---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tiểu Thừa Cửu Bộ
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 小乘九部 (Đại Trí Độ Luận)
Bộ tức là bộ phận (môn, loại). Vì Phật nói kinh có Đại Thừa, Tiểu Thừa không giống nhau, nên chia ra 12 bộ và chín bộ riêng biệt. Các kinh Tiểu Thừa, ở trong 12 bộ, không có ba bộ: Phương Quảng, thọ ký, vô vấn tự thuyết; nêngọi là chín bộ. Kinh Pháp Hoa nói rằng: Pháp ta có chín bộ này, tùy thuận chúng sanh mà nói, chính là ý này. Tuy phân biệt nói là như thế, nhưng nếu nói chung thì tất cả kinh đại, Tiểu Thừa đều có đầy đủ 12 bộ.
(Không có kinh Phương Đẳng là vì Phương Đẳng là lý thường trụ của Đại Thừa; còn Tiểu Thừa chỉ nói pháp sanh, diệt. Không có thọ ký là vì bậc Tiểu Thừa chưa được làm Phật. Không có vô vấn tự thuyết là vì đối với bậc Tiểu Thừa khi nói pháp chỉ là mượn cớ. Mượn cớ: giả duyên làm bộ có hỏi, có đáp để mượn cớ mà nói).
Một, Tu Đa La. Tiếng Phạn là Tu Đa La, tiếng Hoa là Khế Kinh. Khế là trên hợp với lý của chư Phật, dưới hợp với căn cơ của chúng sanh. Kinh là pháp, là thường, là tên chung của thánh giáo. Nay nói Tu Đa La là văn trường hàng trong kinh. Trường hàng là nói thẳng tướng của các pháp, tùy theo nghĩa lý mà có dài có ngắn, không ràng buộc vào câu, chữ.
(Pháp là chúng sanh mười cõi đều tuân theo. Thường là ba đời không thay đổi).
Hai, Kỳ Dạ. Tiếng Phạn là Kỳ Dạ, tiếng Hoa là Ứng Cúng, còn gọi là Trùng Tụng, hoặc gọi là Kệ. Vì ứng với văn trường hàng ở trên, lặp lại nghĩa lý của phần ấybằng hai câu, bốn câu, sáu câu, tám câu cho đến nhiều câu, đều gọi là tụng.
Ba,Già Đà. Tiếng Phạn là Già Đà, tiếng Hoa là Phúng Tụng. Vì không tụng văn trường hàng mà đọc thẳng vào phần kệ. Như phẩm Không trong Kinh Kim Quang Minh, chính là ý này; còn gọi là Cô khởi, như phần A Nan dùng kệ khen ngợi Phật trong kinh Lăng Nghiêm: Diệu trạm tổng trì bất động tôn, … chính là ý này.
(Vắng lặng, nhiệm mầu giữ gìn tất cả của bậc đáng tôn quý Bất động).
Bốn,Ni Đà La. Tiếng Phạn là Ni Đà La, tiếng Hoa là Nhân duyên. Như trong các kinh, có người hỏi nên Phật mới nói về việc ấy; như trong luật có người phạm, Phật mới đặt ra luật ấy. Tất cả những lời Phật nói đều có duyên sự khởi đầu thì gọi là nhân duyên; như Phẩm Hóa Thành Dụ trong Kinh Pháp Hoa nói về nhân duyên đời trước,… chính là ý này.
Năm, Y Đế Mục Đa. Tiếng Phạn là Y Đế Mục Đa, tiếng Hoa là Bổn Sự. Vì đức Như Lai về các việc nguyên nhân, sở hành của các vị Bồ Tát. Như trong Kinh Pháp Hoa nói về Bồ Tát Dược Vương đã từng ở chỗ Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, vui mừng vì chứng được pháp, nên mới đốt thân mình, đốt cánh tay để cúng dường và thực hành nhiều khổ hạnh để cầu đạo Bồ Đề, chính là ý này.
Sáu, Đồ Đa Già. Tiếng Phạn là Đồ đa già, tiếng Hoa là Bổn sanh. Vì Như Lai nói các việc thọ sanh, nơi chốn của các vị Bồ Tát và tự nói về việc tu khổ hạnh của chính mình, khi còn làm Bồ Tát. Như Kinh Niết Bàn nói: Các vị Tỳ Kheo nên biết, ở quá khứ, ta làm nai, làm beo, làm hươu, làm thỏ, làm vua nước nhỏ, làm Chuyển Luân Thánh Vương, làm rồng, làm xí điểu để tu tập đạo Bồ Tát phải thọ thân các loài như thế, chính là ý này.
Bảy, A Phù Đạt Ma. Tiếng Phạn là A Phù Đạt Ma, tiếng Hoa là Vị Tằng Hữu, cũng gọi là Hy hữu. Như khi Phật vừa sanh ra, liền đi bảy bước, chân vừa tiếp đất thì có hoa sen mọc lên đỡ, phóng ra ánh sáng lớn, chiếu khắp mười phương thế giới và nói lên lời này: chính ta độ tất cả chúng sanh vượt qua sanh, lão, bệnh, tử. Lúc ấy đại địa chấn động, trời mưa nhiều loại oa, cây cối phát ra âm thanh tạo nên nhạc trời. Vô số những việc hy hữu như vậy, gọi là chưa từng có. Lại nữa, bốn chúng, tất cả nghe những điều chưa từng thấy, đều gọi là chưa từng có.
Tám, Bà Đà. Tiếng Phạn là Bà đà, tiếng Hoa là Thí dụ. Vì Như Lai nói pháp, vì những kẻ căn tánh chậm chạp, chưa thể hiểu ngay, nên mượn ví dụ để trình bày rõ ràng hơn cho những người ấy dễ hiểu. Đó gọi là ví dụ. Như trong Kinh Pháp Hoa có hỏa trạch, dược thảo, … là ví dụ, chính là ý nghĩa này.
Chín, Ưu Ba Đề Xá. Tiếng Phạn là Ưu Ba Đề Xá, tiếng Hoa là Luận nghị. Vì trong các kinh có việc vấn đáp, biện luận về các pháp; đó là luận nghị. Như trong phẩm Đề Bà Đạt Đa của Kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Trí Tích và Văn Thù Sư Lợi gặp nhau luận bàn về Diệu Pháp, chính là ý nghĩa này.
Có Một Câu Chuyện Ngụ Ngôn Khiến Người Ta Phải Suy Gẫm     Chùa Trà Sơn – Quang Nam(lần 1): Thư Ngỏ Ấn Tống Kinh Sách     Quán Xác Chết Bị Các Loài Thú Xâu Xé – Lần 2     Dầu và Nước – Trẻ Mồ Côi     CHỈ CẦN NHÌN VÀO 1 ĐIỂM LÀ BIẾT RÕ NGƯỜI PHỤ NỮ CÓ PHÚC HAY KHÔNG     Có cách nào khiến cho Tư Hoặc dễ đoạn trừ hay chăng?     Tịnh Độ tông có truyền thừa Tổ vị không?     Thế nào là chuyên tu và tạp tu ?     Không Rượu Mà Say     Phát minh các phương tiện tối tân để giúp mọi người dùng, có coi là Bồ tát không?     


















Pháp Ngữ
Ai cầu hạnh phúc cho mình
Mà dùng dao gậy gian manh hại người
Khiến người tan nát cuộc đời,
Kiếp sau mình chẳng an vui được nào.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,647,036