---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thôi Hạo
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (381-450): tự là Bá Uyên, quê ở đất Thanh-hà (Bắc-Ngụy), từ thuở nhỏ đã hiếu học, từng theo cha là Thôi Hoằng học hết kinh sử và bách gia chư tử, lập chí thực hiện lí tưởng chính trị của Nho gia trong việc ổn định xã hội. Ông là một nhà thư pháp nổi tiếng ở Bắc-Ngụy, lại giỏi cả thiên văn, lịch số, được vua Minh-nguyên đế (Thác-bạt Tự, tại vị 409-423) phong chức bác sĩ tế tửu. Dưới triều Thái-vũ đế ông được phong tước Đông quận công, sau đánh giặc có công, được thăng thị trung, rồi Phủ quân đại tướng quân, dần dần lên đến chức tư đồ (tể tướng). Ông đa mưu túc kế, tất cả quân quốc đại sự trong triều đình đều do ông thảo hoạch; Thái-vũ đế rất tin tưởng, việc gì cũng nghe theo lời ông. Ông cũng rất tín phụng Đạo Giáo, kết giao thân thiết với đạo sĩ Khấu Khiêm Chi; cả hai người này đều được Thái-vũ đế trọng dụng. Hai người đã ra sức chiêu dụ Thái-vũ đế thọ lễ làm tín đồ Đạo Giáo, rồi cải niên hiệu thành Thái-bình-chân-quân (440-451) để tỏ lòng trung thành với Thái Thượng Lão Quân. Thôi Hạo vốn rất ghét Phật giáo, cho nên, từ khi vua Thái-vũ đã tin theo Đạo Giáo, ông với đạo sĩ Khấu Khiêm Chi lúc nào cũng đi sát với vua để bài xích và nói xấu Phật giáo; làm cho nhà vua ban đầu vốn tin kính Phật pháp, bây giờ lại tỏ ra nghi ngờ Phật giáo. Thấy vậy, Thôi Hạo bèn thúc đẩy vua triệt để tiêu diệt Phật giáo trên toàn lãnh thổ Bắc-Ngụy. Kết quả, vào năm 444, Thái-vũ đế đã hạ chiếu tiêu diệt Phật giáo.
Theo sách Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải thì chính sách tiêu diệt Phật giáo một cách triệt để này là chủ trương của Thôi Hạo; mặc dù đạo sĩ Khấu Khiêm Chi không đồng ý, nhưng ông vẫn cương quyết thi hành. Theo chính sách này, tất cả chùa tháp đều bị phá hủy hay biến đổi làm công thự hoặc tư dinh cho các quan; tất cả kinh tượng đều phải đốt ra tro; tất cả tăng ni đều phải hoàn tục hoặc bị chôn sống; tất cả từ vương công cho đến thứ dân, không ai được dung dưỡng tăng ni, nếu thấy tăng ni ẩn trốn ở đâu thì phải khai báo, nếu ai trái lệnh sẽ bị giết cả họ; như thế tức là Phật giáo phải bị tiêu diệt một cách triệt để trên toàn lãnh thổ Bắc-Ngụy! Dù lệnh đã ban hành, nhưng con của vua Thái-vũ là thái tử Thác-bạt Hoảng vẫn một lòng trung kiên với Phật giáo, vẫn giữ thầy mình là đại sư Huyền Cao trong cung, rồi một mặt dâng sớ can vua không nên thi hành chính sách diệt Phật, một mặt mật sai người thân tín đi khắp nơi khẩn báo cho chư tăng ni biết để kịp thời lánh nạn và bảo tồn kinh sách. Thôi Hạo sợ sau này thái tử lên ngôi sẽ bất lợi cho mình, bèn gièm pha với nhà vua, nói rằng: Thái tử đã chống lại mệnh vua, cùng với sư Huyền Cao mưu đồ làm phản, phải trừ đi, nếu không thì về sau sẽ bị thái tử hại. Thế là ngay trong năm đó (444), thái tử Hoảng đã bị bắt giam và bị giết ngầm trong ngục. Đại sư Huyền Cao cũng bị bắt đem treo cổ chết ở một góc kinh thành.
Người vợ của Thôi Hạo thường tụng kinh Kim Cang. Một hôm Hạo trông thấy, liền giật quyển kinh đem đốt, bỏ tro ở cầu tiêu. Mỗi khi ra đường, hễ trông thấy có kinh tượng rơi rớt ở đâu, liền dừng xe lại và tiểu tiện trên kinh tượng ấy. Hạo vốn khéo tay, đã viết chữ đẹp lại khắc chữ lên đá cũng giỏi. Khi ở chức tể tướng, ông đã được vua Thái-vũ giao phó trọn quyền hành trong triều đình, được xem tất cả mọi tài liệu bí mật quốc gia tàng trữ trong văn khố. Vua Thái-vũ lại sai ông soạn bộ quốc sử của Bắc-Ngụy (gồm 30 quyển). Vào năm 450, bè đảng tâng bốc, khuyên ông nên khắc bộ quốc sử ấy lên bia đá để cho mọi người thấy rõ lòng ngay thẳng của người chép sử. Ông rất đắc ý, liền làm y như lời. Bộ sử khắc xong được đặt ở đàn Giao (nơi triều đình cúng tế trời đất), mọi người đều đọc. Các quan lại người Tiên-ti đọc bộ sử ấy, thấy rõ ông có ý miệt thị tộc người Tiên-ti, nên đã bí mật tâu trình lên Thái-vũ đế, nói ông đã viết bộ quốc sử ấy để nói xấu các hoàng đế và triều đình Bắc-Ngụy. Vua tức giận vô cùng (vì triều đại Bắc-Ngụy là do người Tiên-ti sáng lập, các vua và phần đông triều thần đều là người Tiên-ti), lập tức sai Hữu-ti bắt Thôi Hạo xử tội.
Việc đã quá rõ, Hạo không biện bạch gì được. Ông liền bị nhốt vào tù xa, đem để bên lề đường ở góc Nam kinh thành. Vua cho vệ sĩ và người đi đường tự do đến tiểu tiện vào mặt ông. Bấy giờ ông mới biết nghĩ lại, bèn than rằng: “Đây chính là quả báo do ta đã phá hủy và tiểu tiện trên kinh tượng!” Sau đó Hạo bị giết bằng cách chém ngang lưng; cùng với năm họ gồm trên 120 người cũng đều bị giết hết. Năm đó ông được 70 tuổi.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Tên tự là Bá Uyên, quảng văn bác học, mưu trí hơn người, giữ nhiều chức vụ quan trọng thời Bắc Ngụy. Không rõ năm sinh của ông, nhưng mất vào năm 450.
Chẳng biết một kiếp là bao lâu ?     Phóng sanh     XIN CHO BIẾT VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH     Nghe “tụng Kinh, Trì Chú”     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Ăn Thịt Trâu, Thịt Chó ( P.3 )     Tự Tâm Thôi Thúc Xuất Gia     Nỗi Khổ Đa Thê     Lễ hằng thuận tại chùa?     Hai Lần Sống Lại     Hãy Tha Thứ Cho Bà Ấy, Bà Không Biết Mình Đang Nói Gì     



Tu sĩ: HT.Thông Phương
Thể loại: Niết Bàn






[-] Dấu mục nghe pháp âm     [x] Tắt mục nghe pháp âm

















Pháp Ngữ
Trầm luân kiếp nào tháo gỡ.
Khéo tu đoạn dứt luân hồi


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,502,386