---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Dịch Kinh
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Người Trung-quốc dùng từ “dịch kinh” để chỉ chung cho công việc phiên dịch ba tạng giáo điển (Kinh Luật Luận) từ Phạn văn (đôi khi cũng có Tạng văn) ra Hán văn. Các công trình dịch kinh ở Trung-quốc thời xưa, hầu hết là do chiếu chỉ của vua, cho nên, sau tên dịch giả, thường có ghi thêm mấy chữ “phụng chiếu dịch”. Và như vậy, việc dịch kinh cũng do triều đình bảo trợ, xây cất những viện dịch kinh rộng lớn, qui mô để chuyên dùng cho việc này. Thường thì việc dịch kinh không phải chỉ do một người, cho nên, trong một viện dịch kinh, triều đình cho thành lập một hội đồng phiên dịch, gồm toàn các vị cao tăng ưu tú. Một vị pháp sư tinh thông cả Phạn văn lẫn Hán văn được cử làm chủ tịch của hội đồng phiên dịch này, thường được gọi là “tam tạng pháp sư”. Trong hội đồng phiên dịch, vị này được gọi là “dịch chủ”; dưới vị này có tám vị cao tăng phụ tá: chứng nghĩa, chứng văn, thơ tự, bút thọ, chuyết (xuyết) văn, tham dịch, san định, và nhuận văn; – cả thảy gồm 9 vị, được gọi là “dịch trường cửu vị”. Tất cả quí vị trong hội đồng phiên dịch đều được triều đình kính trọng và bảo hộ, cúng dường mọi thứ tiện nghi cần thiết, được coi như quan viên của triều đình, cho nên đều được gọi là “dịch quan”. Các kinh luận chỉ được dịch một lần thì gọi là “đơn dịch”; được dịch nhiều lần (nhiều người dịch trùng một quyển kinh nguyên bản) thì gọi là “trùng dịch, dị dịch, hay đồng bản dị dịch”. Những bản dịch không đề tên dịch giả, gọi là “thất dịch”. Những dịch phẩm từ ngài Huyền Trang (thế kỉ thứ 7) trở về sau, gọi là “tân dịch”; trước đó thì gọi là “cựu dịch”; đôi khi, những dịch phẩm có trước ngài Cưu Ma La Thập (thế kỉ thứ 4), được gọi là “cổ dịch”.
Liên quan đến việc dịch kinh từ Phạn văn ra Hán văn, ngài Đạo An (312-385) đời Đông Tấn (317-419) có đưa ra “năm trường hợp không theo sát nguyên bản” trong khi dịch kinh (gọi là “ngũ thất, hay ngũ thất bản”):
1) Do văn pháp khác nhau giữa nguyên ngữ (tức Phạn ngữ) và Hán ngữ nên khi dịch phải dùng câu đảo trang.
2) Văn thể của nguyên điển (tức Phạn điển) chất phác, rất ít tu sức ngữ; khi dịch phải dùng tu sức ngữ cho phù hợp với Hán ngữ.
3) Nguyên điển thường có nhiều câu nói lặp đi lặp lại nhiều lần, rất là phiền toái; khi dịch ra Hán ngữ thì bỏ bớt những câu trùng lặp đó.
4) Trong kinh văn nguyên điển thường xen lẫn những lời chú giải; trong văn Hán dịch thì lược bỏ những lời chú giải này.
5) Nguyên điển nói xong một sự việc, khi nói sự việc kế tiếp, thường lặp đi lặp lại văn từ đã nói trong sự việc trước; trong văn Hán dịch, những phần trùng lặp như thế, thường được lược bỏ đi. Đó là năm sự trạng không theo sát nguyên bản trong khi dịch kinh. Ngài cũng đề ra “ba sự kiện khó khăn” (gọi là “tam bất dị”) trong khi dịch kinh:
1) Thánh điển được thành lập dựa trên ngữ ngôn và phong tục của người đương thời, nhưng rồi vật đổi sao dời, thời tục biến đổi, nếu muốn thích hợp với thời đại thì sự phiên dịch quả thật là khó!
2) Không luận khoảng cách giữa thánh nhân và phàm phu nhiều hay ít, mà muốn cho pháp âm vi diệu của thánh nhân từ ngàn xưa, thích hợp với phong tục của chúng phàm ngu hậu thế, thì sự phiên dịch quả thật là khó!
