---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Cửu Chủng Đại Thiền
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 九種大禪 (Địa Trì Kinh)
Thiền là tiếng Phạn, nói đủ là Thiền Na, tiếng Hoa là Tịnh lự. Vì Bồ Tát đã nương vào nguyện lớn đem lại lợi ích cho chúng sanh, thì phải tu tập hạnh rộng lớn. Nhưng hạnh rộng lớn thì không gì bằng Thiền Định. Nói thiền là thu tóm tất cả. Vì Bồ Tát thành đạo, quay bánh xe pháp, vào Niết Bàn, công đức nhiệm mầu, tư duy pháp tu trì, phương tiện lợi sanh, đều từ trong thiền mà ra. Vì vậy nói chín tướng Thiền Định.
Một, Tự Tánh Thiền. Vì đối với Bồ Tát Tạng, văn và tư là từ các việc thiện đã làm, ở trước, trong thế gian và xuất thế gian, nhất tâm an trụ, hoặc chỉ một phần, hoặc quán một phần hoặc chỉ, quán cả hai, đều nhiếp trì đầy đủ.
(Bồ Tát Tạng là pháp tạng mà Bồ Tát đã tu. Văn tư tùng tiền sở hành thế gian xuất thế gian thiện là văn thì gìn giữ, suy tư thì nhớ nghĩ tất cả các pháp lành đã làm, ở trước, trong thế gian và xuất thế gian. Chỉ phần là vì nhiếp tâm không tán loạn, tức là định. Quán phần là vì phân biệt soi tỏ, tức là huệ. Câu phần là chỉ, quán song tu, tức định, huệ bình đẳng. Phần là vị vậy, vì chỉ, quán tương ưng là an lập vị phần rồi vậy. Đối với pháp tạng mà Bồ Tát đã tu, nghe, giữ, suy tư nhớ tất cả pháp lành đã làm ở quá khứ, nhất tâm an trụ trong đại trí huệ bình đẳng của chỉ quán, làm lợi ích cho chúng sanh. Nói tự tánh là vì thiền là pháp mà Bồ Tát tu tập, quán thật tướng của tâm không từ bên ngoài mà được, tức là định vốn có).
Hai, Nhất Thiết Thiền. Vì tu tập Thiền Định này thì mình tu hành và giáo hóa tất cả các pháp cho người khác, nhiếp trì đầy đủ. Tên có ba thứ:
01) Hiện Pháp Lạc Trú Thiền, nghĩa là xa rời tất cả vọng tưởng, thân tâm ngừng bặc. Đây là sự vắng lặng bậc nhất. Xa lìa tham đắm về vị và tất cả tướng; hiện tại được niềm vui của pháp hỷ mà trụ ở định.
02) Xuất Sanh Tam Muội Công Đức Thiền, nghĩa là sanh ra vô lượng vô số công đức của tất cả Tam Muội.
03) Lợi Ích Chúng Sanh Thiền, nghĩa là những việc làm của chúng sanh đều cộng tác, lại dùng ý nghĩa của chánh pháp dạy bảo, hướng dẫn và đem lại lợi ích cho chúng, khiến cho tất cả lìa khổ được vui.
Ba, Nan Thiền. Nan Thiền là vì Thiền Định này khó tu. Tên có ba thứ: một Nan Thiền: Nan Thiền thứ nhất là tu tập lâu Thiền Định nhiệm mầu vượt thắng, đối với các Tam Muội tâm được tự tại, thương xót chúng sanh muốn cho chúng được thành tựu. Xả bỏ thiền lạc thứ nhất mà sanh vào cõi dục. Nan Thiền thứ hai là nương vào định này sanh ra vô số các Tam Muội sâu xa, không thể nghĩ bàn, vượt lên trên cả Thinh Văn, Bích Chi Phật. Nan Thiền thứ ba là nương vào định này, chứng được Bồ Đề Vô Thượng.
(Đệ nhất thiền lạc tức là niềm vui của thắng diệu Thiền Định. Tiếng Phạn là Bích Chi, gọi đủ là Bích Chi Ca La, tiếng Hoa là Duyên Giác).
