---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nhị Thập Chư Thiên
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 二十諸天 (Thiên Truyện)
Từ xưa đã liệt kê 16 thiên tượng. Mỗi thiên tượng đều có chủ và những vị này có công giúp đỡ người hiền. Về sau tăng thêm mặt trời, mặt trăng, Ta Kiệt Long Vương, Diêm Ma Duy Vương. Mặt trời phá tan bóng tối; mặt trăng soi sáng ban đêm; rồng thì cất dấu pháp bảo của chư Phật; Diêm Ma thì trông cõi u minh, nên thêm bốn trời này, tất cả có 20 trời.
Một, Phạm Thiên Vương. Tiếng Phạn là Phạm, gọi đủ là Phạm Lâm Ma, tiếng Hoa là Ly Dục, hay Thanh Tịnh. Vì Thiên Vương này tâm và thân đều hoàn toàn vi diệu, oai nghi đầy đủ, cấm giới giữ gìn thanh tịnh, lại còn hiểu biết sáng suốt, thống lãnh chúng phạm thiên. Kinh Pháp Hoa gọi vị này là Thi Khí Đại Phạm, chủ của thế giớ Ta bà, cũng là chủ của Đại thiên thế giới.
(Tiếng Phạn là Thi Khí, tiếng Hoa là Đỉnh Kết, hay Hỏa vì tu hỏa định mà ngộ đạo).
Hai, Đế Thích Thiên Chủ. Đế tức là trời Đế Thích, tiếng Phạn gọi đủ là Thích Đề Hoàn Nhân, tiếng Hoa là Năng Thiên Chủ. Đế Thích là gồm cả tiếng Hoa và tiếng Phạn. Trời này ở trên đỉnh núi Tu Di là chủ trời Đao Lợi. Vị trời này, nhân đời trước, khi Phật Ca Diếp Diệt Độ, có một cô gái phát tâm sửa chữa tháp và có 32 người trợ giúp việc này. Do công đức ấy, cô gái làm chủ trời Đao Lợi và 32 người kia làm phụ thần. Hợp lại gọi là trời thứ 33.
(Tiếng Phạn là Đao Lợi, tiếng Hoa là Tam Thập Tam. Tiếng Phạn là Ca Diếp, tiếng Hoa là Ẩm Quang).
Ba, Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Tiếng Phạn là Tỳ Sa Môn, tiếng Hoa là Đa Văn. Vì vị trời này nổi tiếng về phước đức vang khắp bốn phương, tức là Bắc phương Thiên Vương, ở lưng chừng núi Tu Di, phía bắc tầng thứ bốn của đập nước trong, thống lãnh vô lượng Dược Xoa bảo vệ phương bắc.
Bốn, Đề Đầu Lại Tra. Tiếng Phạn là Đề Đầu Lại Tra, tiếng Hoa là Trì Quốc. Vì trời này hay giúp đỡ quốc gia, tức Đông phương Thiên Vương, ở lưng chừng núi Tu Di, phía đông tầng thứ bốn của đập vàng ròng, thống lãnh Càn Thát Bà, Phú Đơn Na v. v… bảo vệ phương đông.
(Tiếng Phạn là Càn Thát Bà, tiếng Hoa là Hương Ấm, tức là nhạc thần của Đế Thích. Tiếng Phạn là Phú Đơn Na, tiếng Hoa là Chủ Nhiệt Bệnh Quỷ).
Năm, Tỳ Lưu Lặc Xoa Thiên Vương. Tiếng Phạn là Tỳ Lưu Lặc Xoa, tiếng Hoa là Tăng Trưởng. Vì vị trời này hay làm cho mình và người khác tăng trưởng về oai nghi, đức độ, căn lành, tức là Nam phương Thiên Vương, ở lưng chừng núi Tu Di, tầng thứ bốn của đập Lưu Ly, lãnh tụ Cưu Bàn Trà và vô lượng quỷ thần, bảo vệ nam phương.
