---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ngũ Thừa
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Pañcayāna (S), Five Vehicles.
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Năm Cỗ Xe. Từ “cỗ xe” (thừa) được dùng để ví dụ cho giáo pháp của Phật có khả năng chuyên chở chúng sinh vượt biển sinh tử sang bờ giải thoát. Con đường vượt thoát sinh tử tùy theo căn cơ của chúng sinh mà có ngắn có dài, có mau có chậm; bởi vậy, giáo pháp của Phật cũng có nhiều pháp môn để thích ứng với các loại căn cơ đó. Một cách tổng quát, tất cả chúng sinh được gồm trong 9 cõi (cửu giới), từ thấp lên cao là Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Bàng-sinh, A Tu La, Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, và Bồ Tát. Sáu cõi đầu thuộc trong vòng ba cõi; ba cõi sau ở ngoài ba cõi. Mục đích cuối cùng của Phật Pháp là đưa chúng sinh vượt ra khỏi ba cõi, đạt đến cảnh giới an lạc giải thoát; nếu chưa thoát được ra khỏi ba cõi thì tối thiểu cũng phải được sinh vào cõi Người, rồi từ đó lại tiếp tục tu tập để tiến đến giải thoát. Vậy, giáo pháp của Đức Phật có khả năng làm cho chúng sinh không đọa lạc vào 4 cảnh giới xấu ác đầy đau khổ là Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Bàng-sinh, và A Tu La; mà tùy theo căn cơ và duyên nghiệp có thể sinh vào 5 cảnh giới ít đau khổ hoặc hoàn toàn an vui giải thoát là Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, và Bồ Tát. Có 5 pháp môn tu tập khác nhau cho 5 cõi này, mà thuật ngữ Phật học gọi là “Ngũ Thừa”:
1. Nhân Thừa là giáo pháp bước đầu và căn bản nhất có khả năng giúp chúng sinh không bị đọa lạc vào 4 đường dữ (tứ ác đạo: A Tu La, Súc Sinh, Ngạ Quỉ, Địa Ngục), mà được sinh vào cõi Người (Nhân đạo), đó là thọ trì “ba sự quay về nương tựa” (Tam Qui) và giữ gìn “năm điều răn cấm” (Ngũ Giới). Đây là điều vô cùng quan trọng, vì chỉ có con người mới có nhiều điều kiện thuận tiện để tu hành, giúp hành giả tiến lên các cõi cao hơn.
2. Thiên Thừa là giáo pháp có khả năng chuyên chở chúng sinh từ cõi Người tiến lên các cõi Trời (Thiên Đạo), hưởng phước báo an vui, thọ mạng lâu dài hơn cõi người rất nhiều; đó là giáo pháp “mười nghiệp lành” (Thập Thiện Nghiệp) và “bốn thiền tám định” (Tứ Thiền Bát Định).
3. Thanh Văn Thừa là giáo pháp có khả năng chuyên chở chúng sinh vượt thoát khỏi ba cõi, chấm dứt sinh tử, đạt đến cảnh giới hữu dư Niết Bàn, thành bậc A La Hán ; đó là giáo pháp “bốn sự thật cao quí” (Tứ Diệu Đế).
4. Duyên Giác Thừa là giáo pháp có khả năng chuyên chở chúng sinh vượt thoát khỏi ba cõi, chấm dứt sinh tử, đạt đến cảnh giới vô dư Niết Bàn, thành bậc Bích Chi Phật; đó là giáo pháp “mười hai nhân duyên” (Thập Nhị Nhân Duyên).
5. Bồ Tát Thừa là giáo pháp có khả năng chuyên chở chúng sinh không những vượt thoát khỏi ba cõi, mà còn siêu việt cả các cảnh giới Thanh Văn, Duyên Giác, đạt đến cảnh giới đại Niết Bàn, thành tựu quả vị Bồ Đề Vô Thượng (tức quả Phật); đó là pháp môn “sáu pháp qua bờ” (Lục Độ) với sự phát huy tinh thần bi trí để cứu độ chúng sinh.

