---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Địa Đoạn Chướng Chứng Chân
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十地斷障證真 (Hoa Nghiêm Thôn Hải Tập và Hoa Nghiêm Kinh Sớ)
Một, Hoan Hỷ Địa Đoạn Chướng Chứng Chân. Vì Bồ Tát thấy chúng sanh, tâm rơi vào Tà Kiến nên gây ra chướng ngại; vì vậy phát đại nguyện từ tâm, tu hạnh xả bỏ, đối với thân thể và tiền của không chút keo kiệt. Do nhân mà cảm quả báo, chứng được sơ địa, tâm sanh hoan hỉ, liền dứt được chướng ngại dị sanh tánh và chứng được chân như tánh trùm khắp. Đó gọi là Hoan Hỉ Địa đoạn chướng chứng chân.
(Chướng ngại dị sanh tánh; Tánh tức là tánh phàm phu; chướng tức là chấp trước ngã, pháp; chướng ngại cho công đức sơ địa. Chân Như tánh trùm khắp; chân như này do nhân, pháp đã hiển lộ tính không hoàn toàn, không có một pháp nào mà không tồn tại).
Hai, Ly Cấu Địa Đoạn Chướng Chứng Chân. Vì Bồ Tát thấy chúng sanh tạo ra mười nghiệp ác, tâm của chúng rơi vào tà hạnh, nên Bồ Tát phát tâm từ, tu mười nghiệp lành, xa lìa dơ bẩn của dục, bỏ niệm thanh tịnh thì liền dứt được chướng ngại của tà hạnh, chứng được chân như tối thắng. Đó gọi là ly cấu địa đoạn chướng chứng chân.
(Chân Như tối thắng là chân như này có đức độ vô biên, đối với tất cả pháp, chân như này là hơn hết).
Ba, Phát Quang Địa Đoạn Chướng Chứng Chân. Vì Bồ Tát thấy chúng sanh lầm lạc, tối tăm, chướng ngại các pháp lành, do Vô Minh mà không thấu hiểu; nên các Ngài cố công tu hành, phát tâm sâu rộng như pháp tu hành, trí huệ phát sanh dứt trừ chướng ngại tối tăm, chứng được chân như thắng lưu. Đó gọi là phát quang địa đoạn chướng chứng chân.
(Ám Độn Chướng: Chướng tối tăm là quên mất ba huệ văn, tư, tu, quán chiếu các pháp mà không hiển hiện. Chân Như Thắng Lưu là chân như này từ giáo pháp mà ra và hơn hết so với các giáo pháp khác).
Bốn, Diệm Huệ Địa Đoạn Chướng Chứng Chân. Vì Bồ Tát thấy chúng sanh rơi vào trong phiền não, nên phát tâm đại từ, tu đủ 37 phẩm trợ đạo, phát khởi ngọn lửa trí huệ liền trừ được chướng ngại hiện hành của phiền não vi tế, chứng chân như vô nhiếp thọ. Đó gọi là diệm huệ địa đoạn chướng chứng chân.
(37 phẩm trợ đạo là bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám thánh đạo). Vi tế phiền não hiện hành là hiện khởi sự lầm lạc của Vô Minh vi tế. Chân Như vô nhiếp thọ là chứng được chân như này không còn bị ràng buộc vào cái gì nữa).
Năm, Nan Thắng Địa Đoạn Chướng Chứng Chân. Vì Bồ Tát thấy bậc hạ thừa kẹt vào Hữu Dư Niết Bàn, thích an vui yên tĩnh một mình, nên phát tâm từ tu tập thêm hạnh bình đẳng, ngộ được trí vô sai biệt hai đế chân và tục, không có gì vượt hơn, liền dứt được chướng ngại của Niết Bàn hạ thừa và chứng chân như loại vô sai biệt. Đó gọi là nan thắng địa đoạn chướng chứng chân.
(Hạ thừa là Thinh Văn và Duyên Giác Thừa. Hữu Dư Niết Bàn là đã dứt hết hai Hoặc Kiến, Tư còn sắc thân chưa Diệt Độ. Chân Đế là đối với tất cả pháp suy xét đều là không, không pháp nào có thể được. Tục Đế là đối với tất cả pháp suy xét mọi pháp dường như có. Trí vô sai biệt tức là bình đẳng trí. Chân Như loại vô sai biệt là sanh tử, Niết Bàn đều bình đẳng, không có sai biệt).
