chánh Ngữ. Người dùng trí huệ vô lậu, luôn giữ gìn khẩu nghiệp, xa lìa tất cả lời nói dối trá, không chân thật; đó là Chánh Ngữ.
Bốn, Chánh nghiệp. Người dùng trí huệ vô lậu, tu tập giữ gìn tâm mình, ở trong Chánh Nghiệp trong sạch, dứt trừ tất cả việc làm gian dối, tà vạy; đó là Chánh Nghiệp.
(Chánh nghiệp trong sạch là nghiệp lành xuất thế gới, định, huệ).
Năm, Chánh mạng. Người xuất gia phải xa lìa năm thứ lợi dưỡng tà mạng, phải xin ăn để nuôi sống qua ngày; đó là Chánh Mạng.
(Năm thứ lợi dưỡng tà mạng là:
1) biểu hiện tướng lạ để lừa gạt người;
2) tự khoe công đức, tài năng;
3) coi tướng, xem bói;
4) lớn tiếng ra oai;
5) nói ích lợi sẽ được để làm động lòng người).
Sáu, Chánh Tinh Tấn. Tinh là không tạp nhạp, lộn xộn. Tiến là không gián đoạn. Người siêng tu giới, định, huệ; một lòng tinh cần, không chút gián đoạn; đó là Chánh Tinh Tấn.
Bảy, Chánh Niệm. Người suy nghĩ Chánh Đạo giới, định, huệ và trợ đạo ngũ đình tâm chắc chắn tiến thẳng đến Niết Bàn; đó là Chánh Đạo. (Ngũ Đình Tâm là:
01) tán loạn nhiều thì Quán Sổ Tức;
02) tham nhiều thì Quán Bất Tịnh;
03) sân nhiều thì Quán Từ Bi;
04) ngu si thì Quán Nhân Duyên;
05) chướng ngại nhiều thì Quán Niệm Phật).
Tám, Chánh Định. Người gìn giữ tâm không để tán loạn, thân tâm vắng lặng, ở trong lý chân không chắc chắn không dời đổi; đó là Chánh Định.
Hai anh em ở Nam Xương     Có nhiều câu thoại đầu, vậy ý có khác nhau không?     Phương pháp nào để tham thiền dễ dàng?     Bạn Thật Sự     Kỷ Luật     Thế nào là tâm Bồ đề ?     Ớt Đà Lạt Dồn Cá Bồ Đề     Biết Liêm Sỉ Và Tự Kỷ Luật Bản Thân     Khi Mất, Có Xá-Lợi Là Bồ-Tát?     Mướp Xào Mì Gói     


















Pháp Ngữ
Như ong đến với hoa,
Không hại sắc và hương,
Che chở hoa, lấy nhụy.
Bậc Thánh đi vào làng.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,505,930