(Tiếng Phạn là Lưu Ly, tiếng Hoa là Thanh Sắc Bảo. Tiếng Phạn là Cưu Bàn Trà, tiếng Hoa là Úng Hình, tức là Yểm Mị Quỷ).
Sáu, Tỳ Lưu Bác Xoa Thiên Vương. Tiếng Phạn là Tỳ Lưu Bác Xoa, tiếng Hoa là Tạp Ngữ. Vì vị trời này có khả năng nói nhiều ngôn ngữ, còn gọi là Quảng Mục, vì mắt của các trời này rộng lớn, tức là Tây phương Thiên Vương, tầng thứ bốn của đập bạch ngân, lãnh tụ quỷ Tỳ Xá Xà và vô lượng rồng, bảo vệ tây phương.
(Tiếng Phạn là Tỳ Xá Xà, tiếng Hoa là Đạm Nhân Tinh Khí).
Bảy, Kim Cang Mật Tích Thiên. Vì vị trời này tay cầm chày Kim Cang bảo, biết được tất cả việc bí mật của Như Lai. Thuở trước có ông vua sanh 1002 đứa con. một ngàn người anh cùng đến chỗ Phật, phát tâm tu tập, nhưng hai em không biết điều ấy. một trong hai người em phát nguyện; nếu 1000 người anh tu tập thành đạo, tôi làm ma quấy phá, tổn thương các anh ấy; Người em thứ hai phát nguyện: tôi sẽ làm lực sĩ hộ vệ 1000 anh của tôi. Người em này chính là thần Kim Cang, lãnh đạo 1000 thần dược xoa đều là những vị Bồ Tát lớn, ở trên đỉnh núi Diệu Cao. 1000 đức Phật vào thời Hiền Kiếp, những thần này đều hộ vệ Phật Pháp.
(Hiền Kiếp là trong ấy có nhiều người hiền).
Tám, Ma Dục Thủ La Thiên. Tiếng Phạn là Dục Thủ La, tiếng Hoa là Đại Tự Tại hoặc là Oai Linh hoặc là Tam Mục, là chúa tể của tam giới. Sách Phụ Hành Ký nói: Trời Sắc Giới Tam Mục Bát Tý (ba mắt tám tay) cỡi trâu trắng, cầm cây phất trần có oai lực lớn, ở chỗ của Bồ Tát có thể biết số hạt mưa trong đại thiên thế giới. Đây là vị trời độc tôn trong Sắc Giới.
Chín, Tán Chỉ Đại Tướng. Tán chỉ là tiếng Phạn, gọi đủ là Tán Chỉ Tu Ma, tiếng Hoa là Mật, Đà La Ni Tập nói: Quỷ Tử Mẫu có ba người con trai. Lớn tên là Duy Xa Văn; kế là Tán Chỉ Đại Tướng; út là Ma Ni Bạt Đà hay ở trong mười phương thế giới bảo hộ cho tất cả chúng sanh, trừ dứt tai họa đau đớn, buồn phiền, thường ở trên mặt đất hoặc trên không trung. Mỗi vị có 500 quyến thuộc, thống lãnh 28 bộ quỷ thần; ở đâu có kinh điển chư Phật và người thuyết pháp thì đến tiêu diệt các điều ác cho được an ổn, ngoài ra dùng tam mật thân, miệng, ý để gia bị cho những vị ấy. Nghĩa là bằng các mùi vị, tinh khí từ lỗ chân lông đi vào: thân này gia bị một cách kín đáo; ngôn từ trau chuốt, nói năng trôi chảy: miệng, ý này thì gia bị, tâm này Tinh Tấn dũng mãnh và kín đáo; cho đến làm cho người nghe hưởng thụ nhạc của trời, mau chứng Bồ Đề; còn khen điều lành, phạt điều ác, công cũng rất lớn.
