---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Huyền Môn
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十玄門 (Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao)
Huyền là nhiệm mầu (diệu). Môn nghĩa là có khả năng thông suốt. Vì cửa huyền diệu có thể thông suốt vào biển Liên hoa tạng. mười môn này là do tôn giả Vân hoa, đời Tấn, dựa vào Kinh Hoa Nghiêm lập ra.
Một, Đồng Thời Cụ Túc Tương Ưng Môn. Khi nêu lên một pháp thì liền đầy đủ các pháp. một pháp đã đầy đủ, pháp pháp cũng như thế, kết hợp lẫn nhau cùng lúc, đều được tương ưng, đầy đủ viên mãn.
Kinh nói: Tất cả pháp môn như biển không cùng, cùng tụ hội trong một pháp tràng.
Hai, Quảng Hiệp Tự Tại Vô Ngại Môn. Lớn mà không có gì ở ngoài thì gọi là rộng. Nhỏ mà không có gì ở trong thì gọi là hẹp. Nhưng lớn chẳng phải nhất định lớn, để trên đầu sợi lông mà không thiếu. Nhỏ chẳng phải nhất định nhỏ, bao hàm cả bầu trời mà không dư; như vậy gọi là sự và lý dung thông, tự tại vô ngại.
Kinh nói: Có thể lấy tiểu thế giới làm thành đại thế giới và ngược lại. chính là ý này.
Ba, Nhất Đa Trương Dung Bất Đồng Môn. Một cõi Phật cùng với mười phương tất cả cõi Phật dung nạp hỗ tương, nhưng không làm mất tướng một và nhiều, nên gọi là không giống nhau.
Kinh nói: Lấy một cõi Phật làm đầy khắp mười phương cõi; lấy mười phương cõi Phật đem vào một cõi cũng chẳng thừa. chính là ý này.
Bốn, Chư Pháp Tương Tức Tự Tại Môn. Vì tất cả các pháp chan hòa vào nhau, không phân ly nhau, không trở ngại nhau.
Kinh nói: một tức là nhiều, nhiều tức là một. chính là ý này.
Năm, Bí Mật Ẩn Hiển Câu Thành Môn. Vì tất cả các pháp thu nhiếp lẫn nhau không trở ngại. Như một pháp nhiếp nhiều pháp, thì một pháp hiển bày, còn nhiều pháp ẩn đi. Như nhiều pháp nhiếp một pháp, thì nhiều pháp hiển bày, còn một pháp ẩn đi. Trong hiển lộ có phần ẩn đi và ngược lại, gọi là cùng thành tựu. Do ẩn và hiển này, mà thể không có trước sau, không hề có trở ngại, gọi là bí mật. Sớ nói: Giống như mặt trăng trong tám ngày đầu, nửa ẩn nửa hiện, ẩn hiện cùng lúc không giống như trăng cuối tháng hoàn toàn ẩn và không hiện, hay trăng rằm hoàn toàn hiện và không ẩn. Nhưng trăng nửa ẩn nửa hiện không phải sáng, tối đều nhau, mà sáng giảm thì tối tăng và tối giảm thì sáng tăng.
Sáu, Vi Tế Tương Dung An Lập Môn. Vì một có khả năng bao hàm nhiều, gọi là tương dung. Vì một và nhiều không lẫn lộn gọi là an lập. Song những vật vi tế được chứa đựng, như bình Lưu Ly chứa đầy những hạt cải, như những cây đèn cùng đốt lên một lượt, ánh sáng của chúng chan hòa không chút trở ngại.
Kinh nói: ở trong một hạt bụi, tất cả cõi nước ở yên trong đó một cách thoải mái (rộng rãi). chính là ý này.
Bảy, Nhân Đà La Võng Cảnh Giới Môn. Tiếng Phạn là Nhân đà la, tiếng Hoa là thiên châu. Thiên tức là trời Đế Thích. Châu tức là cái lưới bằng hạt châu. Bởi trên điện của Đế Thích có một cái lưới bằng hạt châu che phủ. Cứ trong mỗi hạt minh châu đều hiện ra muôn vàn hiện tượng. Tất cả những hạt châu hỗ tương trong nhau, trùng trùng vạn lớp không cùng. Pháp môn này cũng như vậy. Trong từng pháp, trong từng ngôi vị, trong từng thế giới tương giao với nhau, trùng trùng vô tận.
