---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thần Hội
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Shen hui (C).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (668-760): là một trong những vị đệ tử lớn của Lục Tổ Tuệ Năng. Ngài họ Cao, quê ở huyện Tương-dương, tỉnh Hồ-bắc. Thuở nhỏ học Nho, Đạo, thông suốt Ngũ Kinh, Lão Trang và các sách sử, nhưng rồi bỏ hết, vào chùa xin xuất gia, đọc tụng kinh điển cũng dễ dàng như đọc sách Nho, Lão. Năm 13 tuổi, ngài đến xin tham yết Lục Tổ Tuệ Năng, trở thành người đệ tử nhỏ tuổi nhất, nhưng đắc pháp ngang hàng với các vị lớn tuổi khác. Khi Lục Tổ thông báo ngày giờ nhập tịch sắp đến, trong chúng ai cũng xúc động khóc thương, chỉ có Thần Hội là bất động, nên Tổ nói: “Thì ra chỉ có Thần Hội, người nhỏ nhất mà được cái tâm vui buồn bất động…” Sau khi đức Lục Tổ thị tịch (năm 713), ngài đi tham phỏng bốn phương. Năm 720, ngài phụng sắc vua, về trú trì chùa Long-hưng ở Nam-dương, xiển dương thiền pháp. Trong thời gian 20 năm sau khi Lục Tổ viên tịch, dòng thiền Tào Khê có vẻ như chìm lắng; trong khi đó, dòng thiền Thần Tú thì vẫn thịnh hành ở hai kinh đô Lạc-dương và Trường-an. Thấy thế, vào năm 732, ngài đến Lạc-dương thiết lập đại hội Vô-già, cực lực hiển dương tông phong của Lục Tổ, xác lập hệ thống thiền Nam-tông Tuệ Năng là dòng truyền thừa chính thống, phân rõ Nam - Bắc, đốn - tiệm, làm cho dòng thiền Nam-tông từ đó ngày càng lớn mạnh, đặt được địa vị vững vàng ở phương Bắc, còn dòng thiền Bắc-tông thì bị suy yếu dần. Trong thời gian An Lộc Sơn nổi loạn (755-757), ngài lập đàn tràng gây quĩ ủng hộ quân lính triều đình. Sau khi dẹp yên giặc loạn, vua Đường Túc-tông (756-762) thỉnh ngài nhập cung để cúng dường. Nhà vua cũng lập thiền viện ở chùa Hà-trạch (trong kinh thành Lạc-dương), mời ngài trú trì để giáo hóa đồ chúng. Tại đây ngài tiếp tục phát dương thiền phong của Lục Tổ Tuệ Năng, sáng lập tông Hà Trạch, được người đời gọi là Hà Trạch đại sư. Ngài thị tịch năm 760, thế thọ 93 tuổi, thụy hiệu là Chân Tông đại sư. Năm 796, vua Đường Đức-tông (780-805) triệu tập các thiền sư khắp nước để xác lập tông chỉ thiền môn, và lập thiền sư Thần Hội làm vị tổ thứ bảy của Thiền Tông Trung-quốc, nhưng vị trí ấy của ngài đã không được đời sau thừa nhận; rốt cuộc, Thiền Tông Trung-quốc chỉ có 6 vị tổ mà thôi. Tông Hà Trạch của ngài kéo dài khoảng 150 năm thì trầm một.
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 神 會 (686-795). Thiền tăng đời Đường, người khai sáng tông Hà Trạch, họ Cao, người Tương Dương (Tương Phàn, Hồ Bắc) Trung Quốc. Thuở nhỏ sư học đạo Nho, về sau để tâm đến Phật giáo, trước tiên theo pháp sư Hạo Nguyên chùa Quốc Xương xuất gia, chẳng bao lâu lại theo Thần Tú học tập. Sau đến Tào Khê, Thiều Châu (Thiều Quan, Quảng Đông) tham kiến Huệ Năng, thông qua hỏi đáp, thử nghiệm mới hay thầy trò khế hợp. Sau khi Huệ Năng viên tịch, sư đến khắp nơi trong Lạc Dương xiển dương học thuyết của Huệ Năng. Tại chùa Đại Vân sư biện luận với các thiền sư Bắc tông, chỉ trích Bắc tông “truyền thừa là bàng, pháp môn là tiệm”. Do Bắc tông thù ghét nên sư bị đuổi ra khỏi kinh thành. Trong khi dẹp loạn sứ quân, sư vì triều đình mở giới đàn độ tăng, dùng “Hương thủy tiền” giúp cho quân phí. Sau khi hòa bình, vua Đường Túc Tông triệu sư vào cung, cất thiền viện trong chùa Hà Trạch, Lạc Dương, ban hiệu “Hà Trạch Đại sư”. Thụy là “Chân Tông Đại Sư”. Đường Đức Tông truy lập sư làm Tổ thứ bảy Thiền Tông. Thần Hội chủ trương “Vô niệm” làm tông, “định huệ nhất thể, bình đẳng song tu”, tuyên truyền thuyết đốn ngộ “đơn đao trực nhập, trực liễu kiến tính”. Đệ tử có Vô Danh, Pháp Như v. v… Tác phẩm: Hiển Tông Ký. Học giả Hồ Thích sưu tập Thần Hội Ngữ Lục 3 quyển.
Hòa Thượng Thích Quảng Thạc (1925-1995)     Tại sao niệm Phật chỉ là một pháp lại có thể thâu nhiếp mọi môn khác?     Gõ Cửa Thiền – Thiền Cơ     Niết Bàn Được Mỗi Người Chứng Nghiệm Bằng Phương Cách Riêng Của Họ     NGƯỜI CHĂN DÊ     Đối Lập     Đưa Cha Mẹ Vào Chùa Phụng Dưỡng Được Không?     Súp Thập Cẩm     Quả Báo Hiện Đời     Câu Chuyện Nhân Quả Báo Ứng: Giấc Mơ Xin Cứu Mạng     


















Pháp Ngữ
Vô cầu thắng bố thí
Cẩn thủ thắng trì trai
(Không tham hơn bố thí
Khéo giữ hơn trì trai)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,981 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,336 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Haitrieuam
Lượt truy cập 39,119,983