Mười, Đại Biện Thiên. Vì được trí huệ công đức lớn, thành tựu đại biện tài; trời này hoặc ở nơi núi sâu hiểm trở, hoặc ở nơi hang sâu, cây cối rậm rạp, thường đứng một chân, tám tay khỏe mạnh luôn cần cung, tên, dao, gậy, bánh xe sắt; Đế Thích, chư thiên thường cúng dường tán thán; biện tài vô ngại mọi lúc mọi nơi, luôn bảo hộ thế gian, giúp đỡ mọi vật mọi người, làm cho Phật Pháp phổ biến khắp nơi không hề lười biếng; bằng trí huệ nuôi dưỡng phước đức, nên ở trên hội Quang Minh, xếp vào công đức bậc nhất ở cõi trời.
Mười một, Công Đức Thiên. Trời này, Kinh Niết Bàn và Đà La Ni Tập, gọi là công đức thiên. Phẩm Tán Chỉ của Kinh Kim Quang Minh gọi là Đệ Nhất Oai Đức Thành Tựu Chúng Sự Đại Công Đức Thiên. ở quá khứ, vị này ở chỗ Kim Sơn Chiếu Minh Như Lai, trồng các căn lành nên cảm được phước báo tướng mạo vượt trội, hay làm cho chúng sanh thành tựu phước đức, thường ở vườn Tối Thắng gọi là Kim Tràng. Nếu ai nói pháp, tùy theo nhu cầu của người ấy, trời này cung cấp đầy đủ. Lấy phước nuôi huệ thành tựu nhân xuất thế thì quả báo có đầy đủ nhị nghiêm, y báo và chánh báo tốt đẹp hơn hết.
(Nhị nghiêm là trang nghiêm bằng hai thứ phước và huệ).
Mười hai, Vi Thiên Tướng Quân. Vi là tiếng Phạn, gọi đủ là Vi Đà, tiếng Hoa là Trí Luận. Sách Linh oai yếu lược nói: Thiên thành họ Vi húy là Côn, tức là một bề tôi của Bát Tướng Thiên Vương phía nam. bốn vương hợp lại có 32 thì ông này đứng đầu, sanh ra đã hiểu biết thông minh, sớm lìa trần dục, thanh tịnh Phạm Hạnh, tu tập hạnh nghiệp chân chánh, không hưởng thọ sự ham muốn cõi trời, gặp Phật phó chúc, bên ngoài bảo hộ Phật Pháp, thống lãnh Tam châu, đem lại lợi ích, giáo hóa, cứu giúp tất cả chúng sanh. Vì vậy tất cả già lam đều có bàn thờ trang nghiêm, tôn kính, nêu lên công đức Hộ Pháp sáng ngời.
(Già Lam là tiếng Phạn, nói đủ là Tăng Già Lam, tiếng Hoa là Chúng Viên tức là chùa Phật).
Mười ba, Kiên Cố Địa Thần. Kiên cố là lý thể không thể hư hoại, như loại Kim Cang cực tốt không có gì làm bể. Địa thì có công dụng làm lợi cho đời, giống như đất bằng che chở cho muôn vật, cây cỏ, ngũ cốc mọc lên từ đó và châu báu cũng từ đó mà ra. Vị trời này, theo kinh điển ghi chép, thường bảo vệ, kính lễ những người thuyết pháp, khiến cho người nghe pháp như uống cam lồ, làm cho thân thể khỏe mạnh. Trong kinh Địa tạng, Phật nói với địa thần rằng: Đất đai ở cõi Diêm Phù Đề, mong ông bảo vệ, tất cả sự sống trên đất này đều được phong phú, đem đến lợi ích cho tất cả, ủng hộ Phật Pháp giáo hóa chúng sanh, đối với thế gian và xuất thế gian, công ấy rất lớn.
(Tiếng Phạn là Diêm Phù, gọi đủ là Diêm Phù Đề, tiếng Hoa là Thắng Kim Châu).
