---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tam Phần Khoa Kinh
----------------------------- Phật Học Danh Số - Ns Đức Trí -----------------------------
● Tam phần khoa kinh còn gọi là Nhất Kinh tam đoạn, tức đem một bộ Kinh Luận phân làm ba phần để giải thích. Mặt khác, riêng bao quát toàn bộ nội dung bộ Kinh trích ra từng phần khác nhau, gọi là Khoa văn, thông thường đều phân thành ba bộ phận là Tựa phần, Chánh tông phần và Lưu thông phần, vậy nên gọi là Tam phần khoa kinh.
1. Tựa phần : Còn gọi là tựa thuyết, giáo khởi nhân duyên phần, tức thuật lại nguyên do sản sanh ra bộ Kinh.
2. Chánh tông phần : Còn gọi là Chánh tông thuyết, Thánh giáo chánh thuyết phần, tức luận giải tông chỉ của bản Kinh, hiển thị pháp môn chánh giáo đã thuyết vậy.
3. Lưu thông phần : Còn gọi là Lưu thông thuyết, tức nói rõ lợi ích của việc thọ trì bản Kinh, lại khuyến hội chúng nên rộng lưu truyền, làm cho bộ Kinh được lưu thông mọi nơi, khiến chúng sanh đời nay và đời sau y theo lời dạy mà tu hành. Thuyết Tam phần khoa kinh này bắt đầu từ đời Đông Tần do Đạo An Pháp Sư chủ xướng, thịnh hành ở đời Lưu Tống về sau.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 三分科經 (Pháp Hoa Kinh Văn Cú)
Trong các kinh đều có phần tựa, phần chánh tông và phần lưu thông. Ban đầu từ đời Tấn Pháp Sư Đạo An phân chia các kinh làm ba phần đầy đủ. Về sau Luận Sư Thân Quang từ Ấn Độ sang Trung Quốc xác định quả nhiên có thuyết chia các kinh là ba phần.
Một, Tự Phần. Phần tựa có thông tự: tựa chung và biệt tự: tựa riêng. Tựa chung là: Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại mỗ xứ, dữ mỗ đại chúng câu. Tất cả các kinh đều có đoạn này ở đầu, nên gọi là tựa chung. Tựa riêng, vì khi Phật nói kinh ắt phải có nguyên do. Ví dụ Kinh Lăng Nghiêm là do Ngài A Nan gặp ảo thuật của Ma Đăng Già. Phật nhân đó mới dẫn Ngài A Nan và Ma Đăng Già về chỗ Phật, nên nói Kinh này. Đó là tựa riêng. Nói là tựa riêng, vì các kinh Phật nói đều có duyên khởi không giống nhau. Tuy nói là chung, riêng, nhưng đều gọi là phần tựa.
Hai, Chánh Tông Phần. Tông là chủ yếu, quan trọng. Bởi vì Phật nói kinh ắt phải nói phần chính yếu làm trọng tâm, cũng gọi là làm rõ nghĩa chủ yếu của một kinh. Ví dụ quyển một của kinh Lăng Nghiêm. Từ khi Ngài A Nan thấy Phật, đảnh lễ, buồn rầu; khóc lóc, hỏi tâm phân biệt cái thấy; phân biệt chơn, vọng; qui vạn pháp về Như Lai Tạng, cho đến cầu mật chú cầu xa lìa ma sự; khiến cho A Nanvà đại chúng từ bỏ phiền não chứng đạo quả, đến quyển mười chú trọng về việc tìm hiểu Ngũ Ấm, nhận ra Niết Bàn, không còn quyến luyến ba cõi. Đây là phần chính của kinh, nên gọi là chánh tông phần.
Ba, Lưu Thông Phần. Lưu (chảy) thì không ngừng. Thông là không ứ (đọng). Phần chính yếu đã trình bày, lo truyền lại đời sau, đem lại lợi ích cho chúng sanh; nhờ đó nguồn chánh pháp lưu thông bất tận. Ví dụ ở kinh Lăng Nghiêm thì lưu thông phần bắt đầu từ: A Nan hoặc là người khác trong mười phương có bảy báu đầy khắp hư không, dùng hiến dâng chư Phật nhiều như vi trần, cho đến chỗ: đãnh lễ rồi đi. Đây là so sánh phước truyền không dứt.
Một Trăm Mạng Sống     Lang Băm Trị Lưng Gù     Nghe Chuông     Hòa Thượng Hương Tích – Thích Vạn Ân (1886-1967)     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Người Không Nên Đánh Rắn ( P.2 )     Gỏi Bao Tử Chay     Sự Tích Giới Luật – Nguồn Gốc Các Giới Đơn Đề ( Giới Bản Tỳ Kheo ) – Phần 7     7 loại cảnh giới thành công trong đời: Đây mới thực sự là “thượng thiện nhược thủy”     Căn Tính     Lục chủng chấn động ?     


Hình tu sĩ:
Thông tin:

Chưa có




















Pháp Ngữ
Muôn đời sóng biển vẫn reo,
Vẫn nhìn nhân loại giàu nghèo luân phiên.
Vẫn chứng kiến cảnh đảo điên,
Kẻ đắc thế liền cười người sa cơ.
Theo thời, nấn ná ai ơi!
Thử xem thiên hạ ai người trăm năm?

Ðất cằn hoa nở muộn,
Nghèo túng phước lâu về.
Rắn không sừng chớ chê,
Hóa rồng chẳng mấy chố
Trăng tuy tròn có lúc,
Cũng khuyết ngay đấy thôi!


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,981 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,336 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Haitrieuam
Lượt truy cập 39,087,339