---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Môn Tự Mật Chú Công Đức Thâm Quảng
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十門叙密咒功德深廣 (Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu Tập)
Một, Hộ Trì Quốc Vương An Lạc Nhân Dân Môn. Kinh Bảo tinh đà la ni nói: Trong tất cả quốc độ, nơi nào có Đà La Ni lưu hành, thì nhân dân và quốc vương ở đó thường được ủng hộ, quyền lực tự tại, cũng hay giúp sự cai trị của vua; tất cả việc xấu đều không thể phát sanh, mùa màng tài sản dồi dào, nhân dân an lạc.
(Tiếng Phạn là Đà La Ni, tiếng Hoa là Chú. Chú tức là nguyện, cũng gọi là Tổng trì; tức là chơn ngôn).
Hai, Năng Diệt Tội Chướng Viễn Ly Quỷ Thần.
Kinh Bồ Đề tràng trang nghiêm đà la ni nói: Nếu viết Đà La Ni vào trong tượng Phật, chày dộng hồng chung, hoặc trên tràng phan, hoặc trên giấy, vải, lụa, trúc; có chúng sanh nào thấy được các Đà La Ni ấy, hoặc dùng tay đụng vào, hoặc đội lên đầu; cho đến viết lên chuông, trống, linh, khánh các chú ấy, nếu có người nghe được âm thanh các pháp khí trên, dù bị năm tội vô gián cũng đều tiêu diệt và quỷ thần, Thiên Ma cũng chạy khỏi, không thể hại người ấy được. (năm tội vô gián là năm địa ngục tội nhân chịu khổ không gián đoạn;
01) Thú Quả Vô Gián,
02) Thọ Khổ Vô Gián,
03) Thời Vô Gián,
04) Mạng vô gián,
05) Hình Vô Gián).
Ba, Trừ Thân Tâm Bệnh Tăng Trưởng Phước Huệ Môn.
Kinh Thánh lục tự đà la ni đẳng nói: Người tu Hành Trì tụng Đà La Ni, có thể trừ được bao nhiêu khổ bệnh của thân, tâm và tất cả tâm tham, sân, si tự nhiên tiêu hết. Hễ người ấy nói ra, ai ai cũng tin tưởng, làm theo; tất cả kinh, luận và điển tịch của thế gian, tự nhiên thông hiểu; dù cho tự mình không làm phước nghiệp, mười phương Như Lai đem công đức của mình đem cho người này để phước huệ được tăng trưởng.
Bốn, Phàm Sở Cầu Sự Giai Bất Tư Nghì Môn. Các kinh Quán Tự Tại nghi quỹ đều nói: Người tu hành muốn thành tựu những gì mong cầu, phải dùng bốn thứ vật:
01) Cung tên và một vài cà sa bằng ngọc;
02) Con gà mã vàng và các thứ cỏ thuốc;
03) Lấy đất trên bờ sông nắn hình thù cầm thú như sư tử, con công;
04) Nắn, vẽ, điêu khắc tượng Phật, Bồ Tát, minh vương để trên đài, như pháp tụng chú. Nếu gặp núi lửa phun, hoặc bị trói tay, hoặc bị vùi lấp… liền bay được lên không trung, rong chơi các thế giới, cúng dường chư Phật, an vui như ý, thảy đều thành tựu, không thể nghĩ bàn.
Năm, Lợi Lạc Hữu Tình Cứu Thoát U Linh Môn. Các kinh Đại bảo lâm lâu các đều nói: Nếu có chúng sanh thấy được người đang trì chú hoặc nghe được âm thinh của họ, hoặc đi ngang qua bóng của họ thì diệt được tội thập ác và ngũ nghịch, đời sau sanh vào cõi Phật. Các kinh Vô cấu tịnh quang đều nói: Nếu người tạo nhiều ác nghiệp, chết đọa vào ba đường dữ, được người trì chú gọi tên người chết, nhất tâm tụng các chú Tôn thắng, tùy cầu thì người chết liền rời khỏi đường ác, sanh lên cõi trời. (Thập ác là
01) Sát Sanh,
02) Trộm cắp,
03) Tà Dâm,
04) Vọng Ngữ,
05) Lưỡng Thiệt,
06) Ác Khẩu,
07) Ỷ Ngữ,
08) Tham Dục,
09) Sân Khuể,
10) Tà Kiến.
