---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nhị Thập Nan
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● 20 Việc Khó. Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương có nêu ra 20 việc mà người thế gian rất khó thực hiện:
1. Người nghèo cùng rất khó thực hiện hạnh bố thí (Bần Cùng Bố Thí Nan).
2. Người giàu sang rất khó tu học đạo giải thoát (Hào Phú Học Đạo Nan).
3. Người đời khó có được ý chí quên mình vì đại nghĩa, hoặc xả thân vì đạo pháp (Phán Mạng Tất Tử Nan).
4. Người đời khó có duyên được thấy nghe và thọ trì giáo pháp của Phật (Đắc Đổ Phật Kinh Nan).
5. Người không trồng nhân lành, không tu tập các điều Thiện, mà muốn được sinh ra đời gặp Phật tại thế thì thật là vô cùng khó khăn (Sinh Trị Phật Thế Nan).
6. Người đời thường say đắm ngũ dục Lục Trần, cho nên, chế phục được vọng niệm, xa lìa được dục tình là điều rất khó (Nhẫn Sắc Li Dục Nan).
7. Người đời thấy cảnh giàu sang mà không ham, thấy lợi danh mà không thích, thấy vật gì vừa ý mà không muốn đem về cho mình, đó là điều rất khó (Kiến Hảo Bất Cầu Nan).
8. Người hào phú thế lực mà vẫn giữ lễ độ, khiêm cung với mọi người, không ỷ thế làm nhục người, đó là việc khó (Hữu Thế Bất Lâm Nan).
9. Bị người ta làm nhục mà nhịn nhục được, không sân hận, đó là điều rất khó (Bị Nhục Bất Sân Nan).
10. Khi đụng chạm các việc ở đời mà tâm giữ được tĩnh lặng, không chao động, đó là điều khó (Xúc Sự Vô Tâm Nan).
11. Người căn tánh thấp kém mà muốn học rộng, đọc nhiều, nghiên cứu nghĩa lí sâu xa, thì thật là khó (Quảng Học Bác Cứu Nan).
12. Người học vấn uyên bác mà không khinh mạn đối với kẻ ít học, đó là điều khó (Bất Khinh Mạt Học Nan).
13. Diệt trừ tâm ngã mạn, khinh người, thật là khó (Trừ Diệt Ngã Mạn Nan).
14. Gặp được bậc Thiện tri thức để được học hỏi, hầu mong mở mang trí hiểu biết chân chính, đó là điều khó (Hội Thiện Tri Thức Nan).
15. Người đời thường mê đắm theo vọng tình ái dục, cho nên, biết phản tỉnh để quay về con đường chân chánh, tu học đạo giải thoát, đó là điều rất khó (Kiến Tánh Học Đạo Nan).
16. Đối trước ngoại cảnh mà giữ tâm an nhiên, không chuyển động, đó là điều khó (Đối Cảnh Bất Động Nan).
17. Thường có tâm từ ái đối với chúng sinh, dùng mọi phương tiện để làm lợi ích cho chúng sinh, đó là điều rất khó (Thiện Giải Phương Tiện Nan).
18. Chúng sinh có nhiều căn cơ cao thấp khác nhau, cho nên, người có khả năng thấy rõ để tùy theo căn cơ mà dẫn dắt, giáo hóa chúng sinh, đó là điều rất khó (Tùy Hóa Độ Nhân Nan).
19. Xử sự trong mọi trường hợp đều giữa tâm bình đẳng, không phân biệt kẻ thân người sơ, đó là điều rất khó (Tâm Hành Bình Đẳng Nan).
20. Biết giữ gìn lời nói, không nói tới chuyện xấu, chuyện tốt, sở trường, sở đoản v. v... của người, tức là không nói chuyện thị phi, đó là điều rất khó (Bất Thuyết Thị Phi Nan).
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 二十難 (Tứ Thập Nhị Chương Kinh)
Một, Bần Cùng Bố Thí Nan. Từ sự túng thiếu khó khăn mà có thể chia xẻ giúp người; đó là việc làm khó.
Hai, Hào Quý Học Đạo Nan. Người ở cảnh giàu sang mà có thể chán ghét cái vui nhục dục, chịu khuất để cầu đạo; đó là việc làm khó.
Ba, Phán Mạng Tất Tử Nan. Người quý trọng việc nghĩa, xem thường cái sống, quyết chí hy sinh tánh mạng, hoặc vì pháp bỏ thân, giúp đỡ người đói khổ, hoặc làm bậc trung thần, lấy cai chết để bảo toàn khí tiết; đó là việc khó làm.