Bốn, Nhất Thiết Môn Thiền. Môn có nghĩa là cái để ra, vào. Vì tất cả Thiền Định đều từ cửa này mà ra. Tên có bốn thứ:
01) Hữu Giác Hữu Quán Thiền: Vì tâm mới bắt đầu duyên gọi là giác; tâm vi tế phân biệt thiền vị gọi là quán, tức là Sơ Thiền ở cõi sắc.
02) Hỷ Câu Thiền: Vì được Thiền Định này thì trạng thái vui mừng của tâm cùngphát ra, tức là Nhị Thiền.
03) Lạc Câu Thiền: Vì được Thiền Định này thì trạng thái vui mừng mầu nhiệmvượt trội phát ra, tức là Tam Thiền.
04) Xả Câu Thiền: Vì vào thiền này thì tâm bình đẳng, không có các ý lành, dữ, thương, ghét, tức là Tứ Thiền.
Năm, Thiện Nhân Thiền. Vì tất cả pháp lành thu nhiếp hết, chính là căn lành lớn cùng tu của chúng sanh. Tên có năm thứ:
01) Bất Vị Trước: Đối với vị của Thiền Định không ham thích, vướng mắc.
02) Từ Tâm Câu: Tâm thương nhớ chúng sanh với thiền cùng phát ra.
03) Bi Tâm Câu: tâm thương xót chúng sanh với thiền cùng phát ra.
04) Hỉ Tâm Câu: Tâm vui mừng chúng sanh lìa khổ được vui với thiền cùng phát ra.
05) Xả Tâm Câu: Tâm bình đẳng không yêu không ghét với thiền cùng phát ra.
Sáu, Nhất Thiết Hành Thiền. Vì tất cả pháp tu hành của Đại Thừa đều chứa đựng, gìn giữ. Tên có 13 thứ:
01) Thiện Thiền: Vì Thiền Định này hay gìn giữ tất cả pháp lành.
02) Vô Ký Hóa Hóa Thiền: Vì không đợi móng tâm, suy tưởng tự nhiên, trong định, có thể làm vô số biến hóa.
03) Chỉ Phần Thiền: Vì giữ tâm không tán loạn cùng với định tương ưng.
04) Quán Phần Thiền: Vì phân biệt rạch ròi cùng với huệ tương ưng.
05) Tự Tha Lợi Thiền: Đã đạt được Chánh Định thì tự lợi và lợi tha có khả năng thực hiện.
06) Chánh Niệm Thiền: Vì ở trong định thì suy tư, nghĩ nhớ chân chánh, không có tạp tưởng xen vào.
07) Xuất Sanh Thần Thông Lực Công Đức Thiền: Vì chứng được Thiền Định lớn này, thì tất cả công đức, Thần Thông đều từ đây mà sanh ra.
08) Danh Duyên Thiền: Vì đối với tất cả các pháp danh, tướng, nhân, duyên đều hiểu rõ không có gì trở ngại.
09) Nghĩa Duyên Thiền: Vì đối nghĩa lý, nhân duyên của tất cả các pháp đều thông đạt, thấu hiểu.
10) Chỉ Tướng Duyên Thiền: Vì đối với tướng nhân duyên vắng lặng, tròn sáng thấu triệt, xa lìa vĩnh viễn tất cả tán loạn.
11) Cử Tướng Duyên Thiền: Vì hay soi rõ nhân duyên khởi lên và diệt đi của các pháp, đều trong vắt không ngại.
12) Xả Tướng Duyên Thiền: Vì đối với nhân duyên của tất cả pháp tướng thiện, ác đều vứt bỏ hết, trong veo không chút vướng mắc nhiễm ô.
13) Hiện Pháp Lạc Trú Đệ Nhất Nghĩa Thiền: Vì nhờ định này, hiện giờ được niềm vui củapháp hỷ mà an trú trong nghĩa đệ nhất.
(Đệ nhất nghĩa là lý thật tướng của trung đạo, không hai không khác).
Bảy, Trừ Não Thiền. Vì tu Thiền Định này, có thể trừ hết khổ não vô số của chúng sanh. Tên có tám thứ:
01) Chú Thuật Sở Y Thiền: Vì nhờ định này mà có thể sử dụng sức mạnh của chú thuật, trừ các độc hại của sương, mưa đá, lạnh, nóng và các bệnh do ma quỷ gây ra.
