---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Long Thọ
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Nāgārjuna (S).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Nagarjuna - khoảng thế kỉ thứ 2-3: là vị sáng tổ của học phái Trung Quán của Phật giáo đại thừa ở Ấn-độ, và là vị tổ thứ 14 kế thừa pháp tạng. Ngài là người nuớc Kiều-tát-la (Kosala) ở Nam Ấn-độ (khác với nước Kiều-tát-la ở Bắc Ấn-độ), xuất thân trong một gia đình Bà-la-môn. Từ nhỏ đã tỏ ra là người dĩnh ngộ, học thông bốn kinh Phệ Đà, cả thiên văn, địa lí, thuật số. Ngài luyện được thuật tàng hình. Một ngày nọ, ngài cùng với ba người bạn thân (cũng biết thuật tàng hình) lẻn vào cung vua, xâm phạm các cung nữ. Việc bị bại lộ, ba người bạn bị xử chém, riêng ngài thoát thân được. Nhân sự việc này mà ngài tỉnh ngộ, thấy rõ tâm ái dục là gốc của tội lỗi, bèn vào núi, được gặp tháp Phật, rồi xuất gia thọ giới. Ngài học khắp ba tạng, nhưng chưa thông đạt kinh pháp đại thừa. Một lần cùng ngoại đạo tranh luận, ngài đánh đổ được học thuyết của họ; nhân đó mà sinh tâm kiêu mạn, muốn tự sáng lập giáo phái riêng để độ chúng. Có vị Đại Long Bồ Tát, thấy thế thì thương xót, bèn dắt ngài xuống long cung, cho xem các kinh điển đại thừa. Nhờ đó mà ngài thông đạt giáo pháp đại thừa, trước tác nhiều kinh luận đại thừa (như Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận, Đại Thừa Phá Hữu Luận, Thập Trụ Tì Bà Sa Luận, Đại Trí Độ Luận, v.v...), được người đời xưng tụng là “Thiên Bộ Luận Chủ”; lại được nhiều tông phái cùng tôn xưng là sáng tổ. Trong luận Tì Bà Sa và luận Đại Trí Độ, ngài có tán dương đức Phật A Di Đà và cõi Tịnh-độ, cùng khai thị cho mọi người thấy rõ sự công hiệu của pháp môn tu “niệm Phật tam muội”.
Theo sách Đại Đường Tây Vực Kí (q. 10) ghi chép, Bồ Tát Long Thọ trụ trì một ngôi chùa ở phía Nam kinh thành nước Kiều-tát-la. Ngoài Phật pháp ra, ngài còn tinh thông y thuật, có tài chẩn bệnh bốc thuốc, tu tập dưỡng sinh, nên dù tuổi đã hơn trăm mà thân thể vẫn tráng kiện, tâm trí vẫn sáng suốt, không có dấu hiệu già lão. Vị quốc vương đương thời của nước ấy là Dẫn Chính (Satavahana), thâm tín Tam Bảo, rất kính ngưỡng ngài, và vì uống thuốc của ngài cho mà cũng được sống lâu. Vì vậy, cậu con trai của nhà vua mới than thở với mẫu hậu: “Phụ vương sống lâu quá như thế thì biết bao giờ con mới được lên ngôi!” Bà bảo thái tử: “Phụ vương con sống lâu là nhờ phước lực cùng thang diệu dược của ngài Long Thọ. Nếu ngài nhập niết bàn thì chắc chắn phụ vương con cũng không sống thêm được nữa. Ngài là bậc trí tuệ cao siêu, tâm từ bi sâu rộng, cứu tế khắp sinh linh mà không kể đến thân mạng. Vậy con hãy đến chùa, xin cho được cái đầu lâu của ngài, thì nguyện vọng của con chắc thành!” Thái tử nghe lời mẹ, đến chùa, gặp lúc ngài đang thiền hành ở bên ngoài chùa. Ngài hỏi duyên sự, thì chàng thẳng thắn thưa rõ tâm nguyện của mình là đến để xin ngài bố thí cho cái đầu của ngài! Ngài dạy: “Tôi tu hành là vì cầu quả Phật. Tôi học gương bố thí của đức Phật, nguyện không bao giờ từ chối bất cứ yêu cầu gì của người khác. Cái thân xác này chỉ là hư giả tạm bợ, tôi không tiếc gì với thái tử; nhưng quả thật là rất khó xử cho tôi, vì tôi chết rồi thì phụ vương của thái tử cũng không thể sống được!” Nói rồi, ngài nhìn xuống đám cỏ, nhặt lên một lá cỏ, dùng nó tự cứa đứt cổ mà chết! Thái tử thấy thế hoảng sợ quá, liền bỏ chạy về cung, thuật lại sự việc cho phụ vương nghe. Nhà vua nghe xong sự tình, vì quá thương cảm và đau buồn mà sau đó cũng qua đời!

Long Trí
● Nagabodhi. Theo Truyền thuyết của Mật Giáo, đó là vị tổ thứ tư của Mật Giáo. Về năm sinh của ngài, nhiều thuyết nói khác nhau, chẳng biết đâu là đúng. Theo tài liệu của Phật giáo Tây-tạng, ngài là người Nam Ấn-độ, sinh trong một gia đình nghèo khó thuộc chủng tộc Bà-la-môn ở xứ Bhangala, sớm được Bồ Tát Long Thọ cứu giúp, bèn theo Long Thọ xuất gia. Chỉ trong vòng ba năm, ngài đã thông đạt giáo pháp. Theo tài liệu Mật Giáo, ngài đã chuyên học Mật Giáo với Bồ Tát Long Thọ, thần lực khó lường, uy đức trùm khắp Thiên-trúc, danh tiếng lừng lẫy bốn phương, có năng lực lên trời xuống đất tự tại vô ngại; có khi trú tại Nam-Ấn để hoằng hóa độ sinh, có khi sang Tích-lan hành đạo. Truyền thuyết nói rằng, ngài trụ thế đến 780 năm; cho đến đầu thế kỉ thứ 8 thì truyền pháp cho ngài Kim Cang Trí (Vajrabodhi). (Xem thêm mục “Sơ Lược Tiến Trình Hình Thành và Phát Triển Của Mật Giáo”.)
Lạy Phật Cách Nào Đúng?     Tình Yêu – Sự Giàu Có     Con cái được sanh ra trong lúc lo sợ và dằng co bên bờ sanh tử,có thể chuyển nghiệp này không?     “Trường Chay Thì Phải Diệt Dục”?     Sự Tích Giới Luật – Nguồn Gốc Các Giới Đơn Đề ( Giới Bản Tỳ Kheo ) – Phần 8     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Người Quý Tiếc Mạng Sống Loài Trùng Kiến     Bao giờ mới kiến tánh được?     Quỷ Hiện Nghiệp Nhân     Hòa Thượng Thích Bửu Đăng (1904-1948)     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 11 Tôn Giả Phú Na Dạ Xa (Punyaysas)     


















Pháp Ngữ
Khởi từ luyến ái sinh ra
Chứa chan hãi sợ, chan hòa lo âu
Mến thương, luyến ái lìa mau
Chẳng còn lo sợ, ưu sầu tiêu tan.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 139,069 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,337 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất phongzacc
Lượt truy cập 40,673,790