---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Chi Lâu Ca Sấm
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Lokakshin (S).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (Lokasema, 147-?): cũng gọi là Chi Sấm, là vị cao tăng nước Đại Nhục-chi, đến Trung-quốc sau ngài An Thế Cao (xem mục “An Thế Cao”), vào khoảng cuối đời vua Hán Hoàn đế (có thuyết nói là vào đời vua Linh đế). Trong 12 năm cuối đời vua Linh đế (từ măm 178 đến năm 189), ngài đã dịch những bộ kinh đại thừa như: Đạo Hạnh Bát Nhã, Bát Chu Tam Muội, A Xà Thế Vương, Tạp Thí Dụ, Thủ Lăng Nghiêm, Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, Bảo Tích v.v... Trong các bộ kinh trên, bộ Đạo Hạnh Bát Nhã được coi là quan trọng nhất, vì đó là bộ kinh thuộc hệ Bát Nhã được dịch sớm nhất, và do đó, ngài Chi Lâu Ca Sấm cũng được công nhận là người đầu tiên phiên dịch và truyền bá nền văn học Bát Nhã của Phật giáo đại thừa tại Trung-quốc. Chính nền văn học Bát Nhã này đã thúc đẩy làm nẩy sinh phong trào tìm hiểu, nghiên cứu, đàm luận trong giới trí thức học Phật trong các thời Ngụy, Tấn sau này. Thứ nữa, kinh Bát Chu Tam Muội là loại kinh hệ lấy cảnh giới Tây-phương và đức Phật A Di Đà làm đối tượng, cho nên đây cũng là thời kì khởi đầu cho nền tín ngưỡng “Tịnh Độ Di Đà” ở Trung-quốc. Ngoài ra, việc dịch kinh Thủ Lăng Nghiêm của ngài Chi Lâu Ca Sấm cũng đã tác động mạnh mẽ cho công cuộc “đại thừa hóa” Phật giáo Trung-quốc trong hai thế kỉ 4 và 5. Rất tiếc, đã không có ai biết gì về hành trạng của ngài sau thời gian dịch kinh nói trên. Công trình dịch kinh của hai ngài An Thế Cao và Chi Lâu Ca Sấm trong thời kì này, đã khai nền đắp móng vững vàng cho Phật giáo Trung-quốc.
Ngoài hai ngài An Thế Cao và Chi Lâu Ca Sấm ra, trong thời Đông-Hán còn có các vị cao tăng ngoại quốc khác đã đến Trung-quốc chuyên việc dịch kinh, như: Trúc Phật Sóc (Sanghabuddha, ?-?, người Thiên-trúc, đến Lạc-dương vào đời vua Hoàn đế), Chi Diệu (?-?, người nước Nhục-chi, đến Lạc-dương năm 185), Khương Cự (?-?, người nước Khương-cư), Khương Mạnh Tường (?-?. người nước Khương-cư, đến Lạc-dương vào đời vua Hiến đế), Trúc Đại Lực (?-?, người Tây-vức, đến Lạc-dương vào đời vua Hiến đế), Đàm Quả (?-?, người Tây-vức, đến Lạc-dương vào đời vua Hiến đế), cư sĩ An Huyền (?-?, người nước An-tức, đến Lạc-dương vào đời vua Linh đế, học trò của ngài An Thế Cao), v.v...; đặc biệt, một người Hán là cư sĩ Nghiêm Phật Điều (cũng gọi Nghiêm Phù Điều, ?-?, người tỉnh An-huy), cũng tham gia công tác dịch kinh trong thời kì này; và ông đã là người Phật tử bản xứ đầu tiên tùng sự dịch kinh. Từ tuổi trẻ ông đã là người thông minh dĩnh ngộ, bác học đa văn. Gặp lúc ngài An Thế Cao sang Trung-quốc dịch kinh và truyền bá Phật pháp, ông đã cùng An Huyền xin nhập môn làm đồ đệ, và cùng tham gia công tác dịch kinh. Tương truyền, về sau ông được xuất gia làm tăng, nhưng không có tài liệu nào nói rõ ông đã xuất gia vào thời gian nào.
