---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Pháp Hoa Thất Dụ
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 法華七喻 (Pháp Hoa Văn Cú)
Một, Hoả Trạch Dụ. Hỏa là dụ các khổ, năm trược của chúng sanh. Trạch là dụ ba cõi. Vì chúng sanh trong ba cõi bị thiêu đốt bởi năm trược, tám khổ, không hề được an ổn; giống như nhà lớn bị lửa thiêu đốt, không thể vào ở yên; nên lấy nhà cháy làm ví dụ.
Hai, Cùng Tử Dụ. Vì hàng Nhị Thừa, không có pháp tài công đức của Đại Thừa để trang nghiêm, giống như người nghèo hèn cùng cực, thiếu cả cơm, áo để nuôi thân mạng; nên lấy kẻ nghèo hèn làm ví dụ.
Ba, Dược Thảo Dụ. Dược thảo là dụ căn tánh của hàng Tam Thừa. Thảo có ba loại: tiểu thảo, trung thảo, đại thảo. Tiểu thảo dụ cho trời, người. Trung thảo dụ cho Thinh Văn, Duyên Giác. Đại thảo dụ cho Bồ Tát Tạng Giáo. Dược thảo, tuy có lớn nhỏ bất đồng, nếu được thấm nhuần mưa móc, thì đều tươi tốt, sum sê, hay trị được các bệnh. Lấy đó để dụ hàng Tam Thừa,căn tánh, tuy cao thấp không giống nhau, nếu được thấm nhuần pháp nhũ của Như Lai, thì có thể thành y vương, cứu giúp chúng sanh; nên lấy cỏ thuốc làm ví dụ.
Bốn, Hoá Thành Dụ. Hoá là không mà bỗng nhiên có. Thành là cái để phòng ngừa gian manh và chế ngự kẻ thù; lấy ví dụ Niết Bàn ngăn ngừa sai lầm Kiến Hoặc và Tư Hoặc và chống lại kẻ thù sanh tử. Ví như có người muốn đến chỗ có nhiều của báu (bảo sở), nhưng được nữa đường quay lại. Người dẫn đường thong minh, khéo léo hóa ra cái thành để nghỉ ngơi tạm; sau đó, lại bảo họ lên đường tiếp Tục Đến bảo sở. Ví dụ này chỉ cho hàng Nhị Thừa, ban đầu nghe được giáo lý Đại Thừa, nữa chừng quên mất nên trôi lăn trong sống chết. Vì vậy, Thế Tôn tạm lập ra phương tiện khiến cho họ, trước hết, dứt phiền não Kiến Hoặc và Tư Hoặc va tạm chứng Niết Bàn chân không, làm nơi nghỉ ngơi tạm thời, rồi sau đi đến cứu cánh bảo sở; nên lấy hoá thành làm dụ.
(Ý Căn đối với Pháp Trần khởi lên các phân biệt gọi là kiến. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, năm căn này đối với sắc, thinh, hương, vị , xúc năm trần, khởi lên các tham lam, yêu thích gọi là tư. Bảo sở là dụ lý thật tướng, tức cứu cánh đại Niết Bàn).
Năm, Y Châu Dụ. Y châu là hạt châu trong áo. Ví như có người đến nhà bằng hữu, ăn uống say sưa, nằm khềnh ra ngủ. Bạn thân liền lấy hạt ngọc quý cột vào trong áo, mà người ấy không biết, vẫn chịu sống cảnh nghèo khổ. Về sau, người bạn thân mới nói: trong chiếc áo anh đang mặc có một viên ngọc báu vô giá, tại làm sao đói, rách đến như vầy ? Người ấy, từ khi được ngọc, cuộc sống giàu sang, đầy đủ. Dụ này chỉ cho hàng Nhị Thừa. Xưa kia, ở chỗ Phật Đại thông, đã từng trồng nhân thừa, vì Vô Minh che đậy, hàng Nhị Thừa không thể hiểu được. Về sau, Như Lai phương tiện chỉ bảo, liền chứng được quả Đại Thừa, lợi lạc không cùng; nên lấy ngọc trong áo để dụ.
Sáu, Kế Châu Dụ. Kế châu là viên ngọc ở trong búi tóc của luân vương. Luân Vương dụ cho Như Lai. Kế là dụ cho Nhị Thừa quyền giáo. Viên ngọc là dụ cho thật lý của Nhất Thừa. Viên ngọc ở trong búi tóc, giống như thật lý tạm dấu ở đó. Điều này nói lên rằng, ở trên hội pháp hoa, Như Lai khai mở quyền giáo và hiển lộ thật giáo, thọ ký cho hàng Nhị Thừa được thành Phật; giống như luân vương mở búi tóc, lấy viên ngọc tặng cho công thần; nên lấy đây làm ví dụ.
Bảy, Y Tử Dụ. Y dụ Như Lai. Tử dụ hang Tam Thừa. Vì các đứa con không biết, uống phải thuốc độc của người khác, tâm liền bị cuồng loạn. Cha bày ra phương tiện, bảo cho con uống thuốc hay để khỏi bệnh ấy. Thí dụ này là chỉ cho hàng Tam Thừa, tin nhận quyền giáo, không chứng được Chánh Đạo;. Như Lai bày ra phương tiện, khiến cho uống thuốc Đại Thừa pháp, mau trừ khổ não, không trở lại bệnh hoạn; nên lấy tử làm ví dụ.
Soup Rong Biển Nấu Rau Cải .     Mắm Chưng Chay     Điều tâm vào không?     Những Biểu Hiện Của Người Nội Tâm Có Tu Tập     Học Làm Người     Ý nghĩa và chức năng tác dụng của một ngôi chùa?     Tu Nhân Tích Đức     Số Phận     Gỏi Chân Gà Chay     Tránh Né     


















Pháp Ngữ
Đi tu là phương tiện. Chiếc thuyền chưa phải là sự đảm bảo cho việc qua sông, qua biển mà cần phải có phương hướng đúng, tay chèo hay


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,632,374