---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Phật Thập Túc Duyên
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 佛十宿緣 (Kinh Phật Thuyết Hưng Khởi Hành)
Khi Phật ở trong vườn Trúc, có suối lớn A nậu, tại nước Ma Kiệt Đề và chúng đại Tỳ Kheo. Lúc ấy Xá Lợi Phất hỏi Phật về các chuyện của Tôn Đà Lợi và nhân duyên ở kiếp trước về mười việc đã xảy ra. Phật đáp: Tất cả đều do tạo nhiều ác nhân ở kiếp trước, chiêu quả báo khổ hàng ngàn năm mà tàn dư ấy chưa hết. Sau khi thành đạo, Phật còn đền trả những việc của đời trước. Phật nói với Xá Lợi Phất: Ông quán sát thấy các việc ác của Như Lai làm đều đã dứt hết, muôn việc lành đã đầy đủ, mà còn không khỏi những nhân duyên gây ra từ kiếp trước; đó chỉ vì muốn chỉ cho con người biết rằng hễ đã tạo nghiệp ác, thì khó trốn được quả báo; nên nói về nhân duyên ở kiếp trước.
(Tiếng Phạn là Ma Kiệt Đề, tiếng Hoa là Thiện Thắng. Tiếng Phạn là A Nậu, nói đủ là A Nậu Đạt, tiếng Hoa là Vô Nhiệt Não, tên cái ao. Tiếng Phạn là Xá Lợi Phất, tiếng Hoa là Thân Tử hay Thu Tử).
Một, Tôn Đà Lợi Báng Phật Duyên. Kiếp trước ở thành Ba La Nại có người đánh bạc, tên là Tịnh Nhãn và khi ấy có một dâm nữ, tên là Lộc Tượng. Tịnh Nhãn dụ cô gái này lên xe, đi vào trong một vườn cây để cùng nhau vui thú. ở trong vườn đó, lúc ấy có một Bích Chi Phật đang đi vào thành khất thực. Tịnh Nhãn thấy vậy liền giết Lộc tượng, chôn trong lều của vị Bích Chi Phật. Sau đó, vị Bích Chi Phật bị liên lụy đến việc ấy mới chỉ chỗ chôn xác dâm nữ. Tịnh Nhãn nhìn lại hiện trường, lòng thương xót nổi lên, nhận lấy tất cả tội lỗi mình đã làm, nên bị vua nước ba lai nại giết chết. Tịnh Nhãn, lúc ấy, chính là ta đây, còn Lộc Tượng là Tôn Đà Lợi. Vì tội duyên đó, trải qua hàng ngàn năm chịu vô lượng khổ, nay tuy đã chứng được Phật quả, do tai họa ấy còn sót lại, nên phải nhận những lời bêu rếu của Tôn Đà Lợi.
(Tiếng Phạn là Ba La Nại, tiếng Hoa là Lộc Uyển. Tiếng Phạn là Bích Chi, nói đủ là Bích Chi Ca La, tiếng Hoa là Duyên Giác).
Hai, Xa Di Bạt Báng Phật Duyên. Phật nói: Kiếp quá khứ xa xôi, có Bà La Môn tên là Diên Như Đạt hay dạy dỗ 500 đứa trẻ; lại có bà vợ của Phạm Thiên Bà La Môn tên là Tịnh Âm, vì Diên Như Đạt mà trở thành đàn việt. Cả hai cúng dường thức ăn, thức uống, y phục cho Phật và chúng hội. Về sau có một vị Bích Chi Phật vào thành khất thực. Tịnh âm gặp vị này và cung thỉnh cúng dương. Từ đó về sau, mỗi ngày Tịnh âm cúng dường đầy đủ thức ăn ngon cho vị Bích Chi Phật. Diên Như Đạt nhận ra với mình thì lơ là, với người kia thì nồng hậu, bèn nỗi lòng ghen ghét; rồi khiến đám trẻ nói xấu đạo sĩ ấy rằng ông ta lén lúc với Tịnh âm, không có Tịnh Hạnh. Sau Bích Chi Phật thị hiện thần biến nhập diệt, mọi người mới biết Diên Như Đạt nói láo, không đúng sự thật. Diên Như Đạt lúc ấy chính là ta đây, còn Tịnh âm là Xa Di Bạt. 500 đứa trẻ ấy là 500 vị A La Hán đây. Khi ta nổi lên tâm ghen ghét, chịu nhiều quả báo khổ, nên tuy đã thành Phật, do tai họa ấy còn sót lại nên phải nhận những lời bêu rếu của Xa Di Bạt.