Bốn, Đắc Đổ Phật Kinh Nan. Người hoặc sanh nơi heo hút quê mùa, không biết pháp xuất thế, muốn được thấy, nghe, thọ trì giáo pháp của Như Lai; đó là việc khó làm.
Năm, Sanh Trị Phật Thế Nan. Người không tạo dựng thắng nhân, không tu các điều thiện mà muốn gặp Phật xuất thế; đó là việc làm khó.
Sáu, Nhẫn Sắc Ly Dục Nan. Người bị nhiều tình dục làm mê hoặc, mà muốn chế phục vọng niệm, xa lìa tâm dục; đó là việc làm khó.
Bảy, Kiến Hảo Bất Cầu Nan. Người giàu sang, danh vọng và của cải có thể thích lễ nghĩa, quên thế lực không lấn lướt, ăn hiếp người khác; đó là việc khó làm.
Chín, Bị Nhục Bất Sân Nan. Bị người khác làm nhục mà có thể giữ bình tỉnh, không sanh oán hận; đó là việc khó làm.
Mười, Xúc Sự Vô Tâm Nan. Vì tâm vốn thanh tịnh, gặp cảnh thì nổi lên. Nếu gặp việc gặp duyên mà tâm không nhiễm trước; đó là việc khó.
Mười một, Quảng Học Bác Cứu Nan. Vì con người căn tánh chậm chạp mà muốn học rộng nghe nhiều, nghiên cứu kỳ cùng nghĩa lý để mở rộng kiến văn; đó là việc khó.
Mười hai, Bất Kinh Mạt Học Văn. Phần nhiều người ta thích hướng lên trên; nếu mình có học vấn mà đối với người học vấn yếu kém, không sanh tâm khinh thường; đó là việc khó.
Mười ba, Trừ Diệt Ngã Mạn Nan. Vì người thường ôm lòng ngã mạn, hoặc xuất thân từ giòng dõi giàu sang mà không có tâm kiên ngạo, xem thường người khác; đó là việc làm khó.
Mười bốn, Hội Thiện Tri Thức Nan. Vì người tu hành, phần nhiều bị lầm lạc bởi bạn xấu. Nếu lúc học đạo mà gặp được thiện tri thức khuyên răn, hướng dẫn làm cho mình mở mang hiểu biết; đó là việc khó.
Mười lăm, Kiến Tánh Học Đạo Nan. Vì người mê lầm với vọng tình, tối tăm với ái dục mà có thể bỏ vọng trở về chân, học đạo thấy tánh; đó là việc khó.
Mười sáu, Đối Cảnh Bất Động Nan. Vì tiền trần vọng cảnh làm mê hoặc chân tánh mà có thể giữ tâm vắng lặng, không bị ngoại vật lôi kéo; đó là việc khó.
Mười bảy, Thiện Giải Phương Tiện Nan. Vì người luôn ôm lòng từ bi lớn, thương mến không quên chúng sanh, bằng vô số phương tiện đem lại ích lợi; đó là việc khó.
Mười tám, Tùy Hóa Độ Chúng Sanh Nan. Vì căn tánh của chúng sanh nhanh, chậm không giống nhau, mà có thể tùy cơ dạy dỗ, dìu dắt, cứu độ chúng thoát khỏi khổ đau; đó là việc khó.
Mười chín, Tâm Hành Bình Đẳng Nan. Người ngu si, tăm tối, phần nhiều thấy có ta, người nên chấp chặt. Nếu có khả năng nhận thấy bình đẳng giữa người thân, kẻ oán thì tâm không còn phân biệt; đó là việc khó.
Hai mươi, Bất Thuyết Thị Phi Nan. Vì nói hai lời, nói không đúng sự thật là giới cấm của Phật; nếu có thể giữ gìn khẩu nghiệp, không nói tốt, xấu, hay dỡ của người khác; đó là việc khó.
DI CHÚC CỦA NHÀ TRIỆU PHÚ     Mơ Gặp “Ma”     Gà Xào Xả Và Cà Ri     LÒNG BIẾT ƠN LÀ MỘT MỸ ĐỨC     Nếu cái nghiệp tham nổi lên thì mình quán tất cả đều là vô thường có được không?     Cho Và Nhận     Giết Con Cầu Danh     Xin hỏi người đã kết hôn và chuẩn bị kết hôn nên chú ý những vấn đề gì khi học Phật?     An Cư     Phát Nguyện Chép Kinh     


















Pháp Ngữ
Phú quý sinh dâm dục .
Cơ hàn khởi đạo tâm


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,924 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,191,306