---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Đại Thiên
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Mahādeva (S).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Mahadeva – dịch âm là Ma Ha Đề Bà. Theo Phật Quang Đại Từ Điển ghi chép, có hai nhân vật cùng tên Đại Thiên:
1) Đại Thiên là vị thỉ tổ của Đại Chúng Bộ. Sau ngày Phật diệt độ hơn 100 năm, có vị tì kheo tên Đại Thiên, vốn là con một người lái buôn ở nước Ma-thâu-la (Mathura), miền Trung Ấn-độ. Tương truyền, trước khi xuất gia, sư đã từng tạo ba tội nghịch, sau biết ăn năn sám hối, xuất gia tại chùa Kê-viên ở thành Hoa-thị, nước Ma-kiệt-đà, chứng quả A-la-hán, đầy đủ thần lực và ba trí (túc mạng, thiên nhãn và lậu tận), hành hóa tại kinh thành Hoa-thị, được vua A Dục ngưỡng mộ, qui y. Sau sư được vua A Dục phái sang nước Ma-hi-sa-mạn-đà-la (Mahimsakamandala) truyền bá đạo pháp, từng giảng kinh Thiên Sứ (Devadutasutta), độ cho bốn vạn người đắc đạo. Sư từng đề xướng năm giáo nghĩa mới (gọi là “Đại Thiên ngũ sự”), nhân đó, giáo đoàn đã chia ra thành hai phái: Đại Chúng Bộ thì tán thành, và Thượng Tọa Bộ thì phản đối tân thuyết ấy. Vua A Dục đứng về phía Đại Chúng Bộ, cho nên Thượng Tọa Bộ đã dời qua nước Ca-thấp-di-la lập căn cứ. Sau đó không lâu, sư viên tịch. Vua A Dục đã cử hành tang lễ thật long trọng, dùng hỏa cụ thù thắng để trà tì; nhưng lửa không bốc cháy. Theo lời một vị bốc sư, phải lấy phân chó rảy lên giàn hỏa, lửa mới bốc cháy. Chỉ trong phút chốc thì nhục thân hoàn toàn thành tro; lại một ngọn gió mạnh thổi qua, tro tàn bay hết, không còn để lại vết tích gì.
2) Đại Thiên là vị khai tổ của Chế Đa Sơn Bộ. Khoảng 200 năm sau ngày Phật nhập diệt, có vị phạm chí tên Đại Thiên, là lãnh tụ của nhóm ngoại đạo “tặc trú” (chuyên giả dạng làm tì kheo để trà trộn vào tăng đoàn Phật giáo, vừa hưởng lợi dưỡng, vừa lập mưu phá hoại Phật pháp), nhưng sau hối cải, từ bỏ ngoại đạo, quay về với chánh pháp, xuất gia theo Đại Chúng Bộ. Sư học rộng hiểu nhiều, hành trạng cao khiết, giáo hóa đồ chúng tại núi Chế-đa (Caitya-vadin). Nhân vì sư đem “năm việc” cùng vấn đề “đắc giới” của Đại Chúng Bộ tranh nghị trở lại, từ đó mà Đại Chúng Bộ lại phân rẽ làm ba bộ phái: Chế Đa Sơn Bộ, Tây Sơn Trú Bộ và Bắc Sơn Trú Bộ; Đại Thiên vẫn ở núi Chế-đa và chủ trì Chế Đa Sơn Bộ.
