---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bàng Uẩn
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Pangyun (C), P'ang yun (C); Hokoji (J), P'ang-chu shih (C), Pangjushi (C).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (?-808): là một vị cư sĩ phật tử nổi tiếng vào đời Đường (Trung-quốc). Ông người đất Hành-dương, tỉnh Hồ-nam, thuộc dòng dõi Nho gia. Năm 785 ông tham yết thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên (700-790), được khai ngộ. Ông lại hâm mộ cái phong thái của thiền sư Đan Hà Thiên Nhiên (739-824), cho nên kết làm bạn trọn đời. Ngoài ra, ông cũng thường tới lui đàm đạo với chư vị thiền sư thạc đức đương thời như Dược Sơn Duy Nghiễm (751-834), Đại Mai Pháp Thường (752-839), Ngưỡng Sơn Tuệ Tịch (807-883), v.v... Một ngày nọ, hòa thượng Thạch Đầu hỏi ông: “Từ ngày ông gặp lão tăng đến nay, hàng ngày làm việc gì?” Ông trả lời: “Nếu hỏi công việc hàng ngày thì không có chỗ mở miệng.” Rồi ông trình bài kệ, có hai câu chót rằng: “Thần Thông diệu dụng, gánh nước lượm củi.” Hòa thượng chuẩn nhận bài kệ; lại hỏi: “Ông muốn xuất gia, hay vẫn ở tại gia?” Ông thưa: “Xin theo cái con thích.” Rồi không xuất gia, cứ giữ thân phận tại gia suốt đời. Sau đó ông đến Giang-tây tham lễ thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất ((709-788), hỏi rằng: “Người không làm bạn với vạn pháp là người gì?” Thiền sư đáp: “Đợi khi nào ông hớp một miệng hết nước sông Tây-giang, ta sẽ nói.” Từ câu nói đó, ông nắm được ý chỉ, đốn ngộ huyền cơ; bèn xin ở lại hai năm để tu học. Khoảng niên hiệu Nguyên-hòa (806-820), ông du hành về phương Bắc, thấy phong thổ vùng Tương-dương thích hợp, bèn đem hết của cải chất lên thuyền, nhận chìm hết xuống sông; rồi cùng vợ con cày ruộng ở chân núi Lộc-môn, sống cuộc đời đạm bạc. Người đời nghe tiếng, tìm đến ông hỏi đạo ngày một đông. Được nghe những đối đáp giữa ông với mọi người, vợ con ông cùng được ngộ đạo. Sau khi ông tịch, mọi người đều xưng ông là vị đại cư sĩ đất Tương-dương, hay thiền giả tại gia, hoặc Duy Ma ở Đông-độ. Người bạn của ông làm tiết độ sứ Vu-điền, đem những lời nói của ông, chép thành quyển Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục, rất được chốn thiền môn coi trọng; các sách thiền học như Tổ Đường Tập, Tông Cảnh Lục, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, v.v... đều có dẫn chứng. Sách Tổ Đường Tập ghi rằng: Trong lúc sắp tịch, Bàng Uẩn bảo con gái là Linh Chiếu, ra ngoài sân xem trời sớm tối. Cô ra xem rồi vào thưa rằng: “Trời đang giữa trưa, nhưng đang có nhật thực.” Ông liền bước ra khỏi phòng để xem. Và ngay lập tức, Linh Chiếu ngồi vào chỗ ngồi của ông, chắp tay mà hóa. Ông trở vào thấy thế, cười nói: “Con bé thật quá quắt!” Rồi ông quyết định dời lại bảy ngày sau, khi lo xong tang lễ cho con gái, ông mới thị tịch.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Bàng Uấn 龐 蘊; C: pángyùn; 740-808/11; Cư sĩ Trung Quốc nổi danh nhất trong Thiền tông đời Ðường, được phong danh là Duy-ma-cật của Ðông độ. Ông là môn đệ của hai vị Thiền sư Mã Tổ Ðạo Nhất và Thạch Ðầu Hi Thiên và cũng kết bạn rất thân với Thiền sư Ðan Hà Thiên Nhiên. Những lời vấn đáp và Pháp chiến của ông với các Thiền sư danh tiếng cùng thời đã được ghi chép lại trong Bàng cư sĩ ngữ lục, được xem là những bài văn kệ gây cảm hứng nhất trong Thiền ngữ. Bàng cư sĩ theo nghiệp Nho gia, sống cuộc đời rất thanh đạm. Vợ và con gái ông cũng chăm chỉ học thiền. Lần đầu yết kiến Thiền sư Thạch Ðầu, ông hỏi: “Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì ?” Thạch Ðầu liền lấy tay bụm miệng ông – ông bỗng nhiên có ngộ nhập. Một hôm Thạch Ðầu hỏi: “Từ ngày ông thấy lão Tăng đến nay hằng ngày làm việc gì?” Ông đáp: “Nếu hỏi việc làm hằng ngày tức không có chỗ mở miệng” và trình bài kệ sau:
日用事無別。唯吾自偶諧
頭頭非取捨。處處勿張乖
朱紫誰爲貴。丘山絕點埃
神通并妙用。運水及般柴
Nhật dụng sự vô biệt, duy ngô tự ngẫu hài
Ðầu đầu phi thủ xả, xứ xứ vật trương quai
Châu tử thùy vi quí, khâu sơn tuyệt điểm ai
Thần thông tịnh diệu dụng, vận thủy cập ban sài!