Ba, Phật Hoạn Đầu Thống Duyên. Phật nói: Vào đời xa xưa ở quá khứ, có người giàu sang bị đói khát trong thành La Duyệt Kỳ, phải đào rễ cỏ cây mà ăn để nuôi mạng sống mỏng manh qua ngày. Lúc ấy, ở phía đông của thành là thôn Chi Việt dân chúng khá đông. Thôn Đông có nhiều ao cá, nên những người ở thôn kia dẫn vợ con đến bắt cá trong ao để ăn. Khi đó trên bờ ao có con cá nhỏ đang giảy đành đạch, ta (là một đứa nhỏ) cầm gậy đập vào đầu con cá. Trong ao có hai loại cá có tên là Phu Ngư và Đa Thiệt, chúng nói với nhau rằng: Chúng ta chẳng có tội gì, con người ngang ngược làm khổ chúng ta. Đời sau, chúng ta phải báo thù. Người thôn Chi Việt lúc ấy, nay là dòng họ Thích. Đứa nhỏ ấy là ta đây. Phu Ngư là vua Lưu Ly đó. Cá Đa Thiệt là Bà La Môn nói xấu ta bây giờ. Khi con cá đang giảy trên bờ, ta lấy nhánh cây nhỏ đáng trúng đầu nó, vì nhân duyên ấy mà giờ ta nhận nhiều quả báo khổ đau. Nay tuy thành Phật, do duyên thừa còn sót lại, nên vua Lưu Ly xua quân đánh dòng họ Thích, còn ta thì bị nhứt đầu.
(La Duyệt Kỳ là tiếng Phạn, nói đủ là La Duyệt Kỳ Già La, tiếng Hoa là Vương Xá Thành. ).
Bốn, Phật Hoạn Cốt Tiết Phiền Đông Duyên. Phật nói: Vào thời quá khứ, ở thành La Duyệt Kỳ có ông trưởng giả bị bệnh rất nguy khốn, kêu một thầy thuốc giỏi ở trong thành và nói: Hãy trị cho ta hết bệnh đi, ta sẽ tặng ông một số tiền của lớn. Thầy thuốc liền trị bệnh cho và bệnh đã khỏi, nhưng ông trưởng giả không trả tiền công như đã hứa. Ít lâu sau, ông lại bị bệnh nữa, lại mời thầy chữa trị hết bệnh, như vậy đến lần thứ ba cũng chẳng trả công. Sau mắc bệnh trở lại, tiếp tục gọi thầy thuốc ấy chữa cho. Thầy thuốc nói rằng ba lần trước đều chữa khỏi bệnh cả ba mà chẳng thấy báo đền gì hết. Ta bị lừa đến thế, nay ta trị cho hắn, ta sẽ làm cho hắn mất mạng; nên bốc thuốc giả, bệnh tình tăng lên nhanh chóng rồi trưởng giả ấy chết. Thầy thuốc lúc ấy là ta đây. Người bệnh, nay là Đề Bà Đạt Đâu đó. Khi đó ta bốc thuốc giả cho ông chết, vì nhân duyên ấy, ta chịu nhiều quả báo khổ đau. Nay, tuy đã thành Phật, do duyên thừa còn sót lại, nên gân cốt ta đau nhứt khó chịu. (Tiếng Phạn là Đề Bà Đạt Đâu, tức là Điều Đạt, tiếng Hoa là Thiên Nhiệt).