Phần lớn những chi tiết trên đây về nhân vật Đại Thiên, có lẽ Ban Biên Tập Phật Quang Đại Từ Điển đã y cứ vào hai bộ luận Đại Tì Bà Sa và Dị Bộ Tông Luân mà thuật lại. Luận Đại Tì Bà Sa đã viết về Đại Thiên như sau:
Xưa, ở nước Mạt-thổ-la có một người lái buôn, cưới vợ từ hồi còn trẻ, sinh một người con trai, dung mạo đoan chính, đặt tên là Đại Thiên. Sau đó không lâu, ông mang nhiều vật quí báu đem sang các nước khác buôn bán. Trải qua thời gian lâu mà ông không về nhà. Ở nhà, Đại Thiên lớn lên, bèn ăn nằm với mẹ. Đến khi nghe cha sắp về, Đại Thiên lo sợ, bèn cùng mẹ lập kế giết cha. Thế là Đại Thiên đã tạo một tội Vô-gián. Sự việc ấy rồi dần dần cũng bị lộ, Đại Thiên bèn đem mẹ trốn sang thành Ba-tra-lê ẩn náu. Tại đây, Đại Thiên lại gặp vị tì kheo A-la-hán cùng quê mà trước đây ông đã từng cúng dường khi còn ở Mạt-thổ-la. Sợ tội ác bị bại lộ, Đại Thiên lại lập kế giết luôn vị tì kheo đó; thế là đã tạo hai tội Vô-gián. Lòng đang lo buồn thì Đại Thiên lại phát giác mẹ mình đang tư thông với người khác, bèn nổi giận, giết luôn bà mẹ; thế là đã tạo ba tội Vô-gián. Nhưng vì thiện căn chưa bị tuyệt diệt, nên Đại Thiên tự biết ăn năn hối lỗi, ăn ngủ không yên; cứ tự suy nghĩ, tội nghiệp mình quá nặng, biết làm thế nào để dứt tội? Sau đó ông nghe có người nói, các vị sa môn Thích tử có phương pháp diệt tội. Ông bèn tìm đến chùa Kê-viên, gặp lúc một vị tì kheo đang đi kinh hành ở ngoài cổng chùa. Vị tì kheo vừa đi chậm rãi, vừa tụng bài kệ: Nếu người tạo tội nặng, tu thiện liền diệt trừ, như trăng ra khỏi mây, thế gian đều soi tỏ.
Ông nghe được bài kệ ấy thì mừng rỡ vô cùng. Biết rằng, qui y Phật pháp thì nhất định dứt trừ được tội lỗi, ông liền tìm đến một vị tì kheo, ân cần cầu xin xuất gia. Thấy ông thành tâm thỉnh cầu, vị tì kheo kia không cần tra vấn tìm hiểu, liền độ cho xuất gia, và hết lòng dạy dỗ. Đại Thiên vốn rất thông tuệ, xuất gia không bao lâu đã tụng trì văn nghĩa Ba Tạng, nói năng lưu loát, đầy đủ khả năng giáo hóa. Khắp thành Ba-tra-lê đều qui ngưỡng. Vua nghe tiếng, bèn thỉnh sư vào cung thuyết pháp, cung kính cúng dường. Sau đó, ngay trong chùa, sư tư duy bất chính, bị mộng tinh; nhưng vì trước đó sư từng xưng mình đã chứng quả A-la-hán, nên khi sư sai đệ tử giặt y dơ, đệ tử hỏi: “A-la-hán đã phá trừ hết kiến tư hoặc, tại sao lại còn có việc này?” Thầy trả lời: “Đó là do thiên ma quấy nhiễu; dù A-la-hán cũng không khỏi bị sơ sót.” Thầy lại muốn làm cho đệ tử vui, bèn dối ấn chứng cho các đệ tử, người thì chứng được quả Dự-lưu, thậm chí có người chứng quả A-la-hán. Đệ tử hỏi: “A-la-hán có chứng ngộ chánh trí, vì sao chúng tôi đều không biết gì?” Thầy đáp: “A-la-hán tuy đã dứt trừ loại vô tri nhiễm ô, nhưng vẫn còn loại vô tri không nhiễm ô, cho nên quí thầy không thể tự biết.” Một lúc khác đệ tử hỏi: “Chúng tôi nghe nói, phàm bậc thánh thì dứt hết nghi hoặc, vì sao chúng tôi đối với bốn đế lí vẫn còn có chỗ nghi hoặc?” Thầy đáp: “A-la-hán tuy đã đoạn trừ nghi hoặc thuộc phiền não chướng, nhưng vẫn còn nghi hoặc đối với thế gian.” Đệ tử lại hỏi: “A-la-hán có tuệ nhãn của bậc thánh, tự biết mình đã giải thoát, vì sao chúng tôi không tự chứng biết, mà phải do thầy bảo cho biết?” Thầy đáp: “Như quí vị Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, nếu không do Phật nói, quí vị ấy vẫn không thể tự biết; còn quí thầy thuộc hàng độn căn, thì làm sao có thể tự biết!” Ban đêm vào giờ ngủ, Đại Thiên thường kêu: “Khổ thay!” Đệ tử lấy làm lạ, hỏi thì thầy đáp: “Phải kêu tiếng khổ như vậy thì thánh đạo mới hiện khởi.” Do từ năm việc đó mà thầy tự làm bài kệ rằng:
Bị ma dụ, vô tri,
Do dự, thầy bảo chứng,
Đạo do tiếng hiện khởi,
Đó là chân Phật giáo.