02) Trừ Bệnh Thiền: Vì nhờ định này có thể trừ các bệnh do đất, nước, gió, lửa nổi lên.
03) Vân Vũ Thiền: Nhờ định này có thể gây ra mưa lành (hợp thời), tiêu diệt hạn hán, cứu giúp những người đói khổ vì mất mùa.
04) Đẳng Độ Thiền: Vì nhờ định này, cứu giúp các tai nạn, khủng bố của những người ở trên nước, trên đất liền.
05) Nhiêu Ích Thiền: Vì nhờ định này, có thể dùng thức ăn, thức uống giúp đỡ cho chúng sanh đói khát ở những nơi hẻo lánh, hoang sơ.
06) Điều Phục Thiền: Vì nhờ định này mà có thể dùng tiền của hướng dẫn, dạy bảo chúng sanh theo chánh pháp.
07) Khai Giác Thiền: Vì nhờ định này hay làm cho chúng sanh mê mờ được giác ngộ Phật lý.
8) Đẳng Tác Thiền: Vì nhờ định này có thể khiến tất cả những việc chúng sanh làm đều được thành tựu.
Tám, Thử Thế Tha Thế Lạc Thiền. Vì tu tập Thiền Định này, hay làm cho chúng sanh được an lạc hiện tại hay tương lai. Tên có chín thứ:
01) Thần Túc Biến Hiện Điều Phục Chúng Sanh Thiền: Vì nhờ vào định này mà có thể biến hiện nhiều thần túc thông điều phục được tất cả chúng sanh;
02) Tùy Thuyết Điều Phục Chúng Sanh Thiền: Vì nhờ định này mà có thể tùy thuận nói pháp, điều phục tất cả chúng sanh;
03) Giáo Giới Biến Hiện Điều Phục Chúng Sanh Thiền: Vì nhờ vào định này, có thể dùng chánh pháp dạy bảo, điều phục được tất cả chúng sanh.
04) Vi Ác Chúng Sanh Thị Ác Thú Thiền: Vì nhờ vào định này, có thể vì chúng sanh làm ác mà thị hiện các nẻo Tu La, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục… để khiến cho chúng bỏ ác làm lành.
05) Thất Biện Chúng Sanh Dĩ Biện Nhiêu Ích Thiền: Vì nhờ vào định này, mà đối với chúng sanh không có thể biện luận về chánh pháp, thì dùng biện tài đem lại ích lợi cho chúng và làm cho tâm thức của chúng khai ngộ vậy.
06) Thất Niệm Chúng Sanh Dĩ Niệm Nhiêu Ích Thiền: Vì nhờ vào định này, mà đốivới chúng sanh mất chánh niệm, có thể dùng chánh niệm mà đem lại ích lợi cho chúng và kiến cho Tà Kiến không sanh.
07) Tạo Bất Điên Đảo Luận Vi Diệu Tán Tụng Ma Đắc Lặc Già Vi Lịnh Chánh Pháp Cửu Trụ Thế Thiền: Vì nhờ vào định này, khai phát trí huệ nhiệm mầu, tâm không điên đảo, hay làm ra những lời tán tụng vi diệu cho luận tạng, để cho chánh pháp lưu thông lâu dài trong cõi đời.
08) Thế Gian Kỹ Thuật Nghĩa Nhiêu Ích Nhiếp Thủ Chúng Sanh Thiền: Vì nhớ vào định này, có thể dùng bói toán làm phương pháp sanh sống. Nhiều tài năng như thế đem đến lợi ích cho tất cả chúng sanh.
09) Tạm Tức Ác Thú Phóng Quang Minh Thiền: Vì nhờ vào định này, phóng ánh sáng lớn, tạm khiến cho các nẻo Tu la… dừng các khổ não.
(Thần túc là Thần Thông đầy đủ. Ma Đắc Lặc Già cũng gọi là Ma Đát Ký Già, tiếng Hoa là Bản Mẫu, tức là Luận Tạng. Vì nó có thể lập nên, làm phong phú giáo nghĩa giống như là gốc cây, là bà mẹ).
