---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thất Pháp Bất Khả Tị
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Bảy Điều Không Thể Tránh Khỏi.
1. Sinh ra đời là điều không thể tránh khỏi (Sinh Bất Khả Tị). Kiếp trước đã tạo nghiệp nhân (dù Thiện, dù Bất Thiện) thì kiếp này phải sinh ra đời để nhận lấy kết quả của nghiệp, đó là điều không thể nào tránh khỏi được.
2. Già nua là điều không thể tránh khỏi (Lão Bất Khả Tị). Thân này đã được sinh ra thì phải có lúc già yếu, đó là điều không thể nào tránh khỏi được.
3. Bệnh là điều không thể tránh khỏi (Bệnh Bất Khả Tị). Thân này đã được sinh ra thì phải có lúc bị đau bệnh, đó là điều không thể nào tránh khỏi được.
4. Chết là điều không thể tránh khỏi (Tử Bất Khả Tị). Đã có sinh thì phải có tử, đó là điều không thể nào tránh khỏi được.
5. Quả báo của tội lỗi là điều không thể tránh khỏi (Tội Bất Khả Tị). Đã gây ra những nghiệp nhân tội lỗi thì phải nhận chịu những quả báo đau khổ, trầm luân, đó là điều không thể nào tránh khỏi được.
6. Quả báo của Thiện Nghiệp là điều không thể tránh khỏi (Phúc Bất Khả Tị). Đã tạo ra những nghiệp nhân tốt lành thì phải hưởng được những quả báo an vui, hạnh phúc, đó là điều không thể nào tránh khỏi được.
7. Duyên sinh là điều không thể tránh khỏi (Nhân Duyên Bất Khả Tị). Tất cả mọi hiện tượng đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh thành, tất cả những sự việc như tốt, xấu, họa, phúc, giàu, nghèo, sống lâu, chết yểu v. v... cũng không ngoài đạo lí ấy, đó là điều không thể nào tránh khỏi được.
“Bảy điều không thể tránh khỏi” trên đây là những sự thật của đời sống, hành giả có thể dùng để thực tập như là những đề tài Quán Chiếu trong lúc thiền tập. Các điều số 1, số 2, số 3 và số 4 sẽ giúp cho hành giả đánh tan được mọi nỗi lo âu, sợ hãi, chán nản, thất vọng khi đối diện trước những khổ đau của kiếp sống; các điều số 5 và số 6 sẽ giúp cho hành giả thấy rõ hậu quả của những hành động của chính mình, đánh tan mọi hoài nghi, thắc mắc để vững chí, kiên trì (tinh tấn) trong việc chuyển hóa thân tâm; điều số 7 giúp hành giả phá vỡ màn vô minh từ lâu đã từng che khuất trí tuệ, thấy rõ chân tướng của thực tại vạn hữu. Một cách tóm tắt, khi đã ngộ được 7 điều trên đây thì hành giả tức khắc vượt thoát sinh tử.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 七法不可避 (Pháp Uyển Châu Lâm)
Một, Sanh Bất Khả Tỵ. Người khi sanh ra đều do nghiệp lành hay dữ đời trước. Nếu đời trước làm việc lành, thì đời này sanh vào chỗ lành. Nếu đới trước làm việc ác, thì đời này sanh vào chỗ ác. Nếu muốn tránh quả báo ác mà mong chỗ lành; hoặc muốn từ bỏ chỗ lành mà theo quả báo ác, đều không thể được. Đó gọi khi sanh không thể tự chọn lựa.
Hai, Lão Bất Khả Tỵ. Khi trẻ tuổi, nhan sắc con người xinh đẹp, tóc đen răng trắng, sức khỏe kiên cường. một ngày kia, con người già cả, tóc trắng răng rụng, sức khỏe hao mòn, bệnh tật khổ sở rên rỉ, tinh thần quờ quạng, muốn không già rốt không thể được; nên gọi là già không thể tránh.
Ba, Bệnh Bất Khả Tỵ. Khi người khỏe mạnh, đi lại nhanh nhẹn nhẹ nhàng, ăn uống thoải mái. Nếu thân tứ đại không an ổn, hoặc quả báo do nghiệp duyên cảm nhận, cuối cùng tật bệnh cũng đến. Khi ngủ nghỉ thì nằm vùi trên giường gối, không sao thức dậy, bước ra khỏi được. Dẫu muốn an ổn, không đau bệnh, nào đâu có được; gọi là bệnh không thể tránh.
Bốn, Tử Bất Khả Tỵ. Người sống ở đời, quả báo trong một đời, hoặc yểu hoặc thọ, đều do nghiệp ở đời trước, không sai chạy mảy may. Nghiệp hết quả báo kết thúc, làm sao chạy trốn; nên gọi là chết không thể tránh.
Năm, Tội Bất Khả Tỵ. Vì con người ngu si hiểu biết sai lầm, không tin Tam Bảo, không trung thực, không hiếu thảo, tạo nhiều nghiệp ác, sống chịu pháp luật thế gian, chết đọa xuống đường ác, như bóng theo hinh, muốn mong thoát khỏi, không thể nào được; nên gọi là tội đã làm không thể tránh.
Sáu, Phước Bất Khả Tỵ. Vì người đời trước kính trọng Tam Bảo, giữ giới, tu thiện, thường hay Bố Thí, trung hiếu vẹn toàn. Nhờ vậy, giàu sang, hưởng thọ tùy ý. Phước báo như thế, tợ vang theo tiếng, không mất mảy may; nên gọi là phước không thể tránh.
Bảy, Nhân Duyên Bất Khả Tỵ. Cái gì có khả năng sanh ra là nhân. Cái gì giúp đỡ đi đến kết quả là duyên. Do nhân đời trước như thế, nên đời này gặp duyên như thế. Chính vì vậy mà cha mẹ, anh em, vợ chồng, nhà cửa, sản nghiệp v. v…, hoặc vừa lòng, hoặc không vừa lòng, đều do nghiệp nhân đời trước của mình thiện hay ác; cho nên đời này chiêu cảm quả báo của duyên nghiệp nghèo, giàu, khổ, vui khác nhau. Vì vậy gọi là nhân duyên không thể tránh.
Con Ngựa Bất Kham – Mảnh Chai Trong Chân – Gốc Cây – Thức Ăn Tráng Miệng – Quả Xoài Ngọt – Quả Đu Đủ Ngọt     Tu Tập Thì Tội Diệt Phước Sanh     Gỏi Mít Chay     Trong lúc ngủ mê thần thức đi đâu?     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Thái Úy Lữ Huệ Khanh Thời Ngũ Tổ Pháp Diễn     Nghệ Thuật Bắt Ve     7 loại cảnh giới thành công trong đời: Đây mới thực sự là “thượng thiện nhược thủy”     Gỏi Bầu Tôm Chay     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – True Nature     Tối thượng thừa thiền và Tổ sư thiền khác nhau như thế nào?     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Ví chẳng một phen sương thấm lạnh.
Hoa mai chi dễ thoảng mùi hương!


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,924 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,190,678