Năm, Phật Hoạn Bối Thống Duyên. Phật nói: Kiếp trước, vào ngày quốc khánh của nước La duyệt thành, mọi người hội họp có hai lực sĩ: một thuộc dòng Sát Đế Lợi, một thuộc dòng Bà La Môn. Trong cả hai đang đánh nhau, người Bà La Môn nói với người Sát Đế Lợi rằng: Anh đừng vật tôi ngã, tôi sẽ cho anh tiền của. Nghe vậy, anh chàng Sát Đế Lợi không cố sức và cả hai đều được khen và nhận phần thưởng của vua. Sau đó, người Bà La Môn không giữ lời hứa; rồi buổi lễ lần sau đến và cùng đấu nhau trở lại. Người Bà La Môn yêu cầu như trước, được thưởng như trước, nhưng anh ta không giữ lời. Đến lần thứ ba, lực sĩ người Sát Đế Lợi thầm nhủ: Người này đã nhiều lần lừa gạt ta, nay phải cho nó chết, rồi dùng tay phải đè đầu, tay trái nắm lấy eo ếch, chân đá lên một cái vào người hắn, xương sống gãy rụng, nằm dài xuống đất chết liền. Thấy vậy, vua rất vui mừng, tặng cho mười vạn vàng bạc. Sát Đế Lợi lúc ấy, là ta đây bây giờ; còn Bà La Môn là Đề Bà Đạt Đâu đó. Khi ấy ta tham của, nổi giận, đánh chết lực sĩ Bà La Môn, vì tội duyên ấy, chịu nhiều quả báo khổ đau. Nay, tuy ta đã thành Phật, do nhân duyên đó còn sót lại, nên mắc chứng đau lưng.
(Tiếng Phạn là Sát Đế Lợi, tiếng Hoa là Điền Chủ).
Sáu, Phật Bị Mộc Thương Thích Cước Duyên. Phật ở trong Trúc viên tinh xá, tại La Duyệt Kỳ, đi vào thành khất thực, bỗng có cây thương bằng gỗ đến trước mặt Phật. Phật tự nói rằng đây là nhân duyên từ kiếp trước, ta phải nhận lấy. Chúng thấy vậy, kinh ngạc. Phật lại tâm niệm, giờ ta đền lại những gì đã làm ở kiếp trước, để cho mọi người thấy đó mà không dám làm ác. Phật liền vọt lên hư không, cách mặt đất một nhận (tương đương 6m5), cây thương đuổi theo; cho đến bảy Do Tuần, cây thương cũng theo. Phật hóa ra một tảng đá xanh lớn, mỗi chiều 20 Do Tuần rồi đứng trên đó. Cây thương đâm xuyên tảng đá, hiện ra trước mặt Phật. Phật lại hóa ra nước, lửa, gió tương tự như thế, cây tHương Vẫn xuyên tất cả và hiện trước mặt Phật. Phật lại lên đến cung Tứ Thiên Vương dần dần lên đến Phạm Thiên, cây thương cũng lần lượt lên theo. Phật nói cho chư thiên nghe về duyên cớ của việc này. Phật lại từ Phạm Thiên đi xuống đến thành La Duyệt Kỳ, cây thương cũng lần lần xuống theo. Quốc dân tùy tùng đếu chứng kiến nhân duyên này. E ngại rằng mọi người thấy như vậy rồi buồn rầu quá mức, Phật nói với đại chúng: Ai về chỗ nấy và bảo các Tỳ Kheo trở về Tăng phòng. Phật liền tâm niệm phải đền trả nhân duyên từ kiếp trước, bèn đắp đại y, ngồi lên tòa, rồi đưa chân phải ra, cây thương bằng gỗ đâm xuyên từ lòng bàn chân lên. Ngài Xá Lợi Phất và một số vị nữa đến chỗ Phật, lễ bái, thăm hỏi, chia xẻ và xin Phật được nghe túc duyên của sự việc. Kiếp trước có hai đoàn khách buôn, vào bể để tìm chân báu. Sau đó gặp sóng to gió lớn tranh giành thuyền, hai ông chủ của hai đoàn đánh nhau kịch liệt. Ông thứ hai đâm ông thứ nhất chết liền tại chỗ. Phật bảo Xá Lợi Phất ông chủ thứ hai lúc ấy chính là ta đây, còn ông chủ thứ nhất, nay là Đề Bà Đạt Đâu. Khi đó ta đâm gảy chân ông ấy, do nhân duyên như thế mà ta chịu nhiều quả báo đau khổ. Nay, tuy đã thành Phật, vì duyên thừa ấy còn, nên chịu cây thương đâm vào bàn chân.
