---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thất Diệt Tránh Pháp
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Bảy Phép Hòa Giải. “Diệt tránh” nghĩa là dập tắt sự tranh cãi, xung đột. Trong đời sống tập thể, nhiều khi có những ý kiến bất đồng về một vấn đề, khiến đưa tới xích mích, tranh cãi, làm mất đi cái không khí hòa hợp giữa đại chúng. Sự tranh cãi thường xảy ra khi hai hoặc nhiều người, trong lúc học tập chung, đã có những kiến giải khác nhau về cùng một vấn đề, hoặc không đồng ý với nhau về việc thực thi một biện pháp, một kế hoạch, và nhất là khi phải phán quyết hành vi của một vị nào đó là có tội hay vô tội, hoặc tội nặng hay tội nhẹ, hoặc người phạm tội không chịu nhận tội v. v... Để tránh xảy ra những trường hợp làm mất hòa khí như vậy, đại chúng thường áp dụng bảy biện pháp dập tắt sự tranh cãi (Thất Diệt Tránh Pháp) nhằm đem lại không khí hòa hợp cho tập thể. Tuy bảy biện pháp này thuộc về giới luật tì kheo và tì kheo ni, nhưng vì sự ích lợi rộng rãi và thiết thực, chúng có thể được đem áp dụng trong bất cứ một tăng thân tu học nào. Bảy biện pháp đó là:
1. Biện pháp “hiện tiền”: Hai bên bất đồng ý kiến được mời đối diện trực tiếp tranh luận trước đại chúng, dùng kinh luận hoặc giới luật đối chiếu để soi rõ vấn đề; từ đó tìm ra các lẽ phải trái, và cùng nhau chấm dứt tranh cãi.
2. Biện pháp “ức niệm”: Cho nhân chứng trần thuật những sự việc đã tuần tự xảy ra, cùng những nguyên cớ nào đã đưa đến sự xung đột hiện tại; từ đó tìm ra lẽ phải trái để hòa giải xung đột.
3. Biện pháp “bất si”: Nếu có chứng cớ rằng, hành động trái phép đã xảy ra khi đương sự đang ở trong tình trạng tâm ý cuồng loạn, hoặc đã hành động một cách không có Ý Thức, hoặc đương sự không ngoan cố ngụy biện để tự bào chữa trong lúc luận tội, thì sẽ không xảy ra sự tranh cãi.
4. Biện pháp “tự ngôn”: Không dùng uy lực của đại chúng để áp đảo tinh thần đương sự, nhưng tạo điều kiện thuận lợi để cho đương sự tự phản tỉnh và thành thực bộc lộ sự sai quấy của mình. Điều này hết sức quan trọng vì nó ngăn chận được sự tranh luận ngay từ lúc đầu.
5. Biện pháp “đa ngữ”: Nếu sự tranh luận đã kéo dài mà không đưa đến kết quả nào thì đại chúng có thể dùng phương pháp biểu quyết (hoặc công khai, hoặc bỏ phiếu kín); ý kiến của bên đa số sẽ là ý kiến quyết định.
6. Biện pháp “tội xử sở”: Nếu một đương sự quả thật có hành động lầm lỗi mà cứ chối cãi quanh co, không chịu nhận lỗi, thì đại chúng có thể dùng phương pháp “yết ma”(1), hỏi ba lần, nếu trong đại chúng không có ai phản đối thì hình phạt sẽ đương nhiên có hiệu lực đối với đương sự.
7. Biện pháp “thảo phú địa”: Nếu sự việc quá nghiêm trọng và phức tạp mà đại chúng thấy lúng túng, không quyết định, thì đại chúng có thể trình sự việc ấy lên quí vị cao cấp trong hàng giáo phẩm của tu viện hoặc hội đồng giáo hội để nhờ phán quyết.
Trong khi áp dụng, không nhất thiết là phải dùng hết cả bảy biện pháp này cùng một lúc, nhưng tùy mỗi trường hợp, đại chúng có thể dùng một, hoặc hai, hoặc nhiều hơn, miễn sao chấm dứt được tranh cãi và thực hiện được sự hòa giải, đem lại không khí yên tĩnh, hòa hợp trong đại chúng.
(1) “Yết ma” là một thuật ngữ đặc biệt dùng trong phạm vi giới luật, dịch là “tác nghiệp”, nghĩa là những sực việc đã làm. Đó là một loại nghi thức có văn tuyên cáo khi làm các nghiệp sự liên quan tới giới luật như thọ giới, bố tát, sám hối v. v... Nhờ có sự tuyên cáo rõ ràng ấy mà nghi thức được thành tựu. Nội dung của nghi thức yết ma phải gồm đủ 4 pháp (yết ma tứ pháp):
1. Pháp, tức tác pháp yết ma được cử hành đúng pháp;
2. Sự, tức tác pháp yết ma được cử hành vì có liên quan đến những sự thật như phạm tội, sám hối v. v... ;
3. Nhân, tức người có mặt, tùy theo sự việc mà số người tham dự được qui định có con số nhất định;
4. Giới, tức địa giới, nơi chỗ được chọn để tiến hành nghi thức yết ma.
Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Thiền Sư Pháp Khánh     Gỏi Thốt Nốt     Không Dính Bụi     Hòa Thượng Thích Huệ Đăng (1873-1953)     Nên Quy Y Lại     Không Có Tâm Từ     BÀI HỌC TỪ CÂU CHUYỆN NƯỚC SÔNG VÀ NƯỚC GIẾNG     Gút Thắt     Bệnh Tật Và Những Pháp Tu     Hòa Thượng Thích Trí Hải (1906-1979)     




















































Pháp Ngữ
Người lành dầu ở chốn xa
Vẫn luôn tỏ rạng như là núi cao,
Còn như người ác lạ sao
Dù cho kề cận ai nào thấy đâu
Như tên bắn giữa đêm thâu.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,333 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Le hoa
Lượt truy cập 36,793,947