---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Khấu Khiêm Chi
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (365-448): tự là Phụ Chân, quê ở Ung-châu (vùng lãnh thổ các tỉnh Thanh-hải, Cam-túc và Thiểm-tây ngày nay), từ nhỏ đã ham mê đạo Tiên, rất sùng bái tiên thuật của Trương Đạo Lăng (34-156). Sau có vị tiên nhân tên Hưng, nhận Khiêm Chi làm đệ tử, đem vào núi Hoa-sơn, hằng ngày hái lá thuốc cho ăn, không biết đói. Sau đó ông lại dẫn Khiêm Chi vào núi Tung-sơn, gặp một dị nhân, cho ăn toàn sâu độc, vật dơ, Khiêm Chi sợ quá, bỏ chạy! Tiên nhân Hưng than rằng, Khiêm Chi chưa thể thành tiên, chỉ làm thầy của đế vương mà thôi. Nói rồi bỏ đi mất. Khấu Khiêm Chi ở lại Tung-sơn, quyết chí tu luyện để trở thành một vị đạo sĩ của Đạo Giáo. Vào thời đại Nam-Bắc-triều, ông xuất hiện hành đạo ở nước Bắc-Ngụy, tự nói mình từng trực tiếp được Thái Thượng Lão Quân ban cho sách Vân Trung Âm Tụng Tân Khoa Chi Giới, và được truyền mệnh nối chức thiên sư của Trương Đạo Lăng, có trách nhiệm làm trong sạch Đạo Giáo, cải cách Thiên-sư đạo. Ông đã hệ thống hóa giáo lí, chế định nghi lễ và hoàn thành tổ chức, làm cho Đạo Giáo trở nên phong phú. Nhờ đó, tín đồ Đạo Giáo đã trở nên đông đảo và lan rộng đến mọi giai tầng, ảnh hưởng đến cả chính sách của triều đình.
Bấy giờ là triều đại vua Thái-vũ đế nhà Bắc-Ngụy. Trong triều có quan tể tướng Thôi Hạo, rất sùng phụng Đạo Giáo, và rất ghét Phật giáo, thường bài xích, nói xấu Phật giáo trước mặt vua. Khi Thái-vũ đế vừa lên ngôi (năm 424), Khấu Khiêm Chi liền đem sách Đạo Giáo dâng hiến. Trong lúc vua và triều đình còn lưỡng lự chưa nhận, thì một mình Thôi Hạo đã dâng sớ tán dương việc ấy, và tiến cử đạo sĩ. Nhà vua tin ngay, cho xây đàn Huyền-đô trên núi Tung-sơn cho đạo sĩ, ban cho địa vị ở trên cả vương công, cho phép được miễn xưng thần. Năm 440, Khấu Khiêm Chi lập đàn trên núi Tung-sơn để cầu phước cho Thái-vũ đế. Sau lễ đó, ông dâng sớ tâu vua rằng, Thái Thượng Lão Quân đã giáng hạ, và đã ban hiệu cho nhà vua là Thái-bình-chân-quân. Thái-vũ đế lại tin lời, liền đổi ngay niên hiệu là Thái-bình-chân-quân. Thái-vũ đế vốn sùng kính Phật giáo, nhưng từ khi nghe các lời gièm siểm của Thôi Hạo và Khấu Khiêm Chi thì cũng dần dần đổi thái độ, tin theo Đạo Giáo và lơ là Phật giáo; và cuối cùng thì hạ lệnh tiêu diệt Phật giáo trong toàn lãnh thổ Bắc-Ngụy. Theo sách Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải, chính sách tiêu diệt Phật giáo một cách triệt để này là chủ trương của tể tướng Thôi Hạo, còn Khấu Khiêm Chi thì không tán thành, chủ trương chỉ thi hành phần nào thôi; nhưng Thái-vũ đế đã làm theo chủ trương của Thôi Hạo.
Năm 448, Khấu Khiêm Chi xin vua cho xây tòa Tĩnh-luân thiên cung ở góc Đông-Nam kinh thành. Thiên cung này, dự định sẽ xây thật cao lớn đồ sộ, khiến cho ngồi ở trong đó mà không nghe được tiếng chó sủa, tiếng gà gáy, có thể giao tiếp với thiên thần. Nhưng công trình đang giữa chừng thì Khấu Khiêm Chi bị bệnh dữ mà chết; cho nên công trình ấy bị bãi bỏ.Về cái chết của Khấu Khiêm Chi, các sách nói không giống nhau: Theo sách Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải, niên hiệu Thái-bình-chân-quân năm thứ 9 (tức năm 448), thiên sư Khấu Khiêm Chi xin Thái-vũ đế cho xây Tĩnh-luân thiên cung thật cao lớn, đồ sộ, để có thể giao tiếp với thiên thần. Công trình đã trải một năm mà chưa hoàn thành, thì Khấu Khiêm Chi bị bệnh dữ mà chết; việc xây cất liền bị đình chỉ. Như vậy, theo thuyết này, Khấu Khiêm Chi đã chết vào năm 449 vì bị bệnh dữ.
Theo sách Cao Tăng Truyện, vào năm cuối niên hiệu Thái-bình-chân-quân (tức năm 451), thiền sư Tuệ Thỉ (cũng có tên là Bạch Túc) đến hoàng cung Bắc-Ngụy, Thái-vũ đế ra lệnh chém chết như quân pháp đã định; nhưng bao nhiêu đao kiếm đều không làm ngài bị thương. Nhà vua giận lắm, bèn tự mình rút kiếm chém ngài, nhưng lưỡi kiếm ấy cũng không làm gì được ngài. Vua lại ra lệnh ném ngài vào chuồng cọp, thì các con cọp cũng đều qui phục mà không dám tới gần ngài. Vua thử bảo Khấu Khiêm Chi tới bên chuồng cọp thì cọp trở nên hung dữ, rống to, nhe răng muốn vồ. Bấy giờ Thái-vũ đế mới tỉnh ngộ, biết Phật pháp là chí tôn, Hoàng Lão không thể sánh kịp, liền mời ngài Tuệ Thỉ lên ngồi trên điện, chí thành đảnh lễ, ăn năn những lỗi lầm vừa qua. Ngài Tuệ Thỉ nói pháp, phân rõ nhân quả, nhà vua càng thêm hổ thẹn, tức thì bị bệnh lở ác tính; tiếp theo đó, Thôi và Khấu hai người cũng bị bệnh dữ. Nhà vua cho rằng, những lầm lỗi vừa qua đều do Thôi và Khấu gây ra, bèn hạ lệnh giết hết dòng họ của hai người ấy. Như vậy, theo thuyết này, Khấu Khiêm Chi đã bị chết chém cùng với cả dòng họ vào năm 451.
Theo Phật Quang Đại Từ Điển (ở hai mục “Bắc Ngụy Thái Vũ Đế” và “Đạo Giáo”) thì Khấu Khiêm Chi bị bệnh chết vào năm 448.
Giang san dễ đổi, tánh nết khó dời?     Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi?     Phật Giáo có chủ trương khổ hạnh?     Sợi Dây     Không quy y Tam bảo niệm Phật có được vãng sanh không?     Canh Chua Tôm Chay     Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973)     Vì Sao Nên Ngừng Giết Hại     Tu Nhân Tích Đức     Mềm Dẻo Trong Cuộc Sống     


















Pháp Ngữ
Sát nhân nhất vạn
Tự tổn tam thiên.
(Diệt được một vạn đối phương
Tự mình cũng phải tổn thương ba nghìn.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,983 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,336 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Haitrieuam
Lượt truy cập 39,308,935