Bảy, Phật Bị Trịch Thạch Xuất Huyết Duyên. Phật nói: Kiếp trước ở thành La Duyệt Kỳ, có trưởng giả Tu đàn, con của ông tên là Tu Ma Đề. Sau khi cha mất, Tu Ma Đề có em trai cùng mẹ khác cha tên Tu Da Xá. Khi ấy Tu Ma Đề bày kế, không chia gia sản cho em, nên nói với em trai rằng chúng ta cùng lên núi Kỳ Xà Quật để bàn việc. hai anh em cùng nắm tay nhau đi, đến một sườn núi cao thì người anh đẩy em mình xuống và lăn đá lấp lại. Tu Da Xá chết ngay tại chỗ. Khi ấy Tu Ma Đề chính là ta đây, còn Tu Da Xá, nay là Đề Bà Đạt Đâu. Lúc ấy, ta tham của hại em trai mình, vì nhân duyên đó, chịu quả báo nhiều đau khổ. Nay, tuy thành Phật, không tránh khỏi cái duyên xưa còn sót lại ấy nên, khi đi kinh hành ở núi Kỳ Xà Quật, ta bị Đề Bà Đạt Đâu lấy đá ném vào đầu ta. Thần núi thấy vậy, dùng tay bắt lại, làm cho khối đá bể nát, rớt xuống, vung vãi khắp nơi. Trong đó còn một viên nhỏ trúng ngón chân ta chảy máu. Đây là nguyên nhân của quả báo ấy.
(Tiếng Phạn là Kỳ Xà Quật, tiếng Hoa là Thứu Đầu).
Tám, Phật Bị Chiên Sa Hệ Vu Báng Duyên. Phật nói: Kiếp trước có Phật tên là Tận Thắng Như Lai, trong tăng đoàn có Tỳ Kheo: một tên là Vô Thắng, một tên là Thường Hoan. Lúc ấy ở thành Ba La Nại có bà vợ của trưởng giả Đại ái, tên là Thiện ảo. hai ông Tỳ Kheo hay lui tới nhà bà, vì bà là thí chủ. Tỳ Kheo Vô Thắng đã dứt phiền não, nên cúng dường đầy đủ; còn Tỳ Kheo Thường Hoan phiền não chưa hết, nên cúng dường đơn sơ, đạm bạc. Tỳ Kheo Thường Hoan nổi lên lòng ghen ghét, bêu xấu rằng Vô Thắng và Thiện Ảo làm điều xằng bậy, cúng dường không đúng đạo pháp mà xuất phát từ ân ái nhau. Lúc ấy, Thường Hoan là ta đây, còn bà Thiện Ảo, giờ Chiên Sa đó. Khi ấy ta nói xấu Vô Thắng, nên chịu quả báo nhiều khổ đau. Nay, tuy thành Phật, do tai họa đó còn sót lại, nên lúc ta nói pháp cho thần dân, vua chúa, ngoại đạo nghe, lại bị cô gái Đa Nhiệt giả có thai đến trước mặt ta bêu rếu rằng: Sa Môn vì sao không nói việc nhà của mình, mà lại nói việc của người khác; giờ thì mình ông vui thú, đâu biết tôi đau khổ; trước kia ông cùng tôi chăn gối, khiến cho tôi có thai; nay đến tháng sanh nở, phải lo thức ăn, thuốc thang để nuôi nấng con nhỏ, cung cấp cho ta thật đầy đủ. Lúc ấy, chúng hội cúi đầu im lặng, thì Thích Đề Hoàn Nhân hóa ra con chuột chui vào trong áo, cắn đứt dây buộc cái bát vào bụng cô ta. Bỗng nhiên cái bát rơi uống đất, mọi người đều thấy rõ sự việc, nên rất vui mừng.
(Tiếng Phạn là Chiên Sa, tiếng Hoa là Nghiêm Xí, tức cô gái tên Đa Nhiệt).
