---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Như Lai Bát Tướng
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 如來八相 (Thích Ca Phổ).
Như Lai Bát Tướng là, trong Kinh Pháp Hoa nói rõ đức Thích Ca Như Lai ở vô lượng kiếp trước đã thành chánh giác. Vì tâm từ và nguyện lực lợi ích cho chúng sanh, nên thị hiện sanh, diệt ở vô số cõi nước trong mười phương, không chỗ nào giống ở chỗ nào, đâu chỉ Ngài thị hiện ở cõi Diêm Phù Đề này. Nay luận về sự thị hiện của Phật từ trước đến giờ thì phải có đủ tám tướng. Đó là nguyên nhân thị hiện sự giống nhau của nhân và pháp.
Một, Giáng Đâu Suất Tướng. Tiếng Phạn là Đâu Suất, tiếng Hoa là Tri Túc, vì các vị trời ở cõi này, đối với năm cảnh dục, biết đủ biết dừng. Vì Bồ Tát, từ trời Đâu Suất, sắp giáng thần, quán Sát Nước Ca Tỳ La ở trong cõi Diêm Phù Đề, là nơi trung tâm mà chư Phật từ xưa đều chọn sanh ra ở đấy. Lúc bấy giờ, Bồ Tát hiện ra năm điềm lành:
01) Phóng ra ánh sáng lớn;
02) Đại địa chấn động;
03) Cung điện bị che khuất;
04) Mặt trời, mặt trăng, tinh tú không còn sáng tỏ nữa;
05) Các chúng trời, rồng đều sợ hãi hết. Hiện năm điềm lành rồi thì hạ sanh. Đó gọi là giáng Đâu Suất tướng.
(Bồ Tát tức là Thích Ca Như Lai. Tiếng Phạn là Ca Tỳ La, tiếng Hoa là Hoàng sắc).
Hai, Thác thai tướng. Khi Bồ Tát sắp thác thai, quan sát vua Tịnh Phạn tánh hạnh nhân từ, phu nhân là Ma Da, 500 đời trước, đã từng là mẹ của Bồ Tát, nên ứng hiện đến bà để thác thai. Bậc đại cơ thì thấy ở trong chiên đàn lâu các; bậc tiểu cơ thì thấy cưỡi voi trắng sáu ngà, cùng vô lượng chư thiên hòa tấu kỹ nhạc, từ hông phải đi vào, thân sáng chiếu ra ngoài như Lưu Ly. Đó gọi là Thác Thai Tướng. (Tiếng Phạn là Ma Da, gọi đủ là Ma Ha Ma Da, tiếng Hoa là Đại Thuật).
Ba, Giáng Sanh Tướng. Vào lúc mặt trời mới mọc, ngày mùng tám tháng bốn, phu nhân Ma Da tại vườn Tỳ Lam, tay bà vịn cành vô ưu thì Bồ Tát đi ra từ hông phải. Lúc ấy, dưới gốc cây vô ưu mọc lên bảy cành hoa sen lớn như bánh xe. Bồ Tát đứng trên hoa ấy, đi vòng bảy bước, tay phải chỉ lên trời và nói: ở trong tất cả trời và người, ta là tôn thắng nhất. Lúc bấy giờ Long Vương mưa xuống hai thứ nước ấm và mát, tắm gội thân thể thái tử. Thân của Bồ Tát sắc vàng có 32 tướng tốt, phóng ra ánh sáng lớn, chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới. Đó là tướng giáng sanh. (Tiếng Phạn là Tỳ Lam, gọi đủ là Lam Tì Ni, tiếng Hoa là Giải Thoát Xứ).
Bốn, Tướng Xuất Gia. Khi Thái tử tuổi đến Mười chín, đi du ngoạn bốn cửa thành, gặp các cảnh già, bệnh, chết, sanh chán cuộc đời vô thường, suy nghĩ muốn xuất gia, đến thưa với vua cha: Cầu xin được xuất gia. Vua cha không đồng ý. Vào ngày bảy tháng hai, thân phóng ra ánh sáng lớn, chiếu đến cung điện Tứ Thiên Vương, cho đến cung điện trời Tịnh Cư. Các trời đều nhìn thấy và đến chỗ của Thái tử lạy xuống chân Ngài và thưa rằng: Hạnh nguyện tu hành từ vô lượng kiếp, nay lực đã thành thục. Vào lúc nửa đêm, Thái tử cưỡi ngựa vượt thành, đến rừng khổ hạnh của tiên nhân Bạt già, cắt bỏ râu tóc. Đó là tướng xuất gia.
(Trời Tịnh Cư tức là trời Sắc Giới).
Năm, Hàng Ma Tướng. Tiếng Phạn là Ma, gọi đủ là Ma La, tiếng Hoa là Năng Đoạt Mạng. Khi Bồ Tát, ở dưới cội cây Bồ Đề, sắp thành đạo thì quả đất rung động, phóng ra ánh sáng lớn, che khuất cung ma. Lúc ấy Ma Ba Tuần liền lệnh ba cô gái đến nơi phá hoại hạnh thanh tịnh của Bồ Tát. Bồ Tát dùng thần lực biến ma nữ thành bà già. Ma Vương giận lắm, ra lệnh thuộc hạ, trên thì thiên lôi làm sấm vang động, mưa xuống bằng viên sắc nóng, dao mác gậy gộc, giương cung bắn tên, tất cả đều ở lại không trung, không thể rơi xuống đất và biên thành hoa sen. Bằng mọi cách như vậy mà không hại được Bồ Tát, ma quân lo sợ chạy tán loạn. Đó là Tướng Hàng Phục Ma.
