---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ngộ Đạt
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (811-883): là vị cao tăng đời Đường, họ Trần, pháp danh Tri Huyền (có nơi nói là Trí Huyền), quê ở Tứ-xuyên. Từ lúc ấu thơ, mỗi lần trông thấy hình dáng chư tăng hay tượng Phật thì lòng mừng rỡ. Năm 7 tuổi, một hôm đến chùa Ninh-di nghe đại sư Pháp Thái giảng kinh Niết Bàn, thì phảng phất như thấy được nguyên nhân đời trước; đêm ấy nằm mộng thấy đức Phật ở chánh điện chùa ấy lấy tay xoa đầu mình. 11 tuổi xuất gia với đại sư Pháp Thái, chuyên học tập kinh Niết Bàn, chỉ hai năm sau, đã vâng lệnh thừa tướng, thăng đường thuyết pháp, thính chúng có đến hơn vạn người, đều khen ngợi là bậc trí tuệ siêu phàm, và tôn xưng là Trần Bồ Tát. Về sau, ngài thọ giới cụ túc với Biện Trinh luật sư, rồi theo học Duy Thức với Tín pháp sư ở chùa An-quốc; và tự mình nghiên cứu kinh sách và các học thuyết của bách gia chư tử. Tiếng nói của ngài vốn phát âm theo làng xóm cũ, rất khó khăn trong việc giảng kinh, cho nên thường lo ngại, bèn trì tụng chú Đại Bi. Một đêm kia nằm mộng, thấy có vị thần tăng thay cho cái lưỡi khác, tỉnh dậy, bỗng thấy tiếng nói của mình thay đổi hẳn. Khoảng năm 30 tuổi, ngài du hành đến kinh đô Trường-an, gặp lúc vua Đường Võ-tông (841-846) đang sùng phụng Đạo Giáo, xuống chiếu mời ngài cùng với đạo sĩ tranh luận. Ngài khẳng khái biện luận, nói thẳng mà không sợ hãi, tưởng như có thể bị bắt tội; nhưng, dù nhà vua không chấp nhận luận cứ của ngài, vẫn khâm phục cái kiến thức cao rộng của ngài. Rồi ngài ở hẳn tại đây để tu học và hành đạo. Trong thời gian này, ngài tình cờ được dịp săn sóc cho một vị tăng người Ấn, ở cùng chùa. Vị tăng này bị bệnh ghẻ lở cùng mình, hôi hám, dơ dáy, trong chùa ai cũng xa lánh, nhưng ngài không hề coi thường, mà rất kính trọng, nhẫn nại hầu hạ, săn sóc trong suốt hai năm trời; cho đến khi vị tăng lành bệnh, rời chùa ra đi. Vì cảm kích lòng chân thành của ngài, trước khi đi, vị tăng có dặn ngài: “Sau này thầy sẽ gặp nạn. Lúc đó thầy hãy đến núi Cửu-lũng ở Bành-châu, đất Thục tìm tôi, sẽ được giúp đỡ. Nên nhớ, trên núi, chỗ có hai cây tùng mọc song song, cao ngất.” Đến đời vua Tuyên-tông (847-860), ngài được triệu vào đại nội giảng kinh, được vua ban cho áo cà sa tía, bổ làm thủ tọa cả ba giáo phái (Phật, Khổng và Lão). Đời vua Ý-tông (860-874), ngài được phong làm Ngộ Đạt quốc sư, thỉnh trú trì chùa An-quốc, và ban cho pháp tòa làm toàn bằng gỗ trầm hương, ân lễ vô cùng trọng hậu; nhân đó mà sinh niệm tự mãn, đắc ý; tức thì một mụt ghẻ phát sinh ở phía trên đầu gối. Mụt ghẻ trông giống như mặt người, hôi tanh, đau nhức không thể tưởng tượng được. Các vị danh y trong nước cố gắng chữa trị, kéo dài cả năm trời mà mụt ghẻ vẫn không lành. Bỗng ngài sực nhớ đến lời dặn dò của vị tăng người Ấn mười mấy năm về trước, bèn một mình chống gậy đi về đất Thục. Tại đây, quả nhiên ngài gặp lại vị tăng trong một ngôi chùa tráng lệ trên núi Cửu-lũng, chỗ có hai cây tùng đứng song song, cao ngất. Ngài nghỉ lại qua đêm trong chùa. Sáng sớm hôm sau, chú thị giả của vị tăng dẫn ngài xuống dòng suối “giải oan” ở dưới