---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Như Trừng Lân Giác
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 如 澄 鄰 覺 (1696-1733). Thiền tăng đời Lê trung hưng, thuộc tông Lâm Tế đời thứ 37. Sư tên Trịnh Thập, là con của Phổ Quang Vương, sinh ngày mồng 5 tháng 5 năm Bính Tý nhằm niên hiệu Chính Hòa thứ 17 (1696). Trên trán sư có góc như hình chữ nhật (日). Lớn lên, vua Lê Hy Tông gả Công chúa thứ tư cho sư. Tuy thân sống trong lầu son gác tía mà tâm sư hằng gởi gắm trong của thiền. Sư có tư dinh tại huyện Thọ Xương ở phường Bạch Mai, Hà Nội khu đất vườn ao 6 mẫu. ở sau vườn có gò đất cao chừng bảy tám thước. Một hôm, sư sai quân gia đào gò đất ấy xuống tận duới sâu để làm ao thả cá vàng. Quân gia chợt thấy một cọng sen lớn, đến trình với sư. Sư cho đó là điềm đi xuất gia. Nhân điềm cọng sen này, sư liền cải gia vi tự (đổi nhà làm chùa), đặt tên là Liên Tông, viện tên Ly Cấu. Từ đây, sư quyết chí tham thiền. Một hôm, sư dâng sớ xin xả tục xuất gia, được nhà vua chấp thuận. Ngày ấy, sư đi thẳng đến huyện Đông Triều lên chùa Long Động trên núi Yên Tử đảnh lễ Thiền Sư Chân Nguyên Chính Giác xuất gia. Thiền Sư Chính Giác hiện giờ đã 80 tuổi.
Chính Giác bảo: Duyên xưa gặp gỡ, vì sao đến chậm vậy? Sư thưa: Thầy trò hội hiệp thời tiết đến thì gặp. Chính Giác bảo: Trùng hưng Phật Tổ sau này là trông cậy ở ngươi. Từ đây, sư ngày đêm nghiên cứu tam tạng đều được thấu suốt. Một hôm, sư đầy đủ oai nghi lên xin ngài Chính Giáo thụ giới cụ túc. Được chấp thuận, thụ giới xong và được truyền tâm pháp rồi, sư trở về trụ trì tại chùa Liên Tông. Nơi đây, sư hoằng hóa rất thạnh, đồ chúng đến tham học rất đông. Do đó lập thành một phái hiệu là Liên Tông.
Năm 37 tuổi, bỗng một hôm, sư bảo đại chúng rằng: Giờ quy tịch ta sắp đến. Ta được pháp nơi Hoà thượng Chân Nguyên, sẽ trao lại cho các ngươi, hãy nghe kệ đây:
本 從 無 本。從 無 爲 來
還 從 無 爲 去。我 本 無 來 去
死 生 何 曾 累
“Bản tùng vô bản
Tùng vô vi lai
Hoàn tùng vô vi khứ
Ngã bản vô lai khứ
Tử sinh hà tằng lụy”.
“Vốn từ không gốc
Từ vô vi mà đến
Lại từ không mà đi
Ta vốn không đến đi
Tử sinh làm gì lụy”.
Sư lại bảo: Thân khổ tứ đại này đâu thể giữ lâu. Nói xong, sư ngồi an nhiên thị tịch, thọ 37 tuổi. Năm ấy nhằm niên hiệu Long Đức thứ 2 (1733). Đồ chúng xây tháp thờ sư ở ba nơi. Theo: Thiền Sư Việt Nam của HT. Thanh Từ.
Hãy nhìn cuộc sống bằng đôi mắt yêu thương     Cảm Nhận Mùa Trung Thu Đã Qua     Trước Tròn Bổn Phận Sau Mới Xuất Gia     Hòa Thượng Minh Hòa – Hoan Hỷ (1846-1916)     MUỐN THA THỨ HÃY BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG THIỆN NIỆM     Cơm Chay Quảng Châu     Canh Đậu Hũ Dồn Bí Đao     CON CHẾT KHÔNG CHÔN     CHẶT CÂY HÁI QUẢ     Thủ Dâm & Tình Dục Trước Hôn Nhân Có Phải Là Tà Dâm?     




















































Pháp Ngữ
Người hiền bỏ tất cả[1],
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc khổ,
Bậc trí không vui buồn.
([1] Bỏ các dục)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,723,159