---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Kiều Trần Như
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Ajñāta Kauṇḍinya (S), Kondanna (P), Annata Kondanna (P), Kondanna (P), Annata Kondanna (P).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Là vị đệ tử lớn có pháp lạp cao nhất của đức Phật. Tên của tôn giả, gọi cho đầy đủ là A Nhã Kiều Trần Như (Ajnata Kaundinya). Tôn giả vốn là một đạo sĩ Bà La Môn trẻ tuổi và cực kì thông minh ở thành Ca-tì-la-vệ vào lúc thái tử Tất Đạt Đa đản sinh. Về sau, khi nghe tin thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ hoàng cung vào rừng xuất gia học đạo, ông đã dẫn theo bốn đạo sĩ thân thiết (con của các vị đạo sĩ khác) tên là Bạt Đề (Bhadrika), Bà Sư Ba (Vaspa), Ma Ha Nam (Mahanama) và A Thuyết Thị (Asvajit), cùng đi tìm thái tử để tu học. Khi đức Cồ Đàm (Gautama – tức thái tử Tất Đạt Đa) tìm đến đạo tràng của đạo sư Uất Đầu Lam Phất (Udraka Ramaputra), ở vùng phụ cận phía Nam kinh thành Vương-xá của vương quốc Ma-kiệt-đà để xin học đạo, Ngài đã gặp sa môn Kiều Trần Như nơi đây. Vì không thỏa mãn với pháp môn tu của đạo sĩ Uất Đầu Lam Phất, sa môn Cồ Đàm đã khéo léo xin từ giã nơi đây để tự mình nỗ lực tìm lấy con đường giải thoát giác ngộ cho chính mình.
Ngài tìm đến rừng Già-da (Gaya), thuộc thôn Ưu-lâu-tần-loa (Uruvilva), và chọn nơi đây làm chỗ tu tập. Sau đó, sa môn Kiều Trần Như cũng từ giã đạo tràng của đạo sĩ Uất Đầu Lam Phất, dẫn theo bốn người bạn, cùng đi tìm đức Cồ Đàm. Vì kính mến và tin tưởng vào khả năng giác ngộ của Ngài, họ đã xin ở lại đây để được tu học dưới sự hướng dẫn của Ngài. Cả năm vị đều theo Ng ài tu khổ hạnh. Sau một thời gian dài tu khổ hạnh một cách triệt để, cả 6 người đều kiệt sức, mà trí tuệ vẫn không phát triển thêm, trái lại còn mòn mỏi đi. Một hôm, đức Cồ Đàm tuần tự kiểm điểm lại sự tu tập trong thời gian qua, và bỗng nhiên bừng tỉnh. Ngài thấy rõ, con đường khổ hạnh đã là con đường sai lầm. Hưởng thụ dục lạc hay hành hạ thể xác cũng đều là cực đoan; cả hai đều sai lầm, đều không giúp ích được gì cho sự phát triển trí tuệ. Ngài bèn quyết định từ bỏ phép tu khổ hạnh triệt để, trở lại ăn uống bình thường để phục hồi sức khỏe, và bắt đầu theo đuổi con đường thiền tập – mà Ngài xét thấy, đó mới là con đường chính đáng nhất có thể đưa đến đạo quả giác ngộ.
Sa Môn Kiều Trần Như thấy đức Cồ Đàm ăn uống bình thường trở lại, bỏ việc tu khổ hạnh, thì cho rằng Ngài đã thối chí, bèn rủ bốn người bạn kia bỏ đi, tìm đến nơi khác tu hành theo con đường riêng của họ. Họ đi sang vườn Nai (Lộc-uyển - Mrgadava), gần thành Ba-la-nại (Varanasi), nước Ca-thi (Kasi), để cùng tu học với nhau.
Nửa năm sau, bỗng một hôm họ trông thấy đức Cồ Đàm tìm đến với họ. Khi thấy bóng dáng Ngài còn đang thấp thoáng ở ngoài xa, họ đã bảo nhau là sẽ không ra đón tiếp và cũng không cần phải đứng dậy khi Ngài vào tới nơi. Nhưng kì lạ làm sao, sự tình đã không xảy ra đúng như họ dự tính! Khi đức Cồ Đàm vừa bước vào tới chỗ của họ thì không ai bảo ai, tất cả năm người đều mừng vui đứng dậy tiếp đón Ngài.
Sau vài lời thăm hỏi và huấn dụ, đức Cồ Đàm đã hoàn toàn chinh phục và cảm hóa được sa môn Kiều Trần Như và cả 4 người bạn của ông. Ngài bảo cho họ biết là Ngài đã thành Phật; rồi Ngài giảng dạy cho họ về CON ĐƯỜNG BÁT CHÁNH, khai thị về BỐN SỰ THẬT mầu nhiệm. Sa Môn Kiều Trần Như chăm chú nghe, và bỗng cảm thấy tâm mình bừng sáng. Ông thấy rõ ngay tức khắc con đường giải thoát thật sự mà lâu nay ông từng tìm kiếm. Lập tức, ông cùng bốn người bạn cùng quì xuống xin được làm đệ tử của Ngài. Họ từ bỏ lối tu khổ hạnh cũ, cùng tinh cần tu tập theo sự hướng dẫn của Phật. Chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, nhờ quyết tâm và tinh chuyên tu học, cả năm vị, đầu tiên là Kiều Trần Như, rồi tiếp đến là bốn vị kia, lần lượt đều chứng thánh quả A La Hán. Vậy là, nơi vườn Lộc-uyển lúc bấy giờ, sa môn Kiều Trần Như cùng với bốn bạn hữu đã trở thành năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên của đức Phật. Họ cũng là năm thành viên đầu tiên của giáo đoàn đức Phật. Riêng tôn giả Kiều Trần Như lại còn là vị đệ tử đã chứng thánh quả A-la-hán đầu tiên của Phật, và trở thành vị đệ tử lớn nhất của Ngài lúc bấy giờ. Từ đây, ngôi Tam Bảo đã được xuất hiện ở thế gian, với đức Thích Ca Cồ Đàm là Phật Bảo, giáo pháp do Ngài vừa giảng dạy là Pháp Bảo, và năm vị tì kheo nhóm Kiều Trần Như là Tăng Bảo.