Chi tiết về kì kết tập thứ hai. Một trăm năm sau ngày Phật nhập diệt, có nhóm tì kheo thuộc tộc Bạt-kì ở thành Tì-xá-li, đề xướng “mười việc” (thập sự) liên quan đến giới luật, và cho đó là “mười việc hợp pháp” (thập sự tịnh pháp) mà tăng đoàn có thể hành trì. Mười việc đó, các bộ Luật như Ngũ Phần, Tứ Phần, Thập Tụng, Thiện Kiến, v.v... ghi chép không giống nhau. Ở đây xin trích từ sách Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ của hòa thượng Thích Thanh Kiểm (do thành hội Phật giáo thành phố HCM ấn hành, năm 1995) như sau:
“1) Diêm tịnh: Căn cứ vào giới luật, các tì kheo không được để đồ ăn cách đêm. Nghĩa là các thứ đồ ăn phổ thông, không được để đến ngày hôm sau rồi lại ăn, nhưng nếu đồ ăn đó đem ướp với muối, thì vẫn có thể được dùng ở ngày hôm sau.
2) Chỉ tịnh: Về bữa ăn của tì kheo phải là ở lúc chính ngọ, nhưng lúc đang đi giữa đường thì bữa ăn có thể được dùng ở quá giờ ngọ một chút, nghĩa là lúc mặt trời đã xế bóng chừng độ hai chủ (mỗi chủ: một thước năm tấc ta).
3) Tụ lạc gian tịnh: Tì Kheo sau khi ăn rồi, nhưng nếu ở trước giờ ngọ, tới chốn tụ lạc khác, xin được thức ăn, vẫn có thể được thọ dụng.
4) Trụ xứ tịnh: Một tháng hai kì, các tì kheo phải tận tập ở một trụ xứ nào đó để làm lễ bố tát, nhưng nếu trụ xứ quá hẹp, có thể phân chia làm hai nơi để làm lễ bố tát.
5) Tùy ý tịnh: Quyết nghị của đoàn thể xuất gia cần phải toàn viên tận tập để giải quyết, nhưng nếu gặp trường hợp không thể xuất tịch được, sau khi giáo đoàn quyết nghị, sẽ có thể đem những quyết nghị đó thông báo sau.
6) Cửu trụ tịnh: Có thể noi theo vào tiền lệ, nghĩa là noi theo vào những thể lệ của người trước đã làm.
7) Sinh hòa hợp tịnh: Sau giờ ngọ các tì kheo không được ăn phi thời, nhưng có thể dùng nước hòa với sữa, không cần phải để sữa lắng xuống.
8) Bất ích lũ ni-sư-đàn tịnh: Tọa cụ của tì kheo, kích thước bề dài, bề rộng phải theo đúng qui định như trong giới luật, nhưng nếu là tọa cụ không có viền chung quanh, có thể được dùng quá khuôn khổ đã định.
9) Thủy tịnh: Tì Kheo không được uống rượu, nhưng vì trường hợp bệnh hoạn, dùng để làm thuốc, có thể pha lẫn với nước để uống.
10) Kim tiền tịnh: Tì Kheo vốn dĩ không được cầm tiền, nhưng nếu ở trường hợp bất đắc dĩ, có thể được cầm tiền bạc, và súc tích tiền bạc.”
