---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thiên Thai Tông
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Tendai (J), T'ien-t'ai (C), T'ien-t'ai Tsoung (C), Tendai shū (J).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Tông Thiên Thai : là một trong 13 tông phái của Phật giáo Trung-quốc (Câu Xá tông, Thành Thật Tông, Tam Luận Tông, Niết Bàn Tông, Luật Tông, Địa Luận tông, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Nhiếp Luận Tông, Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Pháp Tướng Tông, và Mật Tông). Vì tông phái này được thành lập và đặt đạo tràng trung ương tại núi Thiên-thai, nên có tên là Thiên Thai Tông, hay gọi tắt là Thai tông. Vả lại, tông này lấy Kinh Pháp Hoa làm thánh điển chủ yếu để lập tông, nên cũng được gọi là tông Pháp Hoa.
Núi Thiên-thai, cũng có tên là Thiên-thê, hay Thai-nhạc, nằm ở huyện Thiên-thai, tỉnh Triết-giang, cao 1.136 mét, gồm 8 ngọn lớn và nhiều ngọn nhỏ, với nhiều hang động, khe, suối, đầm, hồ, ao, từng nổi danh từ thời cổ, được rất nhiều đạo sĩ, ẩn sĩ chọn làm nơi ẩn cư. Tương truyền, Phật giáo đã bắt đầu khai thác núi này vào khoảng niên hiệu Xích-ô (238-251) thời Đông-Ngô, mà chùa Thanh-hóa là ngôi pháp vũ đầu tiên được xây cất trên núi này. Rồi những ngôi chùa khác trên núi cũng dần dần được kiến tạo vào những thế kỉ kế tiếp. Đến năm 575 (đời Trần, thời Nam-triều), đại sư Trí Khải (538-597) đã lên núi này, kiến lập chùa Tu-thiền (sau đổi tên là chùa Thiền-lâm) ở ngọn Phật-lũng để làm nơi tu thiền. Và chính tại nơi đây, ngài đã sáng lập tông Thiên Thai. Vào lúc cuối đời, ngài Trí Khải muốn dựng một ngôi chùa ở triền Nam của ngọn Phật-lũng, nhưng việc chưa thành thì ngài đã viên tịch (năm 597, đời vua Tùy Văn Đế).
Vì đại sư Trí Khải chính là vị thầy truyền giới Bồ-tát cho thái tử Dương Quảng, cho nên, để cảm niệm ân đức của ngài, thái tử (lúc đó được phong là Tấn vương, nên sử gọi là Tấn vương Quảng) đã vì ngài mà thiết trai cúng dường 1.000 vị tăng, rồi hưng công xây cất ngôi chùa theo ước nguyện của ngài, đặt tên là Thiên-thai-sơn tự. Đó là một ngôi chùa thật hùng vĩ, xây xong thì vị cao đồ của đại sư Trí Khải là ngài Quán Đảnh (561-632) được mời làm trú trì. Từ đó, chùa Thiên-thai-sơn đã trở thành đạo tràng căn bản của tông Thiên Thai; các vị tổ sư của tông này cũng kế tiếp nhau trú trì tại chùa này. Năm 605, sau khi lên ngôi, vua Tùy Dạng đế (tức trước đó là thái tử Lí Quảng, hay Tấn vương Quảng) đã đổi tên chùa Thiên-thai-sơn thành chùa Quốc-thanh. Trong kì pháp nạn Hội-xương (Đường Vũ-tông, 841-846) chùa bị lửa đốt phá hủy, đến năm 851 (đời vua Đường Tuyên-tông) được xây dựng lại. Năm 1005 (đời vua Tống Chân-tông) chùa được đổi tên thành Cảnh-đức-quốc-thanh; sau đó lại bị lửa cháy. Năm 1128, vua Tống Cao-tông (1127-1162) ban sắc lệnh trùng tu, khang trang, đồ sộ hơn trước rất nhiều. Đến năm 1130 thì vua hạ chỉ đổi chùa này trở thành đạo tràng của Thiền Tông.
Về lịch sử khai sáng và truyền thừa của tông Thiên Thai, theo các sách Thiên Thai Cửu Tổ Truyện và Phật Tổ Thống Kỉ, tông Thiên Thai đã tôn Bồ Tát Long Thọ (thế kỉ thứ 2 TL) là cao tổ, thiền sư Tuệ Văn (505?-557?) là tổ thứ hai, thiền sư Tuệ Tư (515-577) là tổ thứ ba, thiền sư Trí Khải (538-597) là tổ thứ tư, thiền sư Quán Đảnh (561-632) là tổ thứ năm, thiền sư Trí Oai (?-680) là tổ thứ sáu, thiền sư Tuệ Oai (634-713) là tổ thứ bảy, thiền sư Huyền Lãng (673-754) là tổ thứ tám, và thiền sư Trạm Nhiên (711-782) là tổ thứ chín.