chân núi, vục nước suối này để rửa mụt ghẻ. Ngài vừa thò tay xuống suối thì mụt ghẻ mặt người liền la lớn: “Hãy khoan rửa! Ngài kiến thức xa rộng, tinh thông cổ kim, nhưng không biết ngài đã đọc truyện Viên Áng - Triều Thố trong sách Tây Hán chưa?” Ngài trả lời: “Tôi có đọc.” Mụt ghẻ nói tiếp: “Nếu đọc rồi, chắc ngài nhớ chuyện Triều Thố đã từng bị Viên Áng giết oan? Ngài tức là Viên Áng; còn tôi đây chính là Triều Thố, đã bị ngài chém ngang lưng ở chợ Đông, oan ức biết chừng nào! Đã bao đời tôi muốn báo thù, nhưng trong cả mười đời vừa qua ngài đều là bậc cao tăng, giới luật tinh nghiêm, tôi không thể nào báo thù được. Đời này, vì hưởng được ân sủng của vua mà ngài khởi tâm danh lợi, phước đức bị hao tổn, tôi mới nhân đó mà báo được mối thù xưa. Nay nhờ tôn giả Ca Nặc Ca (Kaniska) dùng nước pháp tam muội tẩy trừ oan nghiệp, khiến cho tôi được giải thoát. Vậy từ nay, oán kết giữa tôi và ngài đã chấm dứt. Tôi đi đây, ngài hãy vục nước mà rửa đi!” Ngộ Đạt nghe thế, vô cùng kinh sợ, lập tức vục nước suối lên rửa. Nước vừa chạm mụt ghẻ, ngài cảm thấy đau đớn tận xương tủy, nằm lăn ra bất tỉnh. Khi tỉnh dậy thì không còn thấy mụt ghẻ đâu nữa, hoàn toàn lành lặn, đi lại bình thường. Ngài muốn lên núi để tạ ân tôn giả Ca Nặc Ca, nhưng nhìn lên đỉnh núi, ngôi chùa tráng lệ hôm qua, cả hai cây tùng cao ngất nữa, đều biến mất, không còn dấu vết. Rồi ngài dựng am tranh ngay trong núi, ở lại tu hành. Từ đó ngài không rời khỏi núi, cho đến cuối đời.
(Câu chuyện trên đây, chúng tôi đã phối hợp giữa Phật Quang Đại Từ Điển, sách Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, và chuyện ngắn “Tùng” của hòa thượng Nhất Hạnh mà thuật lại; nhưng ở đoạn cuối cuộc đời ngài Ngộ Đạt, từ sau khi lành bệnh ở bên bờ suối, trong Phật Quang Đại Từ Điển còn chép rằng: Ngài về cư trú tại ngôi chùa cũ ở núi Đan-cảnh, Bành-châu, đất Thục. Khi vua Hi-tông (874-888) kinh lí đến đất Thục, có ghé thăm ngài, và ban hiệu cho ngài là Ngộ Đạt quốc sư. Sĩ phu trong vùng đều đến giao tiếp với ngài. Thi sĩ Lí Thương Ẩn (813-858), khi về trí sĩ, cũng về ở với ngài một thời gian lâu. Năm 73 tuổi, ngài thị tịch; trước tác có Từ Bi Thủy Sám Pháp, Thắng Man Kinh Sớ, Bát Nhã Tâm Kinh Sớ, và Kim Cang Kinh Sớ.) – Về chữ “ÁNG” trong tên Viên Áng và chữ “TRIỀU” trong tên Triều Thố, xin xem câu chót của mục “Thủy Sám”.
Đại Sư Trầm Mặc     Báo Cáo Về Việc Ấn Tống Kinh Sách Tháng 07/2015     Những câu chuyện về hôn nhân của người xưa     Quan điểm thọ ký của Phật giáo là thế nào?     Hòa Thượng Thích Huệ Pháp (1891-1946)     Câu Chuyện Kỳ Lạ Có Thể Khiến Bạn Tin Vào Luật Nhân Quả     Ðại Sư Chí Thông Vãng Sanh     Thật sự có vận mạng không? Con người có năng lực thao túng, sửa đổi số mạng chăng?     Vô thường có phải là chủ thuyết bi quan không?     Canh Cá Lóc Nấu Lá Giang     


















Pháp Ngữ
Việc làm của bản thân ta
Do tâm, do ý tạo ra, dẫn đầu
Nói năng, hành động trước sau
Ý mà ô nhiễm: khổ đau theo kề
Tựa như là cái bánh xe
Theo chân con vật kéo lê trên đường.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,924 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,186,081