Bấy giờ, ở miền Tây-Ấn có tôn giả Da Xá, một vị trưởng lão tinh chuyên giới luật, du hành đến thành Tì-xá-li (thuộc miền Đông-Ấn). Gặp ngày bố tát, ngài cùng tham dự, thấy các tì kheo ở thành Tì-xá-li dùng chậu đồng đựng đầy nước, đem để giữa đàn tràng bố tát, khuyến hóa các Phật tử đem vàng bạc bỏ vào chậu nước để cúng dường chư tăng. Sau đó họ chia đều cho tăng chúng để dùng vào việc thuốc thang, y phục riêng tư. Ngài Da Xá cho việc làm này là phi pháp, bèn không nhận số vàng bạc đó, lại còn cực lực trách cứ tăng chúng địa phương, đồng thời tố cáo trước quần chúng Phật tử về hành động phi pháp của tăng đoàn Tì-xá-li. Chúng tì kheo tộc Bạt-kì cho rằng, trưởng lão Da Xá đã thóa mạ tăng chúng và gây hoang mang cho tín đồ, bèn tập hợp tăng chúng, tác pháp tẫn xuất (đuổi đi) trưởng lão Da Xá. Ngài liền trở về miền Tây, đến các địa phương như Kiều-thưởng-di (Kosambi), Ba-bà (Pava), A-bàn-đề (Avanti), v.v... để vận động chư tăng giúp giải quyết “mười việc phi pháp” (thập sự phi pháp) kia. Ngài cũng đến núi A-hô-hằng-hà (Ahoganga) để yết kiến trưởng lão Tam Phù Đà Thương Na Hòa Tu (Sambhuta-sanavasi); rồi đến Tăng-già-xa (Sanhassa) yết kiến vị trưởng lão cao lạp nhất là Li Bà Đa (Revata), để báo cáo sự việc và thỉnh cầu giúp giải quyết. Các vị trưởng lão đều hoan hỉ nhận lời, và cùng đi về thành Tì-xá-li.
Bấy giờ, tăng chúng của cả hai miền Đông và Tây đều tập hợp tại vườn Bà-lị-ca (Valikarama), cả thảy là 700 vị tì kheo. Trưởng Lão Li Bà Đa muốn giải quyết sự việc, nhưng trong hội nghị nhiều ý kiến bất đồng, không ai chịu ai, rất khó giải quyết. Cho nên hội nghị phải đề cử một ủy ban tối cao gồm tám vị trưởng lão, đại diện cho cả hai bên để quyết định. Bốn vị trưởng lão đại diện cho tăng chúng miền Tây: Li Bà Đa, Da Xá, Thương Na Hòa Tu, và Tu Ma Na (Sumana); bốn vị trưởng lão đại diện cho tăng chúng miền Đông: Tát Bà Ca Mi (Sabbakama), Sa Lan (Salha), Bất Xà Tông (Khujjasobhita), và Bà Sa Lam (Vasabhagamika). Trước đại hội 700 tì kheo, trưởng lão cao lạp nhất phía miền Tây là Li Bà Đa, đã nêu ra từng điều một (trong mười điều trên kia), rồi hỏi: “Điều này là hợp pháp hay phi pháp?” Vị trưởng lão cao lạp nhất phía miền Đông là Tát Bà Ca Mi, y chiếu từng điều vào giới luật, và đã nhất nhất trả lời là “phi pháp”. Cuối cùng, tất cả mười việc do nhóm tì kheo tộc Bạt-kì đề xướng đều bị giáo đoàn xác định là phi pháp. Tiếp đó, hội nghị tiếp tục tụng lại pháp tạng, trải qua 8 tháng mới kết thúc; giáo sử gọi đó là kì kết tập kinh điển lần thứ hai, cũng gọi là “thất bách kết tập”, hay “Tì-xá-li thành kết tập”.
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● S. Lokasema. Cao tăng xứ Nhục Chi (Trung Á) đến Trung Quốc vào năm 147 Tl hay là 164 Tl và phiên dịch nhiều kinh điển tại kinh đô Lạc Dương cho tới năm 186 TL.
Đúng Người Đúng Việc     Đạo lợi hành vô tận?     Gõ Cửa Thiền – Âm Thanh Của Một Bàn Tay     Thất Hứa Với Phật Thì Phải Làm Sao?     Các bậc đại tu hành có thể tiêu trừ nghiệp chướng cho chúng sinh được không?     Đi Trong Bùn Dơ     Tây Du Ký – Tại sao Lão Rùa không thành chính quả?     Hòa Thượng Thích Khế Hội (1921-1999)     Truyện Cổ Phật Giáo: “Bỏ Mứa Đồ Ăn” Có Tội Lớn Thế Nào?     Giải Quyết Vấn Đề     


















Pháp Ngữ
Chẳng phải một phen sương lạnh buôt
Hoa mai đâu dễ ngã mùi hương


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,625,749