Chín, Thanh Tịnh Tịnh Thiền. Vì nương vào Thiền Định này, tất cả phiền não, hoặc nghiệp đều dứt trừ hết và được quả đại Bồ Đề thanh tịnh. Tên có mười thứ:
01) Thế Gian Thanh Tịnh Tịnh Bất Vị Bất Nhiễm Ô Thiền: Vì nương vào định này, tất cả Thiền Định mà trời, người tu tập, đều không mắc míu vào thiền vị, cũng không thấy có tướng nhiễm ô, nên gọi là thanh tịnh. Lập lại chữ Tịnh Là ý nói rằng tướng tịnh này cũng không thể hiện hữu.
02) Xuất Thế Gian Thanh Tịnh Tịnh Thiền: Vì nương vào định này, đối vớiThiền Định mà tất cả Thinh Văn, Duyên Giác tu tập, đều không ônhiễm, trở ngại, gọi là thanh tịnh.
03) Phương Tiện Thanh Tịnh Thiền: Vì nương vào định này, có thể phương tiện khéo léo, nói năng vô lượng pháp nhiệm mầu, hóa độ tất cả chúng sanh, đều không ô nhiễm và trở ngại, gọi là thanh tịnh.
04) Căn Bổn Thanh Tịnh Tịnh Thiền: Vì dựa vào định này, đối với Định Căn bổn của Tứ Thiền ở cõi sắc, đều không nhiễm ô và trở ngại, gọi là thanh tịnh.
05) Căn Bổn Thượng Thắng Tiến Thanh Tịnh Tịnh Thiền: Vì nương vào định này, đối với Tứ Thiền ở Sắc Giới tuy được định tối thượng thù thắng vượt bậc, đều không ô nhiễm và trở ngại, gọi là thanh tịnh.
06) Nhập Trụ Khởi Lực Thanh Tịnh Tịnh Thiền: Vì nhờ vào định này, hoặc vào hoặc ở hoặc khởi lên lực dụng đều tự tại, không nhiễm ô, trở lại, gọi là thanh tịnh.
07) Xả Phục Nhập Lực Thanh Tịnh Tịnh Thiền: Vì nương vào định này, xả rồi lại vào, lực dụng tự tại, không nhiễm ô, không trở ngại, gọi là thanh tịnh.
08) Thần Thông Sở Tác Lực Thanh Tịnh Tịnh Thiền: Vì nương vào định này, có thể dùng nhiều thứ lực dụng của Thần Thông, biến hóa tự tại, lợi ích cho tất cả, đều không nhiễm ô, không trở ngại, gọi là thanh tịnh.
09) Ly Nhất Thiết Kiến Thanh Tịnh Tịnh Thiền: Vì dựa vào định này, nên đối với tất cả nhận thức đoạn thường, hữu vô đều lìa bỏ hết mà không nhiễm ô, không trở ngại, gọi là thanh tịnh.
10) Phiền Não Trí Chướng Đoạn Thanh Tịnh Tịnh Thiền: Vì nương vào định này, đối với các phiền não mê lầm kiến, tư và trí làm chướng ngại lý tánh đều đã dứt hết, không có nhiễm ô, không trở ngại, gọi là thanh tịnh. Chữ tịnh thứ hai (kể cả ở trên) là ý nói cho đến tưởng tịnh này cũng không thể có được.
(Căn Bổn Định là định của Tứ Thiền, vì căn bổn của các thiền là hay sanh ra tất cả Thiền Định. Chướng lý chi trí: Thinh Văn tuy chứng được trí nhân không, nhưng nếu Đại Thừa Bồ Tát dùng trí này tức là mê lầm và chướng ngại về lý).
Quá Độ     Gỏi Bún     Lịch Sử Hình Thành Các Tự Viện Phật Giáo Như Thế Nào     Ba Loại Đệ Tử       Giận, ghét,… nguyên nhân từ đâu?     Vô Giá     Ngộ rồi cần phải tu?     Cơm Chiên Giả     Trước Tròn Bổn Phận Sau Mới Xuất Gia     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Người Quý Tiếc Mạng Sống Loài Trùng Kiến     




















































Pháp Ngữ
Nghiệp làm không chánh thiện,
Làm rồi sanh ăn năn,
Mặt nhuốm lệ, khóc than,
Lãnh chịu quả dị thục.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,680,845