Về sau, chư vị tì kheo thượng tọa ở chùa Kê-viên dần dần viên tịch. Nhân đêm Rằm bố tát, Đại Thiên lên tòa thuyết giới, bèn tụng bài kệ do sư làm. [......] Việc này đã gây ra hai phe tranh cãi, suốt đêm không ai giải quyết được. Nhà vua nghe vậy, bèn đích thân tới chùa phân xử. Vua hỏi ý kiến, tì kheo Đại Thiên đáp: “Muốn chấm dứt tranh cãi, thì cứ y theo ý kiến của số đông.” Vua liền ban lệnh, ai đồng ý với Đại Thiên, đứng về một bên; ai không đồng ý thì đứng một bên khác. Kết quả, bên các vị hiền thánh, số kì lão tuy nhiều, nhưng tổng số tăng chúng thì ít hơn; bên phía Đại Thiên, số kì lão tuy ít, nhưng tổng số tăng chúng thì đông đảo hơn. Bởi vậy, nhà vua đã nghe theo phe đa số là Đại Thiên, và quở trách phe thiểu số. Rồi nhà vua trở về cung. Bấy giờ, tăng chúng trong chùa Kê-viên bèn phân làm hai bộ phái là Thượng Tọa Bộ (phe quí vị hiền thánh) và Đại Chúng Bộ (phe tì kheo Đại Thiên). Do kiến giải khác nhau không hòa hợp được, quí vị hiền thánh (Thượng Tọa Bộ) đã quyết định bỏ chùa Kê-viên để đến xứ khác hành đạo. [......]
Luận Đại Tì Bà Sa (do ngài Thế Hữu và 500 vị A-la-hán soạn) đã thuật rõ những chi tiết như trên về tì kheo Đại Thiên, nhưng lại không cho biết niên đại của nhân vật này. Hơn nữa, về triều đại, bộ luận này cũng chỉ nói là “nhà vua” (vương), chứ không cho biết là vua nào. – Dù ở một đoạn sau có nói tới “vua Ba-tra-lê”, nhưng đây chỉ có nghĩa là đức vua ở thành Ba-tra-lê (tức Ba-liên-phất), chứ không phải tên của nhà vua là Ba-tra-lê. Tuy nhiên, trong đoạn văn trên đây, tên chùa “Kê-viên” được nhắc đến hai lần. Chi tiết này giúp cho ta biết được rằng, chữ “vương” trong câu chuyện ở trên là chỉ cho vua A Dục, vì chùa Kê-viên ở kinh thành Ba-liên-phất (tức Ba-tra-lê) là do chính vua A Dục xây cất; mặc dù vậy, chi tiết này vẫn không cho biết gì về niên đại của vua A Dục. Trong khi đó, Luận Dị Bộ Tông Luân (cũng do Thế Hữu soạn) thì ghi rằng, sự tranh luận về “năm việc của Đại Thiên” khiến giáo đoàn phân rẽ thành hai bộ phái Thượng Tọa và Đại Chúng, đã xảy ra vào thời đại vua Vô Ưu (tức vua A Dục), hơn 100 năm sau ngày Phật nhập diệt. Luận Bộ Chấp Dị (cũng do Thế Hữu soạn) và Luận Thập Bát Bộ (tức phẩm 15, “Phân Biệt Bộ”, trong Kinh Văn Thù Sư Lợi Vấn, quyển hạ) lại nói, sự việc trên đã xảy ra dưới triều vua A Dục, vào năm 116 sau ngày Phật nhập diệt.
Theo Phật Giáo Sử của Thitananathera thì tình hình phân phái gây ra do “năm việc của Đại Thiên” đã xảy ra dưới thời vua Ca La A Dục (Kalasoka – thuộc vương triều Nan-đà, lên ngôi năm 90 sau ngày Phật nhập diệt). Còn Kimura Taiken, trong tác phẩm Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận (Thích Quảng Độ dịch lại từ bản Hán dịch), đã nói rằng: “Đại Tì Bà Sa Luận [......] cho năm điều trên đây do Đại Thiên đề ra là một sự lầm lẫn.” – Có nghĩa, theo ông thì “năm việc” đã gây ra sự phân phái ở khoảng 100 năm sau ngày Phật nhập diệt là có thực, nhưng “năm việc” đó đã không phải do Đại Thiên đề xướng ra. Ông Đinh Phúc Bảo, trong bộ Phật Học Đại Từ Điển (trong mục “Đại Thiên Tam Chủng Vô Gián”) thì cho rằng, những tội nghịch của Đại Thiên được ghi lại trong luận Đại Tì Bà Sa chỉ là chuyện do người sau ngụy tạo.
