---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Vô Xả
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Tức là không có ý niệm về việc buông bỏ. Trong hành động “bố thí” có hàm ý nghĩa “buông bỏ”. Nếu trong lúc bố thí mà nghĩ rằng mình đây là người buông bỏ, tiền của đây là vật của mình buông bỏ, và kia là người nhận vật buông bỏ của mình, thì sự bố thí ấy chỉ gặt hái được phước báo hữu lậu, không đạt được phước báo vô lậu, không gọi được là “bố thí ba la mật”. Muốn đạt được phước báo vô lậu (giải thoát ba cõi), đạt đến chỗ “bố thí ba la mật”, hành giả, trong lúc thực hành hạnh bố thí, hãy buông bỏ trọn vẹn, không có ý niệm về người cho, vật cho và người nhận, buông bỏ cả cái “ý niệm về sự buông bỏ”.

Vũ Tông
● Tức vua Vũ-tông (Lí Triền) nhà Đường, là một ông vua từng phá hoại Phật giáo. Ông chỉ đặt một niên hiệu duy nhất là Hội-xương (841-846), nên kì pháp nạn này được gọi là cuộc “Pháp nạn Hội-xương”, là một trong bốn kì pháp nạn trong lịch sử Phật giáo Trung-quốc, được các sử gia gọi là “tam Vũ nhất Tông”. Nguyên nhân của cuộc Pháp nạn Hội-xương này bắt nguồn từ mối liên quan giữa Đạo Giáo và Phật giáo dưới triều đại nhà Đường. Nguyên vì, họ của các vua nhà Đường là họ Lí, cùng họ với vị khai tổ của Đạo Giáo là Lão Tử, tức Lí Nhĩ; bởi vậy, các vua nhà Đường đã cho Lão Tử là tổ tiên của họ, và Đạo Giáo đã chiếm được địa vị trọng yếu trong suốt vương triều Đường. Ngay từ đầu nhà Đường, khi vua Cao-tổ (618-626, là vị vua đầu tiên của vương triều này) vừa lên ngôi được 4 năm (năm 621), đạo sĩ Phó Dịch (lúc đó đang làm quan thái sử lệnh), với ý đồ tiêu diệt Phật giáo để bảo tồn Đạo Giáo, đã dâng sớ gồm 11 điều tâu lên vua để bài xích Phật giáo, xin vua hạ lệnh tăng ni hoàn tục, giảm bớt việc xây dựng chùa tháp. Lúc ấy có đại sư Pháp Lâm (572-640) nhiệt tình bảo vệ Phật giáo, đã đem hết biện tài viết sách Phá Tà Luận, phản bác các điều vu cáo của đạo sĩ Phó Dịch, nêu rõ các tà thuyết hại dân của Đạo Giáo, làm cho Phó Dịch không thể ứng đối được, nhà vua bèn không nghe theo lời Phó Dịch, sự công kích Phật giáo bị dập tắt ngay. Từ đó, Phật giáo lại càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng.
Nhưng từ khoảng trung diệp của nhà Đường trở về sau, trong nội bộ Phật giáo dần dần phát sinh nhiều tệ hại, giáo đoàn chứa giữ quá nhiều tài sản tư hữu, một số đông tăng ni chỉ lo khu danh trục lợi, làm tăng lòng căm ghét của các tín đồ ngoại đạo. Gặp lúc vua Đường Vũ-tông là một vị vua sùng tín Đạo Giáo, là cơ hội thuận tiện để vùng lên, đạo sĩ Triệu Quang Châu bèn toa rập với tể tướng Lí Đức Dụ, tâu vua phá hoại Phật giáo. Nghe lời hai vị này, nhà vua đã thẳng tay đả phá Phật giáo. Vua Vũ-tông lên ngôi năm 841, ngay năm sau (842) liền hạ lệnh cho tất cả tăng ni trong nước, những ai phạm giới luật Phật chế đều phải hoàn tục, tất cả tài sản tư hữu đều bị tịch thu. Hai năm sau nữa (844), nhà vua lại ban lệnh nghiêm trọng hơn: Phải phá hủy hết tất cả những chùa nhỏ ở trong nước, và các tăng ni ở trong các chùa đó đều phải hoàn tục. Năm sau đó (845), nhà vua lại ban hành sắc lệnh gắt gao hơn nữa: Trong hai kinh thành Trường-an và Lạc-dương, mỗi nơi chỉ giữ lại 4 ngôi chùa và 30 vị tăng ni ở mỗi chùa; ở các châu quận lớn, mỗi nơi chỉ giữ lại một ngôi chùa và 20 tăng ni; ở các châu vừa, mỗi nơi giữ lại một ngôi chùa và 10 tăng ni; ở các châu nhỏ, mỗi nơi giữ một ngôi chùa và 6 tăng ni. Tất cả những ngôi chùa khác đều bị phá hủy, hoặc làm các cơ sở công cộng dùng cho dân chúng; tất cả số tăng ni còn lại đều phải hoàn tục. Tất cả tượng Phật và chuông, khánh v.v... bằng đồng, đều bị đem nấu chảy để đúc tiền hoặc làm nông cụ.
Sang năm sau (846) thì vua Vũ-tông chết; vua Tuyên-tông (847-860) lên ngôi, lập tức hạ chiếu phục hưng Phật giáo. Trong 5 năm (842-846) bị triệt hạ đó, các tông phái Phật giáo bị tan rã, tản mác khắp nơi; kinh điển thất lạc, tiêu điều; Phật giáo bước vào thời vận suy thoái theo nhịp suy thoái của vương triều Đường.
Công Án Là Gì?     Thế nào là chấp có và chấp không?     Cải Thìa Xốt Nấm     Đá Cuội     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Khắc Bia Đá Lưu Truyền Đức Nhân Từ     Trong nhà tôi có rất nhiều gián, kiến. Ðạo Phật dạy không nên sát sanh, vậy tôi phải giải quyết như thế nào?     Ác mộng     Canh Chua Khóm Rau Nhúc     Tại sao Phật giáo ít làm việc xã hội?     Huệ Năng tu pháp môn gì?     


Trang chủ   >>  Tịnh   >>  Luận





Trang
1 2 » »»


















Pháp Ngữ
Bất kể điều gì chuẩn bị cho cái chết của bạn cũng cải thiện thêm sự sống


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,013,268