Mười bốn, Bồ Đề Thọ Thần. Tiếng Phạn là Bồ Đề, tiếng Hoa là Đạo (cũ), Giác (mới). Vì vị thần này bảo hộ cây Bồ Đề, chỗ đức Phật thành đạo, nên đặt tên như vậy. Từ đời trước đã tự nguyện rằng: tôi luôn nhớ Phật, ưa thấy Thế Tôn nên phát nguyên rằng: không rời xa Phật một ngày, biết vận dụng phương tiện độ sanh, tự mình đem đến lợi ích cho chúng. Do vậy được các kinh khen ngợi: công đức không hạn lượng.
Mười lăm, Quỷ Tử Mẫu Thiên. Trời này sanh ra 1000 đứa con. Đứa nhỏ nhất tên là Ái Nô, được cưng chiều hết sức. Trời này thường ăn thịt người. Phật muốn giáo hóa bà ta nên bắt Ái Nô giấu dưới bình bát. Mẹ cậu này tìm khắp nơi, trên trời dưới đất, không thấy; bà ta chịu thua, Phật bèn dỡ bình bát lên trả con lại cho bà. Một ngàn đứa con của bà cũng đều là quỷ vương thống lãnh quỷ chúng lên đến hàng vạn. năm trăm ở trên trời thường quấy rối chư thiên. năm trăm còn lại ở thế gian thường quấy rối quốc gia, nhân dân. Thấy vậy, Phật trao truyền ngũ giới, quy y chánh pháp, chứng được quả Tu Đà Hoàn, ở chỗ tinh xá của Phật. Hễ ai không con, cầu vị này thì có con; có bệnh hoạn, cầu thì được an lạc. Do quỷ vương thọ giới của Phật, kêu 1000 đứa con cũng ở chỗ Phật, không quấy rối người, trời nữa.
Mười sáu, Ma Lợi Chư Thiên. Tiếng Phạn là Ma Lợi Chi, tiếng Hoa là Dương Diễm. Vì hình tướng của trời này không thể thấy, không thể nắm bắt được như dương diễm (diệm). Trời này, thường ngày, giúp đỡ quốc gia, nhân dân, cứu giúp tai nạn binh đao…. Trong Kinh Đại Ma Lợi Chi có chú rằng: vua, Ma Lợi Chi, bà phược hạ. Nếu người nào trì tụng thần chú này đều thấy cảm ứng, thần lực vô cùng, thật là có bằng chứng rõ ràng.
Mười bảy, Nhật Cung Thiên Tử. Vì vị trời này trồng nhân từ kiếp trước bô thí, Trì Giới, tu tập điều lành, cúng dường chư Phật, mới sanh được vào cung này, cung điện, thành quách làm thành bởi 100 thứ châu ngọc. Năm gió vận chuyển không ngừng, vòng quanh lưng chừng núi Tu Di, chiếu sáng bốn đại châu. Đó là ở Nam Diêm Tịnh thì mặt trời đứng bóng; ở Đông Phất Vu Đãi thì mặt trời lặng; ở Tây Cù Da Ni thì mặt trời mới mọc; ở Bắc Uất Đơn Việt thì đang nửa đêm; Đó là một ngày chiếu soi bốn thiên hạ tiêu trừ tối tăm, nuôi dưỡng vạn vật, công ấy rất lớn. Trong Kinh Pháp Hoa gọi là Bảo Quang Thiên Tử là trời này đây. (năm gió là Trì Phong; Trụ Phong, Tùy Thuận Chuyển phong; Ba La Ha Ca phong, Tương Hành Phong. Tiếng Phạn là Phất Vu Đãi, tiếng Hoa là Thắng. Tiếng Phạn là Cù Da Ni, tiếng Hoa là Ngưu Hóa. Tiếng Phạn là Uất Đơn Việt, tiếng Hoa là Thắng Xứ).
