---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tuệ Thỉ
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (?-451): cũng gọi là Huệ Thỉ, hay Đàm Thỉ, là một vị cao tăng Trung-quốc sống vào thời đại Nam-Bắc-triều. Ngài họ Trương, quê ở Quan-trung, đệ tử của ngài Cưu Ma La Thập. Năm 396 ngài mang kinh điển sang nước Cao-li hoằng hóa; người Cao-li biết Phật pháp từ lúc đó. Năm 405 ngài trở về lại Quan-trung lập đạo tràng hành đạo. Từ lúc xuất gia cho tới về sau, ngài từng có nhiều dị tích. Tương truyền, từ lúc bắt đầu tập thiền cho đến lúc viên tịch, hơn 50 năm ngài không hề ngủ. Chân của ngài trắng hơn da mặt, dù lội bùn cũng không dơ, cho nên người đời từng gọi ngài là Bạch Túc thiền sư; và nhân đó, người đời sau cũng gọi các sư là “bạch túc”.
Theo các ghi chép trong Cao Tăng Truyện, Lịch Đại Tam Bảo Kỉ, Phật Tổ Thống Kỉ, Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải, và Phật Quang Đại Từ Điển, sau khi Thái-vũ đế hạ lệnh tiêu diệt Phật giáo trong toàn lãnh thổ Bắc-Ngụy vào năm 446 (xem mục “Ngụy Thái Vũ Đế”), thì đến năm 450, ngài Tuệ Thỉ thấy đã đến lúc nhà vua được giáo hóa, bèn chống tích trượng đến cung môn. Quân hầu chạy vào thông báo, Thái-vũ đế cho lệnh y pháp thi hành; nhưng bao nhiêu đao thương đều không làm hại được ngài. Thái-vũ đế càng tức giận, bèn tự mình rút kiếm chém ngài, nhưng cũng không làm gì được. Ông ra lệnh ném ngài vào chuồng cọp thì cọp liền qui phục ngài. Liền theo đó, ông thử cho quân dẫn đạo sĩ Khấu Khiêm Chi tới chuồng cọp thì cọp nhe răng muốn vồ. Ông liền tỉnh ngộ, thấy rõ Phật pháp cao siêu, Đạo Giáo không sao sánh kịp. Nhà vua liền thay đổi hẳn thái độ, mời ngài Tuệ Thỉ ngồi lên ghế cao, ông bày tỏ lỗi lầm và thành tâm kính lễ sám hối. Sau phút đó thì ông lâm bệnh. Tiếp theo, Thôi Hạo và Khấu Khiêm Chi cũng bị bệnh nặng. Ông cho các tội lỗi đã gây ra là đều do Thôi Hạo và Khấu Khiêm Chi súc siểm, nên giết cả dòng họ của hai người; rồi lập tức ban chiếu phục hưng Phật giáo.
Giữa năm 451, Thái-vũ đế đã bỏ niên hiệu Thái-bình-chân-quân, đổi niên hiệu mới là Chánh-bình, và càng kính trọng ngài Tuệ Thỉ một cách thâm sâu. Trong năm này (theo sách Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải), khi biết giờ viên tịch đã đến, ngài Tuệ Thỉ liền ngồi ngay ngắn, đồ chúng vân tập đầy đủ bên cạnh, ngài an tĩnh lìa đời. Đầu tháng Hai năm sau (452), Thái-vũ đế cũng băng.
“Ăn Chay Mà Lòng Không Chay”, Có Vẫn Hơn Không     Mùi Của Lưỡi Kiếm Banzo     Cư sĩ tại gia mặc áo thun và quần ngắn tụng kinh, xin hỏi như vậy như pháp không?     Khi hộ niệm cho người sắp lâm chung phải tụng niệm như thế nào mới đúng?     Khuyên Những Người Xem Sao Bói Toán     Sám Hối Tiêu Nghiệp     Chuyện Vãng Sinh Của Thú Vật     Sự Tích Giới Luật – Mười Bảy Pháp Tăng Tàn ( Phần 4 )     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Khuyên Những Người Làm Việc Cửa Quan     Có Nên Hồi Hướng Phước Đức Cho Mình?     




















































Pháp Ngữ
Người ham cãi cọ nào hay
Chúng ta đều chết một ngày gần đây
Khi ai hiểu rõ điều này
Chẳng ham tranh cãi thêm gây muộn phiền.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,676,813