---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Nghĩa Huyền
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● I-hsuan (C).
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Thiền sư Trung Quốc (mất năm 867), khi khai sáng ra dòng thiền Lâm Tế. Vốn người họ Kinh ở huyện Đông Minh, tỉnh Trực Lệ (Trung Hoa). Là đệ tử của thiền sư Hoài Bách, được thầy ấn chứng là đắc pháp… Sau về hoằng đạo tại một tu viện ở trấn Châu Thành, gọi là tu viện Lâm Tế. Khi tuổi già, sư về trụ trì chùa Hưng Hóa và tịch ở đó. Vua Đường Ý Tông ban thụy hiệu là Tuệ Chiếu thiền sư. Học trò là Tuệ Nhiên biên tập những lời dạy của thầy thành bộ “Lâm Tế lục” nay vẫn lưu truyền.
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 義 玄. 1. Thiền tăng đời Đường (787-867), Tổ tông Lâm Tế, họ Hình, người xứ Nam Hoa, Tào Châu (nay là huyện Đông Minh, tỉnh Sơn Đông) Trung Quốc. Thuở bé có chí xuất gia, sau khi cạo tóc thụ giới sư nghiên cứu Kinh, Luật, Luận. Ban đầu sư sang núi Hoàng Bá yết kiến Thiền Sư Hy Vận, rồi yết Đại Ngu, tái tham Quy Sơn Linh Hựu, sau đó trở về chỗ Hy Vận núi Hoàng Bá, ngộ được bản nguyên, được ấn khả và nối pháp Hoàng Bá. Năm 854 lập viện Lâm Tế ở Trấn Châu, hoằng dương thiền pháp, hình thành tông Lâm Tế, người đời gọi là Lâm Tế Nghĩa Huyền, thiền phong thẳng tắt, cơ phong cao vút. Sư đưa ra phương pháp chỉ dạy và nguyên tắc nhận thức gồm có: Tứ liệu giản, Tứ tân chủ, Tứ chiếu dụng. Thụy hiệu “Huệ Chiếu Thiền Sư”. Tác phẩm: Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền Sư Ngữ Lục (người đời gọi là Lâm Tế Ngữ Lục)
● 2. Thiền tăng đời Minh (1526-1605), họ Cổ, hiệu Cổ Cảnh, người xứ Vân Trung (nay thuộc huyện Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây) Trung Quốc. Xuất gia từ bé, sau đến Bắc Kinh thụ giới cụ túc. Sư ngưỡng mộ thiền pháp, tham yết các thiền sư trong nước, phát minh tâm địa. Sư nghĩ phúc huệ chưa tròn, công hạnh chưa đủ nên trở về quê rộng làm Phật sự. Sư còn sáng lập Thiền viện Phổ Hưng, làm vị Trụ trì khai sơn đời thứ nhất.
Gỏi Bầu Tôm Chay     Cỏ     Đáng lẽ, người nay phải ngộ nhiều hơn người xưa, tại sao ngược lại?     Nên Tụng Kinh Bát-Nhã Để Trợ Niệm     Vì các pháp đều giả huyễn, nên chẳng có cấp bậc nào. Vậy có đúng không?     Bạo Gan     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 30 Đại Sư Tăng Xán     Mơ Thấy Phật     Cúng Dường Thầy     Trước Lo Báo Hiếu Sau Mới Xuất Gia     




















































Pháp Ngữ
Tử Trương cung kính hỏi Thầy:
Sửa mình cần giữ điều gì mới an?
Khổng Tử nói: Khắp thế gian,
Chỉ cần biết "nhẫn" là an tình hình.
Thiên tử "nhẫn", nước thanh bình,
Chư hầu "nhẫn", địa phương mình mở mang.
Quan "nhẫn" địa vị thêm sang,
Anh em "nhẫn" cảnh nhà càng giàu ra.
Vợ chồng "nhẫn" tình thiết tha,
Bạn bè "nhẫn" mới vang xa tiếng lành.
Ai đem chữ "nhẫn" giữ mình,
Thì bao tai họa thôi rình rập ngay.
Tử Trương tiếp tục hỏi Thầy:
Lỡ không "nhẫn" nổi, chuyện này ra sao?
Khổng Tử đáp: Hại rất to,
Thiên tử không "nhẫn" của kho chẳng đầy.
Chư hầu không "nhẫn" tan thây,
Quan lại không "nhẫn" dắt tay vào tù.
Anh em không "nhẫn" là ngu,
Sống chung khá giả, phân cư hóa nghèo.
Vợ chồng không "nhẫn" càng eo,
Tình nghĩa lạnh nhạt, cám treo heo thèm.
Bản thân không "nhẫn" khó êm,
Nạn to, nạn nhỏ, ngày đêm khó trừ.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,777,879