---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Minh Khiêm Hoằng Ân
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 明 謙 弘 恩 (1850-1914). Thiền tăng đời Nguyễn thuộc tông Lâm Tế đời thứ 38, nối pháp Hòa Thượng Tiên Giác Hải Tịnh. Sư pháp danh Hoằng Ân, húy là Minh Khiêm, hiệu Diệu Nghĩa, sinh ngày 15 tháng 7 năm Canh Tuất (1850). Sư quy y thụ giới với Hòa Thượng Hải Tịnh từ nhỏ, ở chùa Giác Lâm, tinh tấn tham học kinh sách, học rộng hiểu nhiều. Sư trụ trì chùa Giác Viên khi mới 20 tuổi. Năm 22 tuổi, sư làm vị Dẫn thỉnh trong Đại giới đàn chùa Tây An ở núi Sam, Châu Đốc (tỉnh An Giang). Năm 26 tuổi, sư làm Giáo thọ trong Giới đàn mở tại chùa Từ Ân (Gia Định). Năm Canh Thìn (1880), sư đứng ra khắc in lại tập truyện thơ “Hứa sử truyện vãn” do Thiền Sư Toàn Nhựt Quang Đài san định lại, bản gỗ khắc in tập truyện này còn lưu giữ tại chùa Giác Viên. Năm Quý Tỵ (1893), sư trụ trì cả 2 chùa Giác Lâm và Giác Viên. Năm Quý Tỵ (1893), sư trụ trì cả hai chùa Giác Lâm và Giác Viên, nhưng chùa Giác Lâm là Tổ đình của môn phái nên sư về trụ ở đấy, giao chùa Giác Viên lại cho đệ tử là Như Nhu Chân Không với sự phụ giúp của Thiền Sư Như Phòng Hoằng Nghĩa. Sư có chú giải bộ Tỳ ni Nhật Dụng Yếu Lược bằng chử nôm và được khắc bản in phổ biến vào năm Giáp Ngọ(1894). Việc khắc bản gổ và in bộ sách này được thực hiện ngay tại chùa Giác Viên, thợ khắc và thợ in được nuôi ăn trong chùa. Năm Kỷ Hợi (1899), sư trùng tu chùa Giác Viên hơn 3 năm mới xong. Năm ất Tỵ (1905), sư nhận thấy 2 vị đệ tử của mình là Như Phòng và Như Lợi đủ khả năng hành đạo và gánh vác việc trụ trì hai chùa Giác Lâm và Giác Viên nên sư quyết định vân du hoằng hóa trong vài năm. Các nơi sư đến giáo hóa là: Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc, Long Xuyên và chùa Tây An ở núi Sam, Châu Đốc. Năm Canh Tuất 1910, sư trở về thăm chùa Giác Lâm và Giác Viên rồi tiếp tục vân du. Năm Quý Sửu (1913), sư từ Châu Đốc về Mỹ Tho thăm chùa Bảo Lâm, rồi trụ tại am Viên Giác sắp xếp nhập thất tu thiền lâu dài trước khi thị tịch. Giờ Thìn ngày 29 tháng 1 năm Giáp Dần (1914), sư cho gọi các đệ tử đến đủ mặt rồi chầm chậm đọc 2 câu:
“Phật pháp miên trường
Chúng sinh dị độ”.
Xong, từ từ nhắm mắt an nhiên thị tịch, thọ 65 tuổi. Trên bia tháp của sư có bài kệ:
“Bản trọng năng phủ chưởng
Thạch nữ giải phanh trà
Thiện Tài tham biến xứ
Hắc đậu vị sinh nha
Vân tán thiên biên nguyệt
Xuân lai thọ thượng hoa”.
“Gốc nặng tay thường vỗ
Gái đá biết nấu trà
Thiện Tài tham khắp xứ
Đậu đen mầm chưa ra
Mây tan trăng vằng vặc
Xuân đến cây nở hoa”.
Theo: LSPGĐT của Nguyễn Hiền Đức.
Gõ Cửa Thiền – Chỉ Có Loại Tốt Nhất     Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ Vãng Sanh     Vạn Sự Đều Có Nhân Duyên, Cưỡng Cầu Cũng Không Đạt Được     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Bà Tu Bàn Đầu     Thế nào gọi là minh và vô minh?     Con Rắn Mối – Dùng Chì Đổi Vàng – Giã Biệt Bạn Xưa – Cái Bật Điện Và Cái Bát     Những Câu Chuyện Giáo Dục Về Đức Hạnh – Phần 1/3     Phật Giáo có coi trọng thần tích không?     Ba Con Đều Vinh Hiển     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Phục Đà Nan Đề, Hiếp Tôn Gỉa     




















































Pháp Ngữ
Chớ nên phỉ báng một ai
Đừng gây tổn hại cho người xung quanh
Giữ gìn giới luật nghiêm minh
Uống ăn chừng mực cho thành thói quen
Lánh riêng sống chỗ tịnh yên
Chuyên tu thiền định, hướng miền thanh cao
Lời chư Phật dạy lành sao!


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,748,454