Sáu, Hiện Tiền Địa Đoạn Chướng Chứng Chân. Vì Bồ Tát thấy các chúng sanh rơi vào sanh, tử, phát tâm đại bi, tu thêm hạnh lợi sanh bình đẳng, với trí huệ hiện tiền dứt trừ chướng hiện hành của tướng thô, chứng được chân như vô nhiễm tịnh. Đó gọi là hiện tiền địa đoạn chướng chứng chân.
(Thô tướng là ở trong Tứ Đế, mà chấp Khổ, Tập là nhiễm; chấp Đạo, Diệt là tịnh. Chân Như vô nhiễm, Tịnh Là chân như này tánh vốn không nhiễm, nên không thể nói, về sau, là tịnh).
Bảy, Viễn Hành Địa Đoạn Chướng Chứng Chân. Vì Bồ Tát thệ Nguyện Độ chúng sanh, phát tâm từ bi, tu thêm tất cả pháp Bồ Đề phần, ngộ được Tam Muội không, vô tướng, vô nguyện, liền dứt tế tướng hiện hành của chướng, chứng được chân như vô sai biệt pháp. Đó gọi là viễn hành địa đoạn chướng chứng chân. Không là tất cả pháp đều không. Vô tướng là không thấy tướng khác nhau nam, nữ ở thế gian. Vô nguyện là đối với ba cõi không hề mong cầu. Tế tướng hiện hành là vì đối với tất cả giáo pháp cùng một chân như, không có tướng phân biệt).
Tám, Bất Động Địa Đoạn Chướng Chứng Chân. Vì Bồ Tát không bỏ độ sanh, tu thêm đạo hạnh thanh tịnh, lìa tâm, ý, thức chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn, không bị tất cả phiền não lay động, liền dứt chướng ngại vô tưởng trung tác gia hạnh, chứng được chân như bất tăng bất giảm. Đó gọi là Bất Động Địa Đoạn Chướng Chứng Chân.
(Tâm, ý, thức. Kinh nhập Lăng Già nói: Tâm có khả năng tích tụ nghiệp; ý có khả năng tích chứa rộng rãi tập khí. Phân biệt chi ly gọi là thức. Sai biệt có ba mà chỉ một tâm. Vô Sanh Pháp Nhẫn là vì tất cả các pháp, tánh vốn không sanh, nhưng đối với pháp này nhẫn được là ấn chứng. Vô tướng trung tác gia hạnh là vô tướng: Địa thứ bảy ở trên; vì ở trong vô tướng mà gia công dụng hạnh. Bất tăng bất giảm chân như là vì với chân như này không tùy theo tịnh nhiễm mà có tăng, giảm).
Chín, Thiện Huệ Địa Đoạn Chướng Chứng Chân. Vì Bồ Tát dùng trí vô lượng quán sát cảnh giới của chúng sanh, đều biết chắc chắn như thế, được trí huệ vô ngại, nói tất cả pháp cho mọi loài đều được lợi ích, chứng được trí chân như tự tại. Đó gọi là Thiện Huệ Địa Đoạn Chướng Chứng Chân.
(Trí chân như tự tại là vì có được chân như này, đối với bốn trí vô ngại đã được tự tại).
Mười, Pháp Vân Địa Đoạn Chướng Chứng Chân. Vì Bồ Tát dùng trí huệ vô lượng, quán sát hết Tam Muội tức thì nên được pháp lớn. Lấy Pháp Thân làm mây bao trùm tất cả chúng sanh, đầy đủ tự tại, liền dứt trừ hết những pháp không tự tại, chứng được nghiệp chân như tự tại. Đó gọi là Pháp Vân Địa Đoạn Chướng Chứng Chân.
(Nghiệp chân như tự tại là vì tất cả nghiệp hoặc đều được giải thoát và cùng với lý chân như tương ưng).
Thắc Mắc Về Nhân Quả     Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm (1921-2000)     Hóa Rồng Tại Cung Trì     Tại sao mười niệm là Hạ phẩm Hạ sinh     Cầu siêu, cầu an, cầu phước?     Hòa Thượng Liên Tôn – Thích Huyền Ý (1891-1951)     VỊ CAO TĂNG VÀ MIẾNG THỊT HEO     Phật Giáo có phải là tôn giáo chán đời xuất thế không?     Đậu Hũ Nấm và Cải Xanh     Tại sao ngày 23 tháng chạp lại đưa Táo Quân về trời?     


















Pháp Ngữ
Khởi từ tình ái sinh ra
Chứa chan hãi sợ, chan hòa lo âu
Thân yêu, tình ái lìa mau
Chẳng còn lo sợ, ưu sầu tiêu tan.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,531,553