Vườn Lộc-uyển lúc đó được coi là đạo tràng hành hóa đầu tiên của đức Phật, và Ngài đã mặc nhiên giao trách nhiệm trông coi đạo tràng cho tôn giả Kiều Trần Như. (Cơ sở vật chất của đạo tràng này vào lúc đó chưa có gì, Phật và chư tăng vẫn trú tại các gốc cây rừng hoặc dưới những túp lều mái lá như những năm tháng trước đó.) Sau năm vị trên, cũng chính tại đạo tràng này, đức Phật đã thu nhận chàng thanh niên Da Xá (Yasa) cùng 54 người bạn của chàng được xuất gia làm tì kheo. Tôn giả Kiều Trần Như lại được Phật giao nhiệm vụ chỉ dạy cho họ về nếp sống căn bản đầu tiên của đời sống xuất gia, và hướng dẫn họ tu học theo giáo pháp của Phật. Cũng tại đạo tràng này, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp độ người xuất gia, đức Phật đã cho phép, ở những nơi và vào những lúc không có sự hiện diện của Ngài, các vị tì kheo được đại diện cho Ngài để thọ lễ xuất gia của những người cư sĩ phát tâm sống đời phạm hạnh. Thừa tôn ý của Phật, tôn giả Kiều Trần Như đã trình lên Ngài một đề nghị đơn giản về nghi thức lễ xuất gia, và đã được đức Phật chuẩn y cho chư tăng chấp hành.
Tôn giả Kiều Trần Như đã hoàn toàn được đức Phật tin tưởng về mọi mặt: trí tuệ, đức độ cũng như khả năng lãnh đạo và giáo hóa. Cho nên, sau đó không lâu, đức Phật đã một mình rời vườn Lộc-uyển để đi Ma-kiệt-đà, giao trách nhiệm trông coi đạo tràng Lộc-uyển cho tôn giả gánh vác. Trên đường đi, Ngài đã thu nhận ba mươi thanh niên làm đệ tử xuất gia, và bảo họ tìm về ngay vườn Lộc-uyển gặp tôn giả để được xuống tóc và hướng dẫn tu học.
Khi đức Phật đến thành Vương-xá, quốc vương của nước Ma-kiệt-đà là Tần Bà Sa La (Bimbisara), sau khi được nghe pháp, đã phát nguyện qui y làm đệ tử tại gia của Phật. Để đền đáp công ơn hóa độ này, đức vua đã dâng cúng Phật khu rừng tre ở ngoại ô kinh thành về hướng Bắc để xây cất tu viện, làm cơ sở tu học và hành đạo cho Phật và giáo đoàn. Được tin này, tôn giả Kiều Trần Như cũng về Vương-xá để cùng với các vị đệ tử lớn khác của Phật bàn bạc, hoạch định việc xây cất tu viện, đồng thời giúp Phật tổ chức, hướng dẫn tu học và điều hành mọi việc trong tu viện. Tu viện được đặt tên là Trúc-lâm (Venuvana). Đó là cơ sở đạo tràng rộng lớn và có qui củ đầu tiên của giáo đoàn.
Đức Phật đã không ở một nơi nhất định nào, mà Ngài phải đi mọi nơi để hành hóa. Bởi vậy, Ngài đã cử tôn giả Kiều Trần Như chính thức làm tu viện trưởng và tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp làm giám viện tu viện Trúc-lâm. Hai vị có hoàn toàn trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn đại chúng tu học tại tu viện. Đức Phật cũng ban ý chỉ cho tất cả tăng chúng đang hành đạo trong vương quốc Ma-kiệt-đà hãy y chỉ vào hai vị tôn giả ấy.
Cuộc đời về sau này của tôn giả Kiều Trần Như, ít thấy có tài liệu nói tới; chỉ biết tôn giả đã nhập niết bàn trước Phật khá lâu.
Thế nào là Luật tông?     Xuất Gia Lúc Tuổi Xế Chiều     Trương Đình Học Dạy Con Nhường Ngôi Cao Cho Hàn Sỹ     ÐẠI SƯ LIÊN TRÌ RỘNG KHUYÊN MỌI NGƯỜI NIỆM PHẬT     Sự Tích Giới Luật – 178 Pháp Ba Dật Đề ( Đơn Đề ) – Phần 14     Bất Niệm Tự Niệm     Sau khi chết nghiệp còn hay mất ?     Nếu Bạn Chưa Giác Ngộ Thời Lỗi Tại Ai     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2 ) – Bồ Đề     Phật Giáo Đại Thừa Là Gì     


















Pháp Ngữ
Sống chung với người ngu,
Lâu dài bị lo buồn.
Khổ thay gần người ngu,
Như thường sống kẻ thù.
Vui thay, gần người trí,
Như chung sống bà con.

Bậc hiền sĩ, trí tuệ
Bậc nghe nhiều, trì giới,
Bậc tự chế, Thánh nhân;
Hãy gần gũi, thân cận
Thiện nhân, trí giả ấy,
Như trăng theo đường sao.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,525,255