Từ những ghi nhận trên, chúng ta có thể suy định, đã không có một nhân vật tên Đại Thiên ở niên đại 100 năm (hoặc hơn 100 năm) sau ngày Phật nhập diệt; và như vậy, nếu có “năm việc” xuất hiện vào thời điểm đó, thì cũng không phải do một người tên là Đại Thiên đề xướng ra. Sự thực, tôn giả Đại Thiên ra đời khoảng 200 năm sau ngày Phật nhập diệt (thuộc thời đại vua A Dục), trước tu theo ngoại đạo, sau qui y Tam Bảo, xuất gia làm tì kheo, được vua A Dục tôn làm thầy. Theo Luật Thiện Kiến, trong đàn giới độ cho hoàng tử Ma Thẩn Đà (con vua A Dục) xuất gia, tôn giả Đại Thiên đã được cung thỉnh vào hàng “Tam Sư” của đàn giới (với tôn giả Mục Kiền Liên Tử Đế Tu làm Hòa-thượng; tôn giả Đại Thiên làm A-xà-lê truyền 10 giới; và tôn giả Mạt Xiển Đề làm A-xà-lê truyền cụ túc giới). Lại nữa, cũng theo Luật Thiện Kiến, vào năm thứ 18 sau ngày tức vị, vua A Dục đã ủy nhiệm cho tôn giả Mục Kiền Liên Tử Đế Tu tuyển chọn 9 vị tôn giả thạc học cao đức để cầm đầu 9 phái đoàn đi đến các địa phương xa xôi truyền bá Phật pháp; Đại Thiên đã là một trong 9 vị tôn giả được chọn này, được sai phái đến nước Ma-hi-sa-mạn-đà-la (Mahimsaka-mandala, ở miền Nam Ấn-độ) truyền giáo. Tại đây tôn giả đã nói Kinh Thiên Sứ, độ cho bốn vạn người đắc đạo, và đều xin xuất gia.
Như thế thì Đại Thiên nhất định phải là một vị cao tăng thông tuệ xuất chúng, có uy tín lớn đối với triều đình và giáo đoàn, được mọi người trọng vọng; chứ không phải là một người “lừa dối đệ tử, hủy báng Phật pháp, phạm đủ các tội ngũ nghịch và thập ác” như một số tài liệu của Thượng Tọa Bộ đã gán ghép. Đại Thiên đã không đề xướng “năm việc” tại chùa Kê-viên, làm phân rẽ giáo hội thành ra hai bộ phái Thượng Tọa và Đại Chúng, buộc quí vị trưởng lão phải rời thành Ba-liên-phất để sang nước Ca-thấp-di-la, như Luận Đại Tì Bà Sa đã nói. Rất có thể, trong thời gian hành đạo tại Ma-hi-sa-mạn-đà-la (giữa thế kỉ thứ 3 Phật Lịch), Đại Thiên đã đem “năm việc” (đã có từ hàng trăm năm trước) ra nghị luận trở lại, làm cho Đại Chúng Bộ lại phân rẽ lần cuối cùng thành Chế Đa Sơn Bộ, Tây Sơn Trú Bộ và Bắc Sơn Trú Bộ (như Luận Dị Bộ Tông Luân đã nói).
Tác phẩm Dị Bộ Tông Luân Luận đã ghi có hai vị tì kheo cùng tên Đại Thiên: Vị thứ nhất xuất hiện ở niên đại 100 năm sau ngày Phật nhập diệt (như vừa nói ở đoạn trên); và vị thứ hai được nói đến như sau:
Sau ngày Phật nhập diệt 200 năm, một người ngoại đạo, cũng tên Đại Thiên, đã xuất gia thọ cụ túc giới với chư tăng thuộc Đại Chúng Bộ ở núi Chế-đa. Ông là người học rộng và rất tinh tấn. Nhân ông đem “năm việc” trước kia ra bàn luận lại mà gây ra tranh cãi. Rồi do ý kiến bất đồng mà tăng chúng thuộc Đại Chúng Bộ trú tại núi Chế-đa lại tách chia làm ba bộ phái nhỏ: Chế Đa Sơn Bộ, Tây Sơn Trú Bộ và Bắc Sơn Trú Bộ.