3) Khi tôn giả A Nan đọc tụng lại kinh điển (trong kì kết tập thứ nhất), thời gian cách Phật tại thế không lâu, rồi sau đó, trải qua vô số sự hiệu đính, ghi chép của các bậc thánh tăng, từ đó mà thánh giáo mới được lưu truyền; người đời sau nếu đem cái kiến thức thiển cận mà dịch kinh, dù có muôn phần cẩn thận, cũng không thể nào tránh khỏi sai lầm; cho nên biết, sự dịch kinh quả thật là khó! Năm sự kiện không theo sát nguyên bản và ba sự kiện khó khăn trong khi dịch kinh do ngài Đạo An đưa ra, được gọi chung là “năm mất ba không dễ” (ngũ thất tam bất dị).
Ngài Huyền Trang (602?-664) đời Đường (618-907) lại đưa ra năm trường hợp không dịch (không dịch nghĩa, chỉ phiên âm từ Phạn ngữ ra Hán ngữ):
1) Những lời nói bí mật, như “đà-la-ni”, không dịch.
2) Những từ hàm nhiều ý nghĩa, như “bà-già-phạm”, không dịch.
3) Những vật gì không thấy có ở Trung-quốc, như cây “diêm-phù”, không dịch.
4) Những từ đã được dịch âm ở thời “cổ dịch” trước kia, mọi người đã dùng quen, như “a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề”, không dịch.
5) Những từ mà người vừa nghe liền phát thiện tâm, như từ “bát-nhã”, vừa nghe liền sinh niềm tin tưởng, nếu dịch ra thành “trí tuệ” thì sợ người ta xem nhẹ; vì tôn trọng cho nên không dịch.
Đạo tràng dịch kinh được gọi là “dịch kinh viện”. Tương truyền, công việc dịch kinh bắt đầu từ khoảng niên hiệu Vĩnh-bình (58-75) thời vua Minh đế nhà Đông-Hán (25-220). Đó là thời kì sơ khai, dịch kinh viện chưa được thành lập. Việc dịch kinh lúc đó được thực hiện ở chùa Bạch-mã trong thành Lạc-dương. Thời Tam-quốc (220-280), vua Tôn Quyền (222-252) của nước Ngô xây chùa Kiến-sơ (năm 247) ở kinh đô Kiến-nghiệp (Nam-kinh), thỉnh thiền sư Khương Tăng Hội (?-280) từ Giao-châu (tức Việt-nam) sang trụ trì và dịch kinh. Đời Tấn (255-419), các ngài Đạo An (312?-385), Cưu Ma La Thập (344?-413?), v.v... dịch kinh tại chùa Ngũ-trùng ở Trường-an. Thời Nam-triều (420-589), các chùa Kì-hoàn ở Kiến-khang (Nam-kinh), Vĩnh-ninh ở Lạc-dương, Tứ-thiên-vương ở Trường-an, v.v... được dùng làm đạo tràng dịch kinh. Năm 606, vua Dạng đế (605-618) nhà Tùy (581-619) cho xây cất Phiên-kinh viện trong vườn Thượng-lâm ở Lạc-dương, đó là đạo tràng dịch kinh riêng biệt đầu tiên được thiết lập. Năm 648, vua Thái-tông (627-649) nhà Đường xây Phiên-kinh viện ở phía Tây-Bắc chùa Đại-từ-ân ở Trường-an để chuyên dùng cho việc dịch kinh. Đến đời Tống (960-1279), vua Thái-tông (976-997) đã cho xây Dịch-kinh viện; sau đó lại đổi thành Truyền-pháp viện; và lập Ấn-kinh viện ngay bên cạnh để in kinh sách. Đó là đại lược về công việc phiên dịch Tam Tạng giáo điển ở Trung-quốc thời xưa.
Tổ Minh Đăng Quang (1923-1954)     Công Tử Họ Trần     Gỏi Củ Dền Trộn Lạc     Xa Lộ     XIN CHO BIẾT VỀ TRUNG TÂM Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH     Quan điểm của Phật giáo đối với thần thông và quyền năng siêu nhân     Khối nghi tình đến lúc nào bùng vỡ?     Hai anh em ở Nam Xương     Thiền Từng Phút     Lấy Vợ Lấy Chồng Làm Sao Tu Được?     




















































Pháp Ngữ
Thiện tất thọ lão
Ác tất tảo vong.
(Ở lành ắt hẳn sống lâu
Ở ác ắt hẳn chết mau chẳng chầy.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,729,604