Kinh nói: Chư Phật biết tất cả thế giới, giống như thế giới trong tấm lưới xâu vô số hạt minh châu của trời Đế Thích. chính là ý này.
Tám, Thác Sự Hiển Pháp Sanh Giải Môn. ủy thác cho một công việc là làm hiển lộ lòng tin và hiểu sâu xa pháp môn ấy. Sớ nói: Tự tại gọi là vua. Thấm nhuần ích lợi gọi là mây pháp. Thế giới sắc vàng là bổn tánh. Lầu các Di Lặc là cửa pháp. Bà La Môn Thắng Nhiệt, núi Hỏa tụ đao là Bát Nhã.
(Bà La Môn Thắng Nhiệt tức là lần thứ chín tham vấn thiện tri thức trong nămba lần tham vấn của Thiện Tài Đồng Tử).
Chín, Thập Thế Cách Pháp Dị Thành Môn. Vì ba đời thì khác nhau, một niệm thì bao gồm, nên gọi là mười đời, ba đời là phân chia ra, để không lộn xộn. Đó là pháp phân cách. ba đời tồn tại hỗ tương, tuần tự thành lập, nên gọi là dị thành (thành lập riệng).
Kinh nói: Bồ Tát có mười thứ thuyết về tam thế. Quá khứ thuyết quá khứ, quá khứ thuyết hiện tại, quá khứ thuyết vị lai. Hiện tại thuyết bình đẳng, hiện tại thuyết vị lai, hiện tại thuyết quá khứ. Vị lai thuyết hiện tại, vị lai thuyết quá khứ, vị lai thuyết vô tận, hay còn gọi là vô lượng vô số kiếp. Hiểu ra là một niệm.
(Bình đẳng là hiện tại trong hiện tại; trông về quá khứ trước, vị lai sau thì được bình đẳng. Vô tận là vị lai trong vị lai; ở ranh giới của vị lai, không có chỗ chấm dứt).
Mười, Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức Môn. Vì Như Lai nói pháp Viên Giáo, có lý do không phải là cô khởi, ắt quyến thuộc theo đó sanh ra. Vì vậy mười phương chư Phật, Bồ Tát hay làm chủ, bạn cho nhau nhiều vô số kể và đồng thời cùng nói pháp môn Viên Giáo. Giống như bầu trời trong vắt, ánh sáng trăng vằng vặc, những vì sao la liệt vây quanh. Như cái bình trắng sạch chứa nước trăm sông, hình ảnh muôn vật xa gần đều hiện rõ trong ấy, gọi là chủ, bạn sáng suốt tròn đầy. Pháp môn được nói trong tất cả pháp hội đều luận bàn cùng cực về lý tánh, đầy đủ công đức.
Kinh nói: Khế Kinh Phật nói trong Pháp Giới, nhiều vô số như vi trần của cõi Phật. Quyến thuộc của Phật cũng như vậy.
Phật Cắt Thịt Mình Thế Thịt Chim Bồ Câu     Con Chó Chơi Khăm     Ăn Thịt Ba Ba Phải Chết     Phật Giáo tin công đức có thể hồi hướng cho người khác không?     Dọn Rác Đạo Đức – Spa Lương Tâm     “Chỗ nào ông an thân lập mạng?” như thế nào?     Con Lừa Đập Đồ Sứ     CHÍN LOÀI CÓ THỂ VÃNG SANH     Bắt Ếch Bị Quả Báo     Nghe Chuông     


















Pháp Ngữ
Tỳ Kheo nào cắt đứt xong
Năm điều phiền não chẳng còn vấn vương,
Năm điều ô trược dứt luôn,
Năm căn lành tốt tìm phương trau dồi,
Năm điều trói buộc vượt rồi
Xứng danh được gọi là người thành công
"Vượt dòng nước lũ" mênh mông.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,717,946