Ngũ Dục
● Năm Dục Vọng. Tất cả những gì có sức quyến rũ con người trong cõi Dục này, được giáo lí Phật giáo bao gồm trong 5 thứ. Chúng là đối tượng ham muốn của con người; và cũng vì lòng tham đắm của con người sâu thăm thẳm, rộng không bờ bến, dai dẳng không ngưng nghỉ, bám chặt không buông thả, cho nên con người đã trở nên ích kỉ, mù quáng, ngông cuồng, hiểm ác, dã man, tàn bạo, để từ đó gây ra không biết bao nhiêu cảnh thống khổ, đau thương cho chính đồng loại, và cả đồng bào hoặc đồng tộc của mình. Năm thứ dục vọng ấy là:
1. Tiền của (tài): chỉ cho tất cả những thứ gì có thể làm thành tài sản vật chất của con người.
2. Sắc dục (sắc): cũng gọi là ái dục, tức là đời sống tình dục, lạc thú thể xác của con người do sự luyến ái giữa nam nữ đem lại.
3. Danh vị (danh): danh vọng và địa vị của con người trong xã hội.
4. Ăn uống (thực): những gì có thể nuôi sống thân mạng con người.
5. Ngủ nghỉ (thụy): sự ngủ nghỉ và tất cả những gì liên quan đến nó.
Mặt khác, trong kinh Hiền Nhân, năm thứ dục vọng được kể ra như sau:
1. Các thứ hình sắc tốt đẹp ở trần gian (sắc – đối tượng tham dục của mắt).
2. Các thứ âm thanh tuyệt diệu (thanh – đối tượng tham dục của tai).
3. Các loại mùi hương thơm quí (hương – đối tượng tham dục của mũi).
4. Các thức ngon vị ngọt (vị – đối tượng tham dục của lưỡi).
5. Các sự chạm xúc êm dịu, đê mê của da thịt (xúc – đối tượng tham dục của thân).
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 五乘 (Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Phân Tề Chương)
Một, Phật Thừa. Tiếng Phạn là Phật, nói đủ là Phật Đà; tiếng Hoa là Giác. Thừa có nghĩa là chuyên chỡ. Đức Phật dùng một pháp thật tướng Nhất Thừa, chuyên chở các chúng sanh cùng đến bờ Niết Bàn, nên gọi là Phật Thừa.
Hai, Bồ Tát Thừa. Tiếng Phạn là Bồ Tát, nói đủ là Bồ Đề tát đỏa, tiếng Hoa là Giác Hữu Tình. Các vị Bồ Tát dùng Lục Độ, vạn hạnh làm xe chuyên chở chúng sanh cùng ra ngoài ba cõi, nên gọi là Bồ Tát Thừa.
Ba, Duyên Giác Thừa. Các vị Duyên Giác, nhờ quán sát mười hai nhân duyên, trừ hết ngã chấp mà ngộ lý Niết Bàn chân không rồi dùng pháp này, chuyên chở ra khỏi ba cõi, nên gọi là Duyên Giác Thừa.
Bốn, Thinh Văn Thừa. Các vị Thinh Văn nghe giáo pháp của Phật, tu pháp Tứ Đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo mà ngộ được lý Niết Bàn chân không, rồi dùng pháp này, chuyên chở ra khỏi ba cõi, nên gọi là Thinh Văn Thừa.
Năm, Tiểu Thừa. Người tu theo Tiểu Thừa là trời và người. Trời và người lấy năm giới và thập thiện làm xe, chuyên chở ra khỏi bốn đường ác, nên gọi là Tiểu Thừa. (bốn đường ác là Tu La, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục)
● 五乘 (Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Phân Tề Chương)
Một, Phật Thừa. Tiếng Phạn là Phật, nói đủ là Phật Đà; tiếng Hoa là Giác. Thừa có nghĩa là chuyên chở. Đức Phật dùng một pháp thật tướng Nhất Thừa, chuyên chở các chúng sanh cùng đến bờ Niết Bàn, nên gọi là Phật Thừa.
Hai, Duyên Giác Thừa. Các vị Duyên Giác, nhờ quán sát mười hai nhân duyên, trừ hết ngã chấp mà ngộ lý Niết Bàn chân không rồi dùng pháp này, chuyên chở ra khỏi ba cõi, nên gọi là Duyên Giác Thừa.