Chín, Phật Thực Mã Mạch Duyên. Phật nói: Vào đời quá khứ, có Như Lai Tỳ bà diệp ở trong thành Hàn đầu ma bạt và đầy đủ các đại Tỳ Kheo. Vua Hàn đầu cùng quần thần, nhân dân thỉnh Phật và chư tăng cúng dường. Lúc ấy, trong thành có Bà La Môn dạy cho 500 đứa nhỏ. Vua tổ chức lễ lạc trang nghiêm, trước tiên mời Phật. Phật mặc nhiên chấp nhận. Vua về hoàng cung, chuẩn bị thức ăn thịnh soạn đã xong. Tay nâng lư hương, vua bạch Phật rằng: Kính xin đức Thế Tôn đến cung điện và thọ nhận cúng dường của con. Phật bảo đại chúng đi đến cung vua, thọ thực xong, trở về tinh xá. Khi ấy các Tỳ Kheo trên đường trở về, đi qua chỗ Bà La Môn. Ông này thấy vậy, sanh tâm ganh ghét, nói các Sa Môn đầu trọc này, đáng cho ăn thóc ngựa, không đáng cho thức ăn thơm ngon; và dạy cho các đứa trẻ cũng nói như thế. Người Bà La Môn lúc ấy chính là ta đây, còn 500 đứa trẻ là 500 vị A La Hán. Vì khi ấy ta nói người khác ăn thóc ngựa, nên chịu quả báo khổ đau. Nay, tuy thành Phật, do duyên cũ còn sót lại, nên ta và đại chúng, ở ấp Tì lan, ăn thóc ngựa trong 90 ngày, đền trả quả báo ấy.
Mười, Phật Kinh Khổ Hạnh Duyên. Phật nói: Kiếp trước, bên thành Ba La Nại có đứa con của Bà La Môn tên là Hỏa Man và con của một thợ gốm tên là Hộ Hỷ. Hai đứa trẻ này thân thiết với nhau. Hộ Hỷ nói với Hỏa Man rằng: Hãy cùng đến yết kiến Ca Diếp Như Lai. Hỏa Man nói: Sao phải mắc công đến thăm ông đạo đầu trọc đó ? và nói đến ba lần. Ngày hôm sau, Hộ Hỷ lại nói: Đôi ta có thể thăm Như Lai trong chốc lát không? Hỏa Man trả lời: Cần gì đến thăm ông đạo đầu trọc, ông ấy có tu theo Phật đạo đâu? Vì thế, Hộ Hỷ nắm đầu của Hỏa Man nói: Chúng ta hãy cùng đến yết kiến Như Lai. Hỏa Man hoảng sợ, nghĩ thầm: Đây không phải là chuyện nhỏ, chắc là việc tốt. Hỏa Man nói: Hãy bỏ đầu tôi ra, tôi cùng đi với bạn. Cả hai đến nơi, lễ dưới chân đức Ca Diếp. Hộ Hỷ thưa Phật: Hỏa Man thấy tướng tốt của Phật, lòng tràn ngập vui mừng, xin xuất gia học đạo. Hỏa Man lúc ấy chính ta đây. Hộ Hỷ tức là Bình thiên nữ dẫn đường khi ta vượt thành xuất gia. Vì khi đó, ta nói xấu Phật Ca Diếp, nên chịu quả báo nhiều khổ đau. Do tai họa này còn sót lại, nay dù thành Phật, còn chịu sáu năm khổ hạnh, để đền nghiệp cũ sót lại. (Bình Thiên Tử tức là Tịnh Cư thiên ở cõi Sắc).
Bất Hiếu & Tà Kiến?     Bình Thường Tâm Thị Đạo     Tập khí là gì?     Đè nén và không đè nén?     20 Điều Đại Tu Dưỡng Trong Đời Người     Gõ Cửa Thiền – Nếm Mùi Lưỡi Kiếm Banzo     Sẻ Vàng Cuốn Tơ     Bồ-Tát Không Giúp Gánh Nghiệp Cho Người Khác     Ba Con Đều Vinh Hiển     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Pháp Sư Tĩnh Ái     




















































Pháp Ngữ
Chúng sinh nên biết thân này
Như là ảo ảnh rồi đây chóng tàn
Như là bọt nước mau tan
Nên hoa dục vọng chớ màng làm chi
Mũi tên cám dỗ bẻ đi
Dẹp Ma dục vọng còn gì hại thân,
Vượt qua tầm mắt tử thần.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,749,740