Mười tám, Nguyệt Cung Thiên Tử. Vì trời này có nhân từ kiếp trước có tu có chứng cùng thời với Nhật Cung Thiên Tử nên sanh vào cung này. Cung điện này làm thành từ 100 thứ châu báo. năm gió vận chuyển không ngừng, bao vây lưng chừng núi Tu Di, chiếu sáng bốn đại châu. Mặt trăng tròn hay khuyết được tính như sau: từ một đến rằm gọi là bạch nguyệt thì mặt trời ở trước mặt trăng; từ 16 đến cuối tháng thì mặt trời ở sau mặt trăng. Căn cứ vào mặt trời chiếu ánh sáng đến mặt trăng nhiều hay ít mà mặt trăng đượm nhuần vạn vật, đêm phát ra ánh sáng, có công đứng nhì sau mặt trời. Kinh Pháp Hoa nói Minh Nguyệt Thiên Tử, chính là vị này.
Mười chín, Bà Kiệt La. Tiếng Phạm là Bà Kiệt La, tiếng Hoa là Hàm Hải, còn gọi là Long Vương, tức là Long Vương thứ bảy của 177 Long Vương ở trong Hàm hải. Nay chỉ nêu lên Long vương này là vì đây là đại Bồ Tát Thập Địa thị hiện thân rồng ở trong Hàm hải. Đến lúc đổ mưa xuống, trước hết mây giăng đen nghịt, Long Vương ngồi ngay thẳng tập trung tư tưởng, mưa rơi khắp nơi, thấm ướt mọi chỗ. Luôn theo Phật, hộ trì giáo pháp, dân chúng, ích lợi của vị Bồ Tát này rất lớn. Cung điện Bồ Tát ở làm bằng bảy báu đẹp đẽ so với các trời kia không khác.
Hai mươi, Diêm Ma La Vương. Tiếng Phạn là Diêm Ma La, tiếng Hoa là Song Vương, còn gọi là Chích Vương. Vì vương này cùng em gái đều làm chúa ngục, nên gọi là Song Đối. Anh thì cai trị bên nam, em gái thì cai trị bên nữ, nên gọi là Chích (chiếc); lại còn gọi là Tức tranh, nghĩa là không cho tội nhân tranh cãi; hoặc gọi là Thị Bồ Tát, vì làm lợi ích cho chúng sanh. Kinh Biến Hóa Sở Tác, Chánh Pháp Niệm có đề cập đến Diêm La Vương, vì con người, mà nói kệ rằng:
Nhữ đắc nhân thân bất tu đạo,
Như nhập bảo sơn không thủ quy.
Nhữ kim tự tác hoàn tự thọ,
Khiếu hoán khổ giả dục hà vi?
Nghĩa:
Ông được thân người không tu đạo,
Như vào núi báu về tay không.
Nay ông làm gì sẽ chịu nấy,
Kêu la khổ sở có được gì?
Lại Kinh Thập Vương nói:
ở đời vị lai Diêm vương sẽ thành Phật, hiệu là Phổ Vương Như Lai. Đó là Phật biến hóa ra Bồ Tát, quả thật có lý do.
Gỏi Rau Câu     Người Phật tử tại gia giữ 5 giới có quyền nuôi mèo không?     Người Đi Thuyền Dâng Hương     CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH     Nhà Chùa Không Sử Dụng Bùa Ngải     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Ẩn Sỹ Lý Nguyên Thăm Tỳ Kheo Viên Trạch     Cảm Nhận Mùa Trung Thu Đã Qua     Không Xa Cõi Phật     Mục-Kiền-Liên Khước Từ Phụ Nữ     Bánh Paté Chaud Chay     


















Pháp Ngữ
Nương mình tựa án xem người cổ
Ẩn bóng trong gương ngẫm chuyện đời


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,454,989