Trong hai vị tì kheo Đại Thiên mà Dị Bộ Tông Luân Luận đề cập đến ở đây, vị trước thì hoàn toàn không có; chỉ có vị sau là thật.

Đại Thiện Địa Pháp
● Là thuật ngữ mà Luận Câu Xá dùng gọi chung 10 tâm sở thiện tương ưng và cùng sinh khởi với tâm vương. 10 tâm sở đó là:
1) tín: tin tưởng, làm cho tâm lắng sạch;
2) bất phóng dật: chăm chú tu các pháp lành;
3) khinh an: khiến tâm an ổn, nhẹ nhàng;
4) xả: khiến cho tâm buông bỏ mọi niệm chấp trước, đối với các pháp đều bình đẳng;
5) tàm: biết sùng kính người có tài đức, tự hổ thẹn mình tài đức không bằng người;
6) quí: biết sợ quả báo của tội lỗi, đối trước người khác, tự thấy hổ thẹn về những tội lỗi của mình đã làm;
7) vô tham: không ham muốn đối với thuận cảnh;
8) vô sân: không giận dữ trước nghịch cảnh;
9) bất hại: không có tâm làm hại người khác;
10) cần: siêng năng tu thiện pháp.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● S. Mahadeva. Tên vị cao tăng Ấn Độ dưới thời vua Asoka, khoảng 200 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, đã đề xướng một học phong mới rộng rãi và phóng khoáng, dẫn tới thành lập tư trào Đại chúng bộ (Mahasanghikas) tách khỏi Thượng tọa bộ (S. Theravada). Nếu nói đầy đủ sẽ là Tam thiên Đại thiên thế giới. Là một đơn vị vũ trụ rất lớn, bao gồm 1000 triệu thế giới nhỏ, mỗi thế giới nhỏ tương tự như trái đất hành [tr.201] tinh chúng ta (có 1 mặt trời, một mặt trăng chiếu sáng, 7 châu lục và một hòn núi cao nhất ở trung tâm (núi Sumeru), 8 biển… Một nghìn thế giới nhỏ như vậy tạo thành một Tiểu thiên thế giới. Một nghìn Tiểu thiên thế giới tạo thành một Trung thiên thế giới, và một nghìn Trung thiên thế giới tạo thành một Đại thiên thế giới. Như vậy một Đại thiên thế giới sẽ bao gồm có 1.000 triệu thế giới nhỏ, như đã nói trên đây. Mỗi Đại thiên thế giới là một Phật độ, có một vị Phật giáo hóa.
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 大 千. Gọi tắt của từ “Đại thiên thế giới 大 千 世 界”. Pháp Diễn Ngữ Lục q. trung ghi:
“拈 起 也 大 千 岌 崿。放 下 也 凡 聖 同 源。
– Giơ lên thì cõi đại thiên cao ngất, buông xuống thì phàm thánh cùng nguồn.” Bài “Nhất bát ca” trong CĐTĐL q.30 ghi:
“亦 無 垢、亦 無 淨、大 千 同 一 眞 如 性。
– Cũng không nhơ, cũng không sạch, đại thiên cùng một tính chân như.”
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa (1918-1973)     Kẻ hầu đồng chẳng có bao nhiêu chữ nghĩa, nhưng khi ngồi đồng có thể làm thơ, có thể vẽ vời?     Thượng đế của nhất thần giáo là giả hay thực?     Ngồi thiền là nghĩ đến công án phải không?     Con Rắn Tranh Công     Sườn Cốt Lết Chay     LỜI CẢNH TỈNH CỦA LÃO THIỀN SƯ     CON RUỒI NGU SI TRONG CỬA SỔ     Lý do gì ngộ của Thiền tông không cần kinh điển?     Cách Khắc Phục Trạo Cử & Hôn Trầm     


















Pháp Ngữ
Nhân sinh tri túc hà thì túc
Nhân lão thâu nhàn thả thị nhàn.
(Con người biết đủ thì luôn đủ
Cảnh già tạm nhàn ấy được nhàn.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,504,363