*Hằng ngày không việc khác
Mình ta ta hòa chung
Việc việc không nắm bỏ
Nơi nơi chẳng trệ ngưng
Quan chức có gì quí
Ðồi núi bặt bụi hồng
Thần thông cùng diệu dụng
Gánh nước bửa củi tài!
Sau đó ông đến tham vấn Mã Tổ, hỏi: “Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì?” Mã Tổ đáp: “Ðợi miệng ông hút hết nước Tây giang, ta sẽ nói với ông.” Nhân đây ông Ðại ngộ. Sau đó ông về nhà lấy thuyền chở của cải đem đổ xuống sông Tương và cất một thất nhỏ để tu hành. Con gái của ông là Linh Chiếu theo hầu hạ, chuyên việc chẻ tre bện sáo bán nuôi cha. Ông có làm bài kệ: 有男不婚, 有女不嫁 大家團樂頭,共說無生話
Hữu nam bất hôn
Hữu nữ bất giá
Ðại gia đoàn lạc đầu
Cộng thuyết vô sinh thoại.
*Có trai không cưới
Con gái không gả
Cả nhà chung hội họp
Ðồng bàn lời vô sinh
Ông đến viếng Thiền sư Ðan Hà Thiên Nhiên. Ðan Hà làm thế chạy, ông bèn nói: Vẫn là thế phóng thân, thế nào là thế tần thân? Ðan Hà liền ngồi. Ông thấy vậy vẽ dưới đất chữ Thất. Ðan Hà vẽ đáp chữ Nhất. Ông nói: Nhân bảy thấy một, thấy một quên bảy. Ðan Hà đứng dậy đi. Ông gọi: Hãy ngồi nán một chút, vẫn còn câu thứ hai. Ðan Hà bảo: Trong ấy nói được sao? Ông bèn khóc ra đi. Sắp tịch, ông bảo Linh Chiếu ra xem mặt trời đúng ngọ vào cho ông hay. Linh Chiếu ra xem vào thưa: “Mặt trời đã đúng ngọ, mà sao bị sao thiên cẩu ăn mất.” Tưởng thật, ông rời chỗ ngồi bước ra xem thì Linh Chiếu lên tòa ngồi chỗ cha, thu thần hóa xác. Ông vào thấy vậy cười nói: “Con gái ta lanh lợi quá” rồi chờ bảy ngày sau mới hóa. Vợ ông hay được, nói: “Con gái ngu si với ông già vô tri, không báo tin mà đi sao đành vậy!” Bà ra báo tin cho con trai ngoài đồng. Người con trai đang cuốc đất nghe tin xong bèn đứng mà tịch. Rồi Long Bà cũng lặng lẽ tịch theo.
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 龐 蘊. Cư sĩ đời Đường, tự là Đạo Huyền, người đời gọi là Bàng cư sĩ, Bàng ông; người đất Hành Dương, Hành Châu (nay thuộc Hồ Nam), Trung Quốc. Ông xuất thân từ Nho nghiệp; lúc niên thiếu ngộ trần lao, chí cầu chân đế. Ban đầu ông yết kiến Thạch Đầu Hy Thiên, chợt có tỉnh, kết bạn với Đan Hà Thiên Nhiên. Sau đó tham vấn Mã Tổ Đạo Nhất, ngay dưới lời dạy liền lãnh hội huyền chỉ, và ở lại tham học hai năm. Do cơ phong lanh lẹ này khiến ông được mọi người chú ý. Niên hiệu Nguyên Hòa (806-820), ông bắc du Tương Dương (nay thuộc Tương Phàn, tỉnh Hồ Bắc) dắt theo vợ con làm ruộng dưới chân núi Lộc Môn. Ngày nào cũng có người đến hỏi đạo, những lời đáp của ông đều là lời cơ phong, nhân đây vợ con của ông đều được triệt ngộ. Niên hiệu Thái Hòa (827-835), ông lìa đời, còn để lại Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục 3 quyển.
Giới hạn giữa thông minh và trí huệ là như thế nào?     NHỮNG NGÔI CHÙA NÀO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ DI TÍCH CẤP THÀNH PHỐ, CẤP QUỐC GIA?     Nghe Lời Thần Khuyên Được Sống     Phương Tiện Hay Xa Rời Chánh Pháp?     Nguyên Nhân Của Khổ     Quan Điểm Của Đạo Phật Về “Tháng Cô Hồn”     Người làm nghề săn bắn, ca hát, bán cả , đồ tể, bán rượu có thể tin Phật được không?     Chúng sanh không có duyên thì không thể độ, định nghiệp chúng sanh không thể chuyển?     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Đồ Độc Sách     Gõ Cửa Thiền – Chiến Sĩ     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Có khi nhẫn để bình an
Có khi nhẫn để thênh thang cõi lòng


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,017,145