Sự thực, các học giả về sau đều công nhận rằng, đại sư Trí Khải, với các trước tác như Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Ma Ha Chỉ Quán, Pháp Hoa Văn Cú (từng được gọi là Thiên Thai Tam Đại Bộ), đã tập đại thành, kiện toàn giáo nghĩa, và chính thức thành lập tông Thiên Thai, cho nên ngài mới chính là vị khai tổ của tông Thiên Thai. Sở dĩ ngài Long Thọ (người Nam Ấn-độ, sống vào khoảng từ thế kỉ thứ 2 sang thế thế kỉ thứ 3 TL) được tôn là vị sơ tổ của tông Thiên Thai, tại vì truy về nguồn cội thì đại sư Trí Khải vốn là đệ tử đắc pháp “Pháp Hoa Tam Muội” từ đại sư Tuệ Tư; đại sư Tuệ Tư lại là đệ tử đắc pháp của đại sư Tuệ Văn; và đại sư Tuệ Văn đã được đại ngộ nhờ đọc tụng hai tác phẩm Trung Luận và Đại Trí Độ Luận của ngài Long Thọ. Ngài Tuệ Văn sống vào thời đại Đông-Ngụy - Bắc-Tề (534-577), nhập đạo từ thuở nhỏ, thông minh xuất chúng. Một hôm, nhân đọc Đại Trí Độ Luận mà ngài ngộ được diệu nghĩa “nhất tâm tam trí”; rồi lại nhân đọc Trung Luận mà ngộ được diệu lí “nhất tâm tam quán”. Sau ngài đem các diệu lí này truyền lại cho ngài Tuệ Tư; ngài Tuệ Tư lại truyền cho ngài Trí Khải, làm thành tư tưởng then chốt mà thành lập tông Thiên Thai. Do đó mà môn đồ tông Thiên Thai cho rằng, nguồn gốc của tông này khởi nguyên từ ngài Long Thọ, cho nên ngài đã được tôn là vị thỉ tổ của họ. Lại cũng có thuyết cho rằng, dù tư tưởng của tông Thiên Thai bắt nguồn từ ngài Long Thọ, nhưng vì ngài là người Ấn-độ nên không được kể vào lịch sử truyền thừa. Vì vậy, ngài Tuệ Văn đã được tôn là vị sơ tổ.
Môn hạ của ngài Trí Khải rất đông, trong đó có 32 vị là nổi bật; và trong số 32 vị cao đồ đó, thì sư Quán Đảnh là xuất sắc hơn cả và hầu cận ngài lâu năm nhất, cho nên đã được ngài chọn làm người thừa kế. Nếu chính thức xưng ngài Trí Khải là sơ tổ của tông Thiên Thai, thì ngài Quán Đảnh là tổ thứ nhì của tông này. Quán Đảnh truyền cho Trí Oai là tổ thứ ba; Trí Oai truyền cho Tuệ Oai là tổ thứ tư; Tuệ Oai truyền cho Huyền Lãng là tổ thứ năm; Huyền Lãng truyền cho Trạm Nhiên là tổ thứ sáu. Vào lúc này, ảnh hưởng của Thiên Thai Tông đã suy yếu, nhưng nhờ tổ Trạm Nhiên mà được phục hưng trở lại; bởi vậy, ngài đã được đồ chúng xưng hiệu là “Bản tông trung hưng chi tổ”. Sau ngài viên tịch hơn 60 năm thì Phật giáo lâm vào thời kì pháp nạn Hội-xương (841-846); rồi lại trải qua bao cuộc chiến loạn từ cuối thời Đường sang thời Ngũ-đại, tông Thiên Thai suy vi rất nhiều, điển tịch hầu như tuyệt diệt. Đến đời tổ thứ 12 là Nghĩa Tịch (919-987), do lời mời của vua Tiền Thúc nước Ngô-việt (908-978, một trong 10 nước của thời đại mà sử gọi là “Thập-quốc”, 908-979), vị cao tăng nước Cao-li là Đế Quán đã mang nhiều sách vở thuộc tông Thiên Thai từ Cao-li sang Trung-quốc, nhờ đó mà sức sống của tông này được phục hoạt.
Sau đời tổ thứ 13 là Nghĩa Thông (927-988), tông Thiên Thai đã chia làm hai phái là Sơn Gia và Sơn Ngoại, cùng nhau tranh luận hơn 40 năm. Sau đó thì phái Sơn Ngoại suy yếu dần; còn phái Sơn Gia thì đến sau đời ngài Trí Húc (1599-1655) cũng suy vi. Vào thời Dân quốc, đại sư Đế Nhàn (1858-1932) lại phục hưng giáo học Thiên Thai. Với sự thành lập Quán-tông Nghiên-cứu xã, ngài đã đào tạo được nhiều vị tôn túc để tiếp tục hoằng dương giáo nghĩa tông Thiên Thai.
Xin hỏi tại sao loài quỷ có ngũ thông mà loài người không có?     Không Theo Tà Kiến     Buông Thả     KHÔNG THỂ CAN TÂM LÀM QUỶ     Cà Tím, Khổ Qua, Ớt, Nấm Dồn Thịt Chay     Sức Mạnh Của Thiện     Thân thế của 18 vị La Hán     Vì sao Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu chúng ta vãng sanh Tây Phương thế giới?     Con Ba Ba Chữa Lành Bệnh Hiểm     Phải chăng học Phật cũng cần đến tri thức ?     


















Pháp Ngữ
Người ngu suốt cả một đời
Gần bên người trí cũng hoài công thôi
Hiểu đâu chánh pháp cao vời,
Như thìa, như muỗng múc nồi canh kia
Múc hoài từ sáng tới khuya
Vị canh ngon ngọt hưởng gì được đâu.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,628,642