(Tiếng Phạn là Ba Tuần, tiếng Hoa là Ác, tức là tên của ma vương).
Sáu, Thành Đạo Tướng. Bồ Tát hàng phục ma rồi, phóng ra ánh sáng lớn thì liền nhập định, biết tất cả những việc sống, chết, thiện, ác đã làm ở quá khứ. Vào ngày mùng tám tháng chạp, lúc sao mai vừa mọc, hoát nhiên đại ngộ Đạo Vô Thượng, thành vô thượng chánh giác. Đó gọi là Thành Đạo Tướng.
Bảy, Thuyết Pháp Tướng. Bồ Tát đã thành đạo rồi, thì muốn nói pháp độ cho chúng sanh, nhưng suy tư rằng: Không ai có khả năng tin và nhận, nếu ta ở đời thì cũng vô ích, chi bằng vào Niết Bàn. Lúc bấy giờ Phạm Thiên, tiến đến thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn, hôm nay biển pháp đã bày, cờ pháp đã dựng, đúng là lúc mở đạo tràng tiếp độ chúng sanh, vào Niết Bàn mà không nói pháp? Như Lai nhận lời Phạm Vương thỉnh cầu liền đến vườn Lộc Uyển, nói pháp Tứ Đế độ năm anh em Kiều Trần Như và nói vô số giáo pháp Đại Thừa và Tiểu Thừa. Đó là Tướng Nói Pháp.
(Năm người nghe pháp đầu tiên ở vườn Nai là Kiều Trần Như, Mã Thắng, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Câu Lợi Thái Tử).
Tám, Niết Bàn tướng. Tiếng Phạn là Niết Bàn, tiếng Hoa là Diệt Độ. Như Lai độ người đã xong, sắp vào Niết Bàn. Ngày rằm tháng hai, giữa hai cây Ta La, ở thành Ca Thi Na, nằm trên giường thất bảo. Rừng cây bỗng nhiên, biến thành sắc trắng, giống như chim hạc trắng; lúc ấy Phật dùng bữa cúng dường cuối cùng của ông Thuần đà đã xong; nói với Văn Thù Sư Lợi…rằng: Thiện nam, chỉ có tự tu lấy tâm mình; cẩn thận, chớ có buông lung. Đến giữa đêm, Phật vào Niết Bàn. Trời,người… dùng hàng ngàn thước vải len quấn quanh thân Phật và để vào chiếc quan tài bằng thất bảo, dầu thơm, gỗ thơm tẩm ướp rồi thiêu. Xá lợi thu được chia làm tám phần, dựng tháp cúng dường. Đó là tướng Niết Bàn.
(Tiếng Phạn là Câu Thi La, tiếng Hoa là Giác Thành, vì thành này có ba góc. Tiếng Phạn là Ta La, tiếng Hoa là Kiên Cố, vì vào mùa đông lạnh và mùa hạ nóng mà cây này không thay đổi sắc. Tiếng Phạn là Văn Thù Sư Lợi, tiếng Hoa là Diệu Đức. Chia xá lợi Phật làm tám phần: thành Câu Thi La một phần; nước Ba Kiên La Bà một phần; nước Sư già na bà một phần; nước A Lặc Giá một phần; nước Tỳ Nậu một phần; nước Tỳ Ly một phần; nước Giá La Ca La một phần; nước Ma Già Đà một phần).
Thịt Bê Xào Hành     Nên Thận Trọng Với Các Pháp Thiền Ngoài Phật Giáo     Miến Măng Chay     Khái Quát Về Mandala     Không Có Khóa Lễ Nào Trừ Được Tội Ngũ Nghịch     Quán Xác Chết Hư Hoại     Con Đường Dẫn Tới Niết Bàn Đều Khác Biệt Với Mỗi Cá Nhân     Thờ Phật Thích Ca mà niệm Di Đà ?     Áo Đơn Mùa Rét     Bề Ngoài     




















































Pháp Ngữ
Thương mình chưa chắc thương người,
Dối mình, cầm chắc mười mươi dối người.
Kẻ tiết kiệm của thường dư,
Cũng dễ khước từ khi có người vay.
Mạng mình coi tựa cỏ cây,
Mạng người chắc cũng thẳng tay dễ dàng.
Chẳng qua điều thiện khó làm,
Ðiều ác thì dễ, chẳng ham vẫn rành.
Giàu sang làm thiện cũng nhanh,
Làm ác cũng chóng, tiến hành dễ hơn!

Phải đứng vững trên đời bằng lễ,
Chẳng kính nhường, chẳng thể làm người.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,669,106