Ngũ nghịch là
01) Giết cha,
02) Giết mẹ,
03) Giết A La Hán,
04) Phá hòa hợp Tăng,
05) Làm thân Phật chảy máu.
Tam đồ là
01) Đao đồ,
02) Huyết đồ,
03) Hỏa đồ).
Sáu, Thị Chư Phật Mẫu Giáo Hạnh Bổn Nguyện Môn.
Kinh Lâu các nói: Chân ngôn là mẹ của chư Phật, là hạt giống để thành Phật. Nếu không có chân ngôn thì cuối cùng không thể thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Kể cả Tam Tạng Giáo điển cũng từ Đà La Ni mà ra.
Kinh Nghi quỹ nói: Chữ Úm tức là Pháp Giới vô tướng. Vô tướng Pháp Giới hoàn toàn là chân ngôn. Từ đó mà biết chân ngôn bao hàm vạn hạnh, là cội nguồn của Tam Tạng.
Bảy, Chúng Dị Tu Kim Cang Thủ Hộ Môn. Vì tất cả bốn chúng, trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi dễ dàng đọc tụng và thực tập Đà La Ni, mà không đợi thông thạo giáo điển. Cho nên Mạn đồ la sớ nói: Niệm thần chú của Như Lai, tâm mình khế hợp với tâm Như Lai; đọc mật ngôn của Bồ Tát, nguyện của mình phù hợp với nguyện của của Bồ Tát. Sanh tử nào mà không thoát khỏi, Niết Bàn nào mà không chứng đắc. Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni nói: Người tụng đọc Đà La Ni thì thiện thần Vô úy tạng, Long vương, Kim Cang tích thường theo hộ vệ, không rời nửa bước.
Tám, Lệnh Phàm Đồng Phật Như Lai Quy Mạng Môn.
Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni nói: Người tụng trì Đà La Ni, miệng nói ra ngôn ngữ hoặc thiện hoặc ác, tất cả Thiên, Long nghe được đều là pháp âm thanh tịnh. Lại có kệ rằng: Thí như linh đơn dược Điểm thiết thành kim bảo Tụng trì Đà La Ni Biến phàm tác hiền thánh. Nghĩa: Giống như thuốc linh đơn Điểm sắt thành vàng quý Trì tụng Đà La Ni Biến phàm hóa thành thánh. Lại có kệ Phật đỉnh rằng: mười phương thế giới các Như Lai, hộ niệm cho người trì chân ngôn.
Chín, Cụ Tự Tha Lực Hiện Thành Bồ Đề Môn. Luận Thập Trụ nói:
01) Tự lục môn nói: Lục độ vạn hạnh v. v… như người đi bộ trên đất liền ngàn dặm, có đến nơi cũng chậm.
02) Tha lực môn nói: Niệm Phật… như người đi đường thủy bằng thuyền ngàn dặm, đến nơi nhanh hơn. Nay trong chân ngôn có đầy đủ hai lực tự, tha. Lại trong các kinh cũng nói: Người tu tập chân ngôn, đời này có thể thành vô thượng Bồ Đề, nên kinh Lân các nói: Ta, ở trong vô lượng trăm ngàn kiếp, tuy tu khổ hạnh, còn không chứng được Bồ Đề; nhưng mới nghe Đà La Ni và gia hạnh tương ứng, thì liền thành chánh giác.
Mười, Chư Phật Như Lai Thượng Nãi Cầu Học Môn.
Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương nói: Chư Phật cũng cầu thần chú, huống gì phàm phu mà không trì tụng sao ?.
Hòa Thượng Thích Huệ Pháp (1871-1927)     Chuyện Cái Sọt & Lòng Hiếu Thảo     Phật giáo có tin thuyết kiếp số hay không?     Những Viên Ngọc Rắn      Bát Cơm Cúng Phật     Hòa Thượng Thích Huyền Đạt (1903-1994)     Ăn chay dùng trứng gà được không?     Măng Kho Thập Cẩm     Thế nào mới là phạm ăn phi thời ?     Khởi tâm động niệm là Thiên ma, không khởi tâm động niệm là Ấm ma, đến lúc khởi không được nữa là Phiền não ma?     




















































Pháp Ngữ
Chỉ cần một niệm từ bi khởi
Bệnh nghèo cũng chẳng có hề chi


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,728,543