---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ma kiệt đà
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Magadha : là một trong 16 nước lớn ở lục địa Ấn-độ thời Phật tại thế, kinh đô đặt tại thành Vương-xá (Rajagrha). Tiếng Phạn “Maga-dha” đã được dịch ra Hán ngữ bằng nhiều tên: Ma-yết-đà, Ma-già-đà, Ma-ha-đà, Ma-kiệt-đề, v.v..., nhưng thông dụng nhất là tên Ma-kiệt-đà, nằm phía Nam xứ Bihar ngày nay. Nước này cùng với Kiều-tát-la (Kosala) là hai vương quốc lớn nhất và hùng mạnh nhất trong toàn lãnh thổ Ấn-độ thời Phật tại thế. Ma-kiệt-đà vào thời đó đã được coi là trung tâm của tư tưởng và tôn giáo của người Ấn-độ; riêng đối với Phật giáo, lại càng có quan hệ rất sâu đậm. Đức Thích Ca Mâu Ni, sau khi rời thành Ca-tì-la-vệ (ở phía cực Bắc Ấn-độ) đi xuất gia, đã tiến về vùng Phật-đà-già-da (Buddhagaya) của nước này để học đạo và tu hành cho đến ngày thành đạo. Vua Tần Bà Sa La của nước Ma-kiệt-đà là vị vua đầu tiên trong hàng vua chúa đã trở thành một Phật tử thuần thành, trung kiên của đức Phật, một đại thí chủ của giáo đoàn. Tinh xá Trúc-lâm là một tu viện đồ sộ, qui mô đầu tiên của giáo đoàn cũng đã được xây cất ở ngoại ô kinh thành Vương-xá của nước này. Ba vị tôn giả đệ tử thượng thủ của đức Phật, có khả năng thay Phật lãnh đạo giáo đoàn là Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và Đại Ca Diếp, cũng là dân của nước Ma-kiệt-đà. Ba anh em tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, cùng với 1.000 đồ chúng của họ, là tập thể ngoại đạo đông đảo nhất đã qui hướng và xuất gia theo Phật, cũng đều là dân của nước Ma-kiệt-đà.
Trước khi đức Phật nhập niết bàn, vua Tì Lưu Li (Virudhaka – con của vua Ba Tư Nặc) của nước Kiều-tát-la đã đem quân sang thành Ca-tì-la-vệ giết sạch dòng họ Thích-ca. Trên đường về, ông dừng quân trên bờ sông A-chỉ-la (Aciravati) để nghỉ đêm, đã bị nước lũ từ dưới sông dâng lên thình lình, ông và cả đoàn quân tướng đều bị nước cuốn trôi, chết sạch. Thế là toàn bộ nước Kiều-tát-la và nước Ca-thi (Kasi – thuộc địa của Kiều-tát-la, kinh đô là thành Ba-la-nại) đều được sát nhập vào nước Ma-kiệt-đà, dưới quyền thống trị của vua A Xà Thế (vì ông là cháu của vua Ba Tư Nặc). Sau khi đức Phật nhập diệt được 3 năm, vua A Xà Thế đã đánh chiếm nước Bạt-kì, sáp nhập vào Ma-kiệt-đà. Vậy là, dưới thời vua A Xà Thế, vương quốc Ma-kiệt-đà đã được mở rộng, bao trùm một vùng lãnh thổ rộng lớn từ bản địa cho đến nước Kiều-tát-la ở phía Bắc. Dưới vương triều Khổng-tước (Maurya, khoảng từ năm 317-180 tr. TL), vua A Dục (Asoka) thống nhất gần khắp lục địa Ấn-độ, biến nước Ma-kiệt-đà thành đế quốc A-dục, làm cho thanh danh Ma-kiệt-đà vang dội khắp vùng Trung Á. Sau khi qui y Tam Bảo, nhà vua trở thành một vị hộ pháp đắc lực, đã cho các vị cao tăng sứ giả đem Phật pháp truyền bá rộng rãi, không những trên toàn khắp bán đảo Ấn-độ, mà còn lan ra khắp cả các nước xa xôi, phía Nam đến tận Tích-lan, phía Bắc là các nước vùng Trung Á, Tây đến Hi-lạp, Đông đến Miến-điện... Đến thế kỉ thứ 5 TL, chùa Na-lan-đà được kiến tạo tại Ma-kiệt-đà, thành viện đại học Phật giáo đầu tiên, và cũng là trung tâm của Phật giáo Ấn-độ.
Thế kỉ thứ 7, pháp sư Huyền Trang của Trung-quốc sang tu học ở học viện Na-lan-đà, có thuật vài nét về Ma-kiệt-đà (trong tác phẩm Đại Đường Tây Vực Kí) như sau: “Nước Ma-kiệt-đà chu vi rộng hơn 5.000 dặm, đất đai mầu mỡ, phong tục thuần phác, sùng tín Phật pháp, có hơn 50 ngôi già lam, tăng đồ hơn vạn người, phần nhiều tu học theo giáo pháp đại thừa; các di tích quan trọng còn thấy như nơi Phật tu khổ hạnh, nơi ba anh em Ca Diếp qui y theo Phật; gần kinh đô Hoa-thị còn thấy các di tích như phiến đá in bàn chân Phật, tháp vua A Dục, chùa Kê-viên, v.v...”
GIẢI THÍCH DANH HIỆU, CUNG ĐIỆN, HỒ BÁU     Sám Hối Tội Phá Thai     Học Im Lặng     THÁNH ĐIỆN CỦA NGƯỜI THỢ ĐÁ BÌNH THƯỜNG     KHÔNG THỂ CAN TÂM LÀM QUỶ     Tại sao không niệm chư Phật trong mười phương mà chỉ niệm Phật A Di Đà     Hòa Thượng Hộ Tông (1893-1981)     Phương Cách Tắm Phật     Tiêu Tan     Đoàn Sủng     




















































Pháp Ngữ
Đầu xương sọ cài trâm thắt lụa,
Đảy da hôi ướp xạ, xông hương,
Khéo đòi nhung gấm phô trương
Chỉ tuồng che lớp vô thường hôi tanh.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,743,146