Ba, Thinh Văn Thừa. Các vị Thinh Văn nghe giáo pháp của Phật, tu pháp Tứ Đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo mà ngộ được lý Niết Bàn chân không, rồi dùng pháp này, chuyên chở ra khỏi ba cõi, nên gọi là Thinh Văn Thừa.
Bốn, Thiên Thừa. Thiên tức là trời Sắc Giới. Các vị trời ấy tu Thiền Quán hữu lậu, dục hoặc không nhiễm, lấy căn bản Thiền Định này, chuyên chở ra khỏi dục giới. Đó gọi là Thiên Thừa.
(Căn Bản Thiền tức là Sắc Giới Thiền, vì có thể sản sinh ra tất cả Thiền Định)
Năm, Phạm Thừa. Phạm tức là tịnh. Các vị Bồ Tát dùng bốn vô lượng tâm từ, bi, hỉ, xả chuyển chở chúng sanh ra khỏi biển sanh, tử. Đó gọi là phạm thừa. (Bốn vô lượng tâm là từ là cho vui; bi là cứu khổ; hỉ là lìa khổ được vui; xả là oán hay thân đều bình đẳng. bốn vô lượng tâm này là vì chúng sanh nhiều vô lượng, nên tâm Bồ Tát cũng vô lượng).
● 五乘 (Vu Lan Bồn Kinh Sớ)
Một, Nhân Thừa. Nhân là nhẫn (người là nhịn là chịu đựng) Tình cảnh thuận, nghịch ở thế gian đều có thể chấp nhận. Người lấy tàm quý, ngũ giới làm xe, chuyên chở ra khỏi bốn đường ác và sanh vào cõi người, nên gọi là nhân thừa.
Hai, Thiên Thừa. Trời lấy thập thiện làm xe, chuyên chở ra khỏi năm đường, được sanh lên cõi Dục Thiên. Khi tu thập thiện, lại càng có thể tu tập Thiền Định, thì liền sanh trời Sắc Giới và trời Vô Sắc Giới, nên gọi là Thiên Thừa.
(năm đường là người, Tu La, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục)
Ba, Thinh Văn Thừa. Thinh Văn là nghe giáo lý của Phật mà được ngộ đạo. Thinh Văn lấy Tứ Đế làm xe, chuyên chở ra khỏi ba cõi, đến Niết Bàn, nên gọi là Thinh Văn Thừa.
Bốn, Duyên Giác Thừa. Duyên Giác là quán mười hai nhân duyên, giác ngộ được lý chân không. Dùng mười hai nhân duyên này làm xe, chuyên chở ra khỏi ba cõi, đến Niết Bàn, nên gọi là Duyên Giác Thừa.
Năm, Bồ Tát Thừa. Tiếng Phạn là Bồ Tát, nói đủ là Bồ Đề tát đỏa, tiếng Hoa là Giác Hữu Tình. Giác ngộ tất cả hữu tình chúng sánh, dùng Lục Độ làm thuyền, chuyên chở chúng sanh ra khỏi ba cõi và đến bờ bên kia Niết Bàn, nên gọi là Bồ Tát Thừa.
Chùa có các cô thiếu nữ mặc áo quần mỏng manh.người xuất gia nên giải quyết vấn đề này như thế nào?     Tống Giao Cứu Kiến, Trúng Tuyển Trạng Nguyên     Khoai Tây Xào Nấm     Quán Tâm Vô Thường     Nêm nếm đồ mặn vào những ngày ăn chay ?     Khuyên Người Quý Tiếc Mạng Sống Loài Trùng Kiến     Hòa Thượng Minh Hòa – Hoan Hỷ (1846-1916)     Cỏ Và Cây Sẽ Giác Ngộ Như Thế Nào?     Đàn Tràng Thí Thực “Tùy Duyên Mà Bất Biến”     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Ăn Thịt Trâu, Thịt Chó ( P.3 )     


















Pháp Ngữ
Con người sinh tự bào thai
Và từ nơi đó ra đời. Lành thay!
Thế nhưng kẻ ác sinh ngay
Vào miền địa ngục đọa đầy triền miên,
Những người chính trực lành hiền
Sau này sẽ được sinh lên cõi trời,
Nhiễm ô ai diệt hết rồi
Mới lên được cõi thảnh thơi Niết Bàn.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,622,285