---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Hiếp Tôn Giả
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Parśva (S).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Parsva.Tôn giả Hiếp : là vị luận sư thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, từng khuyên vua Ca Nị Sắc Ca tổ chức đại hội kết tập kinh điển kì thứ tư. Tôn giả cũng là vị tổ thứ 10 trong 28 vị tổ Thiền Tông Ấn-độ. Theo Phú Pháp Tạng Truyện, do nghiệp đời trước mà tôn giả phải ở trong thai mẹ 60 năm, khi sinh ra thì râu tóc đã bạc hết. Tôn giả chán ghét ngũ dục, không thích ở nhà, bèn đến đảnh lễ ngài Phật Đà Mật Đa (Buddhamitra – vị tổ thứ 9 Thiền Tông Ấn-độ) để cầu xin học đạo, chuyên tu khổ hạnh, tinh tấn dũng mãnh, chưa từng đặt hông nằm xuống giường. Người đương thời xưng hiệu tôn giả là Hiếp tì kheo. Theo Đại Đường Tây Vực Kí, ban đầu tôn giả là thầy của chúng phạm chí ngoại đạo, đến 80 tuổi thì bỏ nhà xuất gia theo Phật giáo. Đám trai trẻ trong thành chê cười rằng: “Ông già hủ lậu này kém trí làm sao! Người xuất gia thì phải tu định và tụng kinh. Nay đã suy nhược, hết đường tiến thủ, mà nhập vào tăng đoàn thì chắc là vì để được ăn no mà thôi!” Tôn giả nghe lời ấy bèn tự thề nguyền, nếu không học thông Ba Tạng, không đoạn trừ tham dục ba cõi để chứng được sáu thần thông, đạt đủ tám bước giải thoát, thì trọn đời hông không dính chiếu. Trải qua 3 năm, tôn giả quả nhiên học thông Ba Tạng, đoạn trừ tham dục ba cõi, chứng ba minh. Bấy giờ mọi người hết sức kính ngưỡng, xưng hiệu là Hiếp Tôn Giả. Sau đó tôn giả lại theo học với tôn giả Phật Đà Mật Đa, được truyền cho yếu chỉ thâm diệu của Phật pháp, và chứng quả A-la-hán.
Ngài Mã Minh buổi đầu theo học Bà-la-môn giáo, tài trí tung hoành, biện tài vô ngại, công kích tăng chúng, gây hại cho nền Phật giáo Trung Thiên-trúc không ít. Để cứu vãn cho tình hình Phật giáo ấy, tôn giả Hiếp đã đến thẳng thành Hoa-thị, mời Mã Minh cùng đối luận. Trong cuộc đối luận này Mã Minh bị chiết phục, bèn xin nhập làm môn hạ của tôn giả Hiếp, thọ giới cụ túc, trở thành tì kheo. Sau đó tôn giả trở về Bắc Thiên-trúc, lưu ngài Mã Minh ở lại Trung Thiên-trúc để hoằng dương chánh pháp. Về sau, khi vua Ca Nị Sắc Ca đánh chiếm thành Hoa-thị, lại đem ngài Mã Minh về Bắc Thiên-trúc. Dưới triều vua Ca Nị Sắc Ca, Hiếp Tôn Giả đã vâng mệnh vua, triệu tập 500 vị thánh tăng nhóm họp tại nước Ca-thấp-di-la để kết tập kinh điển cùng biên tập bộ luận Đại Tì Bà Sa, rất được nhà vua sùng kính. Tôn giả đã viên tịch tại Bắc Thiên-trúc, cả quần thần của vương triều đều cùng nhau xây tháp để thờ xá lợi của ngài.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● S.Pareva. Vị Tổ sư thứ 10 trong 28 vị Tổ sư thay nhau giữ gìn Phật pháp ở Ấn Độ, kể cả Ca Diếp là sơ Tổ, sau khi Phật Thích Ca vào Niết Bàn, cho đến Bồ Đề Đạt Ma là Tổ thứ 28 thì Thiền Tông được truyền sang Trung Hoa. Bồ Đề Đạt Ma trở thành sơ Tổ của Thiền Tông Trung Hoa.
Sự khác biệt Tam Thừa ?     Tu theo Thiền tông có thọ Bồ tát giới không?     Thế giới quan Phật giáo có hợp với khoa học hiện đại không ?     Chế Ngự Con Ma     Làm sao xác định được một người sau khi chết đi về đâu?     Đạt Ma Tổ Sư     Quan điểm của Phật giáo về sinh mạng con người có hợp với khoa học hay không ?     Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào?     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 16 Tôn Giả La Hầu La Đa (Rahulata)     Trực Chỉ Nhơn Tâm, Kiến Tánh Thành Phật.     


















Pháp Ngữ
Tam nghiệp tịnh thì Phật xuất thế,
Tam nghiệp bất